Vượt lên số phận với căn bệnh khiến nhiều chị em khó có con, bà mẹ trẻ này vẫn thụ thai tự nhiên và sinh thường bé trai thành công ngoài mong đợi
Mặc dù mắc căn bệnh khiến cho cơ hội mang thai giảm đáng kể, nhưng người phụ nữ này sau khi thụ tinh nhân tạo bé gái đầu đã mang thai tự nhiên em bé thứ hai, thậm chí chuyển dạ và tự sinh thường thành công một cách kì diệu.
Đối với người phụ nữ, ai cũng luôn mong mình sẽ thực hiện được thiên chức cao cả nhất đó là mang thai và sinh con. Thế nhưng mỗi người mẹ lại có một câu chuyện riêng về hành trình đầy gian nan ấy. Có người mang thai và sinh con khá dễ dàng, nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ vì mang trong mình bệnh tật nên khả năng sinh sản bị hạn chế hoặc không còn. Chị Audrey Feldkamp đến từ bang Texas, Mỹ là một trong những trường hợp như vậy. Chị gần như chấp nhận số phận khi phát hiện đang mang trong mình căn bệnh buồng trứng đa nang, khiến cho cơ hội có con của chị vô cùng thấp. Nhưng vượt lên bệnh tật, chị đã mang thai tự nhiên sau lần đầu thụ tinh nhân tạo và sinh thường thành công ngoài mong đợi.
Audrey chia sẻ về hành trình mang thai và sinh con của mình một cách đầy tự hào và hạnh phúc: “Sau khi tôi phát hiện mắc buồng trứng đa nang, vợ chồng tôi phải nhờ sự can thiệp của y học thì mới có thể mang thai và sinh bé gái đầu lòng. Nhưng thật bất ngờ, sau hơn 2 năm tôi lại có thai một cách tự nhiên mà không cần nhờ đến bác sĩ. Tôi không hề chuẩn bị tâm lý và trong đầu cũng không bao giờ nghĩ mình có thể mang thai tự nhiên với căn bệnh buồng trứng đa nang này. Gia đình tôi thực sự bất ngờ, niềm hạnh phúc trọn vẹn với 2 thành viên nhí là tất cả những gì vợ chồng tôi luôn ao ước”.
Khi mang thai 30 tuần, Audrey cùng gia đình chuyển đến Texas và với một người đang mang thai, điều này quả không hề đơn giản. Nhưng thật may, lần mang thai thứ 2 này lại trôi qua khá suôn sẻ. Khi thai 41 tuần 2 ngày thì Audrey mới bắt đầu chuyển dạ, cô khá vất vả trong nhiều giờ đồng hồ để chờ đợi con trai chào đời. Mặc dù lần sinh trước Audrey không vất vả như vậy, cô chỉ đau bụng vài tiếng ở nhà và khi đến bệnh viện, cổ tử cung mở 9 phân và cô sinh bé gái nhanh chóng. Nhưng lần sinh con thứ 2 này, các cơn co thắt chỉ kéo dài khoảng 30 giây và cổ tử cung mở khá chậm.
Video đang HOT
Audrey hạnh phúc kể lại giây phút đón con trai: “Chỉ sau khi nữ hộ sinh đề nghị tôi vào nhà vệ sinh và đi tiểu thì tôi cảm giác có một cơn co thắt rất mạnh, tôi dùng hết sức rồi rặn, đầu em bé bắt đầu chui ra ngoài. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc vô cùng. Với sự giúp đỡ của hộ sinh, cuối cùng con trai tôi cũng chào đời, bé nặng 3,8kg và nặng hơn chị gái những 1kg”. Audrey cho biết cô có xu hướng ra máu nhiều trong quá trình sinh con, nên khi phải vật lộn với những cơn co thắt mà vẫn chưa thể sinh bé, Audrey đã bắt đầu tỏ ra lo lắng. May mắn là mọi chuyện cũng đã qua, cả Audrey và bé James, con trai mới sinh của cô đều được về nhà chỉ sau 4 tiếng sinh thường, ngay tại trong toilet bệnh viện.
Những thông tin về hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng đặc trưng của sự mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng, hoặc rối loạn chức năng buồng trứng ở người phụ nữ. Mặc dù có nhiều trứng trong 1 chu kỳ nhưng hội chứng này khiến trứng không thể lớn, trưởng thành và rụng như bình thường nên trứng không thể thụ tinh thành công với tinh trùng, dẫn tới tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Buồng trứng đa nang gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ (Ảnh minh họa)
Hiện nay các bác sĩ cũng chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh là gì, nhưng nếu có chị gái hoặc mẹ cũng mắc bệnh thì người phụ nữ cũng sẽ có khả năng cao. Ngoài ra, bệnh có thể liên quan đến các rối loạn khiến cơ thể sản xuất quá nhiều insulin, gây ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và thụ tinh.
Những biểu hiện thường gặp khi mắc hội chứng này đó là:
- Những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như chu kì kinh quá dài, không có kinh nguyệt, ra máu bất thường giữa chu kỳ…
- Lượng hormone sinh dục nam tăng cao khiến cho người phụ nữ có ria mép xuất hiện, da nhờn, có mụn trứng cá, tóc có gàu, rụng tóc
- Khi mắc bệnh, nội tiết tố androgen tăngcao làm cho mỡ dễ dàng bị tích tụ quanh eo và khiến cơ thể bạn bị béo phì, vòng 2 phình ra nhanh chóng.
Mẹ vẫn có thể mang thai tự nhiên và sinh con bình thường khi mắc hội chứng PCOS (Ảnh minh họa)
Khi siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện các nang trong buồng trứng và lên phác đồ điều trị phù hợp để không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản cũng như biến chứng nguy hiểm về sau. Hội chứng buồng trứng đa nangcó thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.Tuy nhiên khi phát hiện mắc hội chứng PCOS, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi trên thực tế, rất nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai tự nhiên và sinh con như bình thường. Điều quan trọng vẫn là việc chuẩn đoán sớm bệnh để được điều trị đúng cách.
Nguồn: Cafemom, Webmd
Hy hữu: Bé gái sinh thường với dây rốn quấn cổ 5 vòng
Ngày 24/4, Bệnh viện Từ Dũ thông tin về ca sinh thường hy hữu khi em bé được sinh với dây rốn quấn cổ 5 vòng.
Bé gái chào đời với 5 vòng dây rốn quấn cổ
Sản phụ (29 tuổi, quê Bình Dương) sinh em bé gái nặng 3,1 kg, là con rạ vào chiều 20/4.
Trước sinh, qua siêu âm, các bác sĩ đã nhận thấy em bé bị dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên với sức khỏe của mẹ và bé ổn định, các bác sĩ quyết định vẫn cho sinh thường.
Trong quá trình sinh, em bé được theo dõi nhịp tim chặt chẽ qua chiếc máy đặt trên bụng của mẹ. Máy ghi nhận tim thai trong quá trình chuyển dạ cho thấy sức khỏe bé bình thường. Bé chào đời khỏe mạnh bằng ngả tự nhiên.
Theo các chuyên gia sản khoa, thai nhi bị dây rốn quấn cổ (dân gian hay gọi là tràng hoa quấn cố) khá phổ biến. Tuy nhiên thường thai nhi chỉ bị quấn từ một đến hai vòng, trường hợp quấn 3 vòng trở lên là khá hiếm gặp.
Dây rốn quấn cổ thường làm các mẹ bầu khá lo lắng tuy nhiên hiện tượng này hầu như không gây biến chứng gì đến mẹ và bé. Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không.
Chỉ có 1 số trường hợp hiếm gặp dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé khi dây quấn chặt, nhiều vòng thì có thể khiến em bé bị thiếu oxy, giảm nhịp tim trong lúc sinh. Ngoài ra, dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể làm đầu thai nhi cúi không tốt, cản trở quá trình mẹ sinh con qua ngả âm đạo.
Theo các bác sĩ, không nhất thiết phải chỉ định sinh mổ trong trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Chỉ định mổ chỉ tùy theo diễn biến cuộc sinh, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi cũng có thể hết khi em bé có các xoay trở tự tháo quấn.
Trước đó, vào hôm 24/3, một bé gái cũng đã chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ bằng phương pháp sinh thường tại bệnh viện Từ Dũ.
Mai Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Thận trọng với những căn bệnh buồng trứng dễ gây vô sinh Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phái nữ. Một số căn bệnh buồng trứng có nguy cơ gây vô sinh cao hoặc khó mang thai mà các chị em phụ nữ cần lưu tâm. Viêm tắc vòi trứng Vòi trứng (hay còn gọi là ống dẫn trứng) giữ vai trò cầu nối giữa tinh trùng và trứng để vận...