Vượt lên thiên tai, triển khai tốt vụ đông xuân 2020 – 2021
Trong bối cảnh thiên tai đang bủa vây các tỉnh thành Trung Bộ, việc triển khai vụ đông xuân 2020 – 2021 thắng lợi, vượt qua thiên tai dịch hại là nhiệm vụ đầy thách thức của ngành nông nghiệp.
Vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết
Tại Hội nghị Sơ kết sản xuất cây trồng vụ hè thu, vụ mùa năm 2020 khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đánh giá, năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn đối với người dân do ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết trên phạm vi cả nước.
Nông dân huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) thu hoạch lúa vụ mùa. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Cụ thể, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hạn mặn kỷ lục. Thời tiết bất thường tại miền Bắc, còn miền Trung – Tây Nguyên trải qua 2 vụ hạn hán nặng nề trước khi lũ lụt và bão liên tiếp gây thiệt hại nặng về người và sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù điều kiện bất lợi, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các Bộ ngành, các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân đã góp phần vào sự phát triển ngành nông nghiệp. Trong đó, vụ hè thu, mùa 2020 vùng miền Nam Trung Bộ – Tây Nguyên đã đạt được kết quả đáng ghi nhận về năng suất, sản lượng.
Thông tin từ Cục Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2019 – 2020 toàn vùng đạt hơn 300.000 ha, giảm 19.600 ha, nhưng năng suất bình quân đạt 65,76 tạ/ha, tăng 0,53 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1,977 triệu tấn, giảm 112.000 tấn so với vụ đông xuân 2018 – 2019.
Còn vụ hè thu tổng diện tích gieo trồng 162.000 ha, giảm 17.000 ha, năng suất ước đạt 60,97 tạ/ha, tăng 1,04 tạ/ha, sản lượng ước đạt 987.000 tấn, giảm 85.000 tấn so với hè thu 2019. Trong đó, vùng Duyên hải Nam Trung bộ gieo trồng hơn 156.000 ha, giảm 17.000, năng suất ước đạt 61, 30 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha, sản lượng 965.000 tấn, giảm 87.000 tấn so với cùng kỳ. Vùng Tây Nguyên gieo trồng 5.800 ha, giảm 100 ha, năng suất 52 tạ/ha, tăng 2,85 tạ/ha, sản lượng đạt 30.000 tấn, tăng 1.000 tấn so với cùng kỳ.
Vụ mùa tổng diện tích gieo trồng hơn 266.000 ha, giảm 5.300 ngàn ha, năng suất đạt 52,47 tạ/ha, tăng 1,09 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.400.000 tấn, tăng 2.000 tấn so với vụ mùa 2019.
“Mặc dù sản xuất lúa càng ngày càng giảm đi, đặc biệt miền Trung chủ động cắt vụ, giảm xấp xỉ khoảng 41.000 ha (các tỉnh các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận và Phú Yên) vì không tiếp cận nguồn nước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt từ thời vụ, cơ cấu giống, chăm sóc, điều tiết nước nên chúng ta có năm thắng lợi toàn diện về mặt năng suất trong các mùa vụ. Cụ thể, bình quân chung gieo trồng cả năm trong vùng năng suất tăng xấp xỉ khoảng 1 tạ/ha.
Hơn nữa, cơ cấu giống lúa chất lượng ngày càng mở rộng hơn, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao hơn so với trước đây. Các cây trồng khác chúng ta cũng gặp khó khăn về thời tiết tương tự, đặc biệt các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu bị giảm mạnh theo chu kỳ về giá. Nhưng bà con vẫn quyết tâm chăm sóc tốt, nên năng suất, sản lượng cây công nghiệp dài ngày, kể cả rau màu đều tăng hơn”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Bước vào vụ đông xuân 2020 – 2021, lãnh đạo ngành nông nghiệp nhấn mạnh đây là vụ quan trọng nhất của cả 3 miền, đảm bảo lương thực cho cả năm do vậy các địa phương sớm chuẩn bị các kịch bản sản xuất và phương án ứng phó với thời tiết năm 2020 còn phức tạp vào thời gian cuối năm.
Người dân huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) chuyển đổi các diện tích đất kém dinh dưỡng sang trồng nhãn thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Theo đó, để triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2020 – 2021, góp phần vào sự phát triển ngành, sự linh hoạt phù hợp với thực tiễn sản xuất và giải pháp thích ứng biến đổi khi hậu, thủy văn, dịch hại của các địa phương là mấu chốt.
Ngành nông nghiệp các địa phương cần phải tính toán cụ thể theo từng tiểu vùng để có kế hoạch canh tác phù hợp. Rà soát các vùng trũng, thấp, bám sát diễn biến thời tiết, tránh gieo xạ sớm, dễ ngập, úng, phải gieo lại nhiều lần. Đặc biệt đề phòng, diễn biến bất thường của thiên tai có thể dịch chuyển xuống Nam Trung Bộ trong thời gian tới, có kế hoạch cảnh báo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp tiêu úng, chủ động nguồn kinh phí phòng chống hạn hán, thiếu nước, ngập lụt, úng cho vụ đông xuân 2020 – 2021.
Tại vung Đông băng sông Cưu Long, để ứng phó với lũ thấp sẽ ảnh hưởng đến lượng nước về của mùa khô năm 2020 – 2021, mặn có khả năng xâm nhập sớm và cao hơn, cac đia phương đa thông nhât đây sơm lich thơi vu, căt giam diên tich xuông giông trong thang 1 vu san xuât lua đông xuân 2020 – 2021.
Đặc biệt, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả cho khoảng 21.000 ha đất lúa sang cây trồng khác ít phải sử dụng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên và có thị trường đầu ra sẽ giúp mang lại hiệu quả thực sự về giá trị sản xuất cây trồng trong vụ sau.
Đơn cử như tại tỉnh Bình Định, mô hình chuyển đổi sang trồng lạc, trồng vừng, trồng ngô, đậu xanh, tại vùng đất khô hạn Ninh Thuận, nhiều bà con đã chuyển trồng lúa sang trồng dưa hấu, kiệu, lạc đều cho lợi nhuận cao.
Nhận định nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Quy hoạch Thủy lợi cho biết, vùng Nam Trung Bộ, nhìn chung vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tình hình nguồn nước cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Riêng tỉnh Ninh Thuận có nguy cơ hạn nhẹ đến hạn vừa ở một số công trình hồ chứa vừa và nhỏ. Vùng Tây Nguyên có rủi ro hạn vùng ngoài công trình thủy lợi trên địa bàn một số huyện của tỉnh Gia Lai, Đăk Lắk và Đắk Nông. Ngoài ra, do diễn biến thời tiết trong thời gian gần đây ngày càng bất thường, cực đoan, mưa lũ xảy ra liên tiếp, tuy nhiên hiện tại một số hồ chứa vùng Nam Trung Bộ dung tích vẫn rất thấp, cần chủ động trong việc phòng lũ và phòng hạn nhằm đảm bảo sản xuất trong năm 2021.
Hiện Viện Quy hoạch Thủy lợi đã lập bản đồ rủi ro và kế hoạch sản xuất thích ứng với khí hậu (CS-MAP) trên địa bàn các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cục Trồng trọt đã chuyển giao kết quả này cho các địa phương.
Lúa đông xuân 2020-2021 ở Nam Bộ: Né hạn, mặn để giữ sản lượng
Mặc dù vụ lúa đông xuân 2020-2021 ở khu vực Nam Bộ tới đây được dự báo thiếu hụt nguồn nước, có thể bị nước mặn tấn công và xảy ra khô hạn, nhưng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết sẽ giữ vững diện tích, năng suất và sản lượng.
Video đang HOT
Sẽ gieo sạ 1,63 triệu ha
Hôm qua (9/10), tại TP.Cần Thơ, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ thu đông, vụ mùa năm 2020 và triển khai vụ đông xuân năm 2020-2021 vùng Nam Bộ.
Theo báo cáo tại hội nghị, vụ lúa thu đông 2020, vùng ĐBSCL gieo sạ 800,5 nghìn ha (tăng 76.000ha), năng suất ước đạt 55 tạ/ha (tăng 0,13 tạ/ha) và sản lượng đạt 4,40 triệu tấn (tăng 429.000 tấn so vụ thu đông 2019).
Trong đó, diện tích tăng chủ yếu ở các tỉnh vùng thượng nguồn do lũ về muộn, lũ nhỏ và giá bán lúa thương phẩm cao, việc mở rộng diện tích thuận lợi. Tiến độ thu hoạch ước đến ngày 10/10 đạt 300.000ha.
Các địa phương ở ĐBSCL cần chỉ đạo gieo sạ sớm vụ lúa đông xuân 2020-2021 để "né" hạn mặn. Ảnh: Diện tích lúa bị thiệt hại do hạn, mặn năm 2019 - 2020. Ảnh: H.X
Theo Tổng cục Thủy lợi, do mực dòng chảy từ thượng nguồn đổ về khu vực ĐBSCL thấp hơn trung bình nhiều năm nên khả năng xâm nhập mặn đến sớm vào cuối năm 2020, cụ thể là đến muộn hơn mùa khô 2019-2020 từ 15-20 ngày, sớm hơn trung bình nhiều năm từ 1,5-2 tháng. Do đó, các địa phương cần hết đề phòng và cần có giải pháp ứng phó kịp thời.
Cục Trồng trọt đánh giá, vụ thu đông 2020 có thời vụ chậm hơn cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài.
Bên cạnh đó, việc lũ năm nay nhỏ hơn so với mọi năm nên diện tích gieo trồng lúa thu đông tăng, dẫn đến một số diện tích lúa thu đông xuống giống muộn đến cuối tháng 9 và nửa đầu tháng 10.
Riêng vụ mùa, Cục Trồng trọt cho hay, đã gieo sạ 266,7 nghìn ha (giảm 1,9 nghìn ha), năng suất ước đạt 48,03 tạ/ha (tăng 0,74 tạ/ha) và sản lượng 1,28 triệu tấn (tăng 10,8 nghìn tấn so với vụ mùa 2019).
Dự báo mùa khô 2020-2021 tới, tình trạng xâm nhập mặn ở Nam Bộ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm (nhiều khả năng sẽ không gay gắt như mùa khô năm 2019-2020). Theo đó, vùng ven biển ĐBSCL sẽ có khoảng 55.000ha lúa có khả năng chịu ảnh hưởng, tập trung ở các địa phương như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang. Ngoài mặn xâm nhập, các cơ quan chuyên môn còn nhận định, có thể sẽ thiếu nước phục vụ sản xuất lúa đông xuân tới đây.
Ngoài những vùng có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp nêu trên, xâm nhập mặn, khô hạn có khả năng gây ảnh hưởng vùng phù sa ngọt cặp theo sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang gây hạn, mặn cục bộ cho các trà lúa.
Mặc dù vậy, Cục Trồng trọt cho biết, vẫn chỉ đạo giữ vững diện tích, năng suất và sản lượng. Theo đó, vùng Nam Bộ sẽ gieo trồng 1,63 triệu ha (vùng ĐBSCL là 1,55 triệu ha, vùng Đông Nam Bộ là 80.000ha), ước sản lượng đạt được trên 11,3 triệu tấn.
Không để xảy ra thiệt hại do chủ quan
Ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết: Trong mùa khô tới, dự báo nguồn nước thấp, dòng chảy nhỏ nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngành nông nghiệp thành phố sẽ chỉ đạo gieo sạ trên 76.000ha lúa đông xuân tập trung 2 đợt, trong tháng 10 và tháng 11. Cơ cấu giống chủ yếu giống đặc sản, chất lượng cao, lúa thơm.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, để giữ vững diện tích, năng suất và sản lượng nêu trên, các địa phương vùng ven biển ĐBSCL như Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang phải tranh thủ xuống giống sớm trong tháng 10. Những vùng giữa nên xuống giống trong tháng 11 và 12, không xuống giống vào tháng 1/2021.
"Dự báo nguồn nước cho sản xuất lúa đông xuân 2020-2021 sẽ gặp nhiều khó khăn nên việc xuống giống sớm trong tháng 10 sẽ có nhiều cơ hôi tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ, nhất là đối với các tỉnh ven biển, những vùng có nhiều khả năng bị thiệt hại do hạn mặn. Mặc dù gieo sạ trong tháng 10 thường cho năng suất không cao nhưng khá an toàn. Đây là sự lựa chọn an toàn trong giai đoạn hiện nay" - ông Tùng lưu ý.
Theo ông Tùng, về giống lúa, người dân nên ưu tiên sử dụng các giống lúa chịu mặn và ngắn ngày (90 ngày) đối với vùng ven biển, các vùng giữa, cách biển từ 30-70km, ưu tiên sử dụng các giống lúa chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng từ 90-105 ngày. Các giống lúa chủ lực khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt hiện nay là OM5451, OM4900, OM6976, Jasmine 85, Đài thơm 8, Hương châu 6, OM7347, OM18, IR50404, Nàng hoa 9...
Tại hội nghị, Bộ NNPTNT chỉ đạo các địa phương xây dựng các phương án và huy động lực lượng ứng phó khi có các tình trạng tiêu cực xảy ra đối với sản xuất, kịp thời báo cáo và đề xuất các biện pháp bảo vệ sản xuất. Đặc biệt là kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiệt hại do chủ quan.
Về trước mắt, các địa phương tranh thủ nạo vét các trục kênh chính, sửa chữa bờ bao ngăn mặn, trữ ngọt để tăng khả năng trữ nước ngọt và giữ kín nước, giảm tổn thất rò rỉ, trữ nước trên hệ thống kênh rạch nội đồng.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, từ đầu năm đến nay, ngành lúa gạo đã xuất khẩu ấn tượng, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 489,2 USD/tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ và nhiều năm mới đạt được. Do dự báo sắp tới, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và nghiêm trọng, do vậy, theo kinh nghiệm nhiều năm qua, các địa phương cần quyết liệt phải đẩy sớm lịch thời vụ, ưu tiên giống lúa ngắn ngày và chịu hạn mặn tốt hơn.
Ninh Thuận: 500 hộ nghèo nhận hỗ trợ về phòng chống dịch Covid-19 Vừa qua, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổng Cục phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận đã trao 500 bộ dụng cụ bảo vệ cá nhân (PPE) và 500 bồn trữ nước sạch cho các hộ nghèo đang sinh sống tại 7 huyện của...