Vượt hàng trăm cây số hiến máu cứu bệnh nhân có nhóm máu hiếm
Bị tai nạn, mất máu nhiều, lại thuộc nhóm máu hiếm A RH-, cơ hội để cứu sống của bệnh nhân Nguyễn Mạnh Thường dần trôi qua do bệnh viện không đủ máu phẫu thuật. Để kịp thời cấp cứu bệnh nhân, 2 tình nguyện viên ở Quảng Trị, Quảng Bình vượt hàng trăm cây số ra Nghệ An để hiến máu.
Bệnh nhân Nguyễn Mạnh Thường (SN 1961, trú xã Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An) nhập viện Bệnh viện 115 Nghệ An với xương đùi bị gãy, mất máu nhiều do tai nạn giao thông. Tình trạng của bệnh nhân được bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu nhưng xét nghiệm cho thấy bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm A RH- (chỉ số RH- cả 4 nhóm máu O, A, B, AB ở Việt Nam có chỉ chiếm 0,08 %).
Từ Quảng Trị, anh Trần Xuân Tấn vượt hàng trăm cây số ra Nghệ An hiến máu cứu người. Đây là lần thứ 12 anh Tấn tham gia hiến máu tình nguyện.
Thời điểm đó bệnh viện, Trung tâm Huyết học truyền máu Nghệ An không có nhóm máu này. Liên lạc với CLB hiến máu trên địa bàn cũng không có kết quả khả quan, cán bộ nhân viên bệnh viện cũng không ai có nhóm máu này.
Kết quả kiểm tra chỉ có duy nhất người con trai của ông Trường có nhóm máu A RH-. Tuy nhiên số lượng máu được người con trai hiến không đủ để thực hiện ca phẫu thuật.
Qua “giai đoạn vàng” (trong vòng 24h kể từ khi xảy ra vụ việc) việc phẫu thuật cho bệnh nhân cũng không thể thực hiện do không tìm được mẫu máu phù hợp. Trước tình hình đó, Bệnh viện 115 Nghệ An đã đăng tải thông tin về tình trạng của bệnh nhân và nhờ giúp đỡ lên Fanpag của Bệnh viện.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Quân, người có 18 lần hiến máu tình nguyện.
Trưa 30/11, Bệnh viện 115 nhận được thông tin có 2 tình nguyện viên của CLB máu hiếm Miền Trung sẵn sàng để hiến máu cho bệnh nhân Thường. Đến chiều tối cùng ngày, các tình nguyện viên đã có mặt tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu tỉnh Nghệ An, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số máu phù hợp với của bệnh nhân.
Anh Trần Xuân Tấn (SN 1988, trú xã Trung Sơn, huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị) vượt hành trình 5 giờ đồng hồ đi xe khách ra Nghệ An hiến máu. “Khi biết bệnh nhân đang cần, chúng tôi không thể do dự. Rất vui khi chúng tôi có thể làm một việc ý nghĩa để cùng bệnh viện cứu sống bệnh nhân”, anh Tấn chia sẻ. Đây là lần thứ 12 nam thanh niên này hiến máu tình nguyện và cũng là lần thứ 2 anh đi từ Quảng Trị ra Nghệ An hiến máu cứu người.
Các tình nguyện viên thăm, động viên bệnh nhân Nguyễn Mạnh Thường trước khi phẫu thuật.
Quê huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), anh Nguyễn Văn Quân (SN 1985) cũng chính là Chủ nhiệm CLB Máu hiếm tỉnh Quảng Bình. Đây là lần thứ 18 anh Quân hiến máu cứu người. “Bất kỳ lúc nào có người cần, dù là gần hay xa, đêm hay ngày, chúng tôi đều sẵn sang cho đi giọt máu của mình”, người đàn ông từng được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen về thành tích hiến máu tình nguyện chia sẻ ngắn gọn.
Một điều đáng quý là chứng kiến hành động nghĩa hiệp của 2 tình nguyện viên, con trai bệnh nhân đã đã xung phong gia nhập CLB máu hiếm Miền Trung, tăng cơ hội được tiếp máu kịp thời cho các bệnh nhân có máu hiếm.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Giới trẻ lười vận động, chỉ thích ngồi một chỗ cần xem ngay kẻo mắc căn bệnh nguy hiểm này lúc nào không biết
Nghe tên căn bệnh huyết khối thì có vẻ nhiều người thấy lạ và chủ quan, thế nhưng ngay chính việc lười vận động của nhiều người hiện nay cũng khiến chúng ta dễ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh huyết khối - nghe có vẻ lạ nhưng rất dễ mắc phải
Bệnh huyết khối, hiểu đơn giản là sự xuất hiện của cục máu đông trong máu và cả trong tim. Thật ra, nó không hoàn toàn tiêu cực bởi trong trường hợp cần cầm máu thì cục máu đông sẽ giúp tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, khi huyết khối hình thành ở những nơi không cần thiết (không cần đông máu), ví dụ như trong dòng tuần hoàn của máu thì nó lại gây ra nhiều rắc rối.
Có sự xuất hiện của cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch sẽ khiến cho dòng chảy của máu chậm lại hoặc tắc nghẽn khiến mãu không đưa kịp về tim hoặc về não, dễ dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ bất ngờ. Không chỉ thế, nếu cục máu đông mà hình thành ở chân thì sẽ dẫn đến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Các cục huyết khối ở chân ngày càng nhiều thì có thể di chuyển ngược lên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi (PE), dẫn đến tử vong, vô cùng nguy hiểm.
Người trẻ lười vận động, chỉ hay ngồi một chỗ rất dễ mắc bệnh này
Do thói quen lười vận động của nhiều người trẻ ngày nay, do công việc văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ... đều khiến chúng ta dễ mắc phải bệnh huyết khối.
Theo các nghiên cứu, việc ngồi liên tục trong 4 giờ trở lên sẽ kích thích làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối. Nếu bạn ngồi lâu mà còn không uống đủ nước thì hình hình sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đây là lý do khiến chúng mình dễ mắc phải bệnh huyết khối, nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu do đôi chân không được vận động thường xuyên.
Đừng lười vận động nữa, hãy làm ngay những việc này để phòng tránh bệnh huyết khối
- Dù công việc của bạn mang tính chất tĩnh thì vẫn nên để cho cơ thể nói chung và đôi chân nói riêng được vận động. Sau mỗi 45 phút - 1 giờ ngồi lâu, hãy chủ động đứng lên đi lại để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi...
- Ngay cả khi ngồi làm việc, bạn cũng không nên để tay chân ở một vị trí quá lâu mà có thể thay đổi vị trí, tư thế như đung đưa tay chân, vươn vai cũng là cách giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Ngoài thời gian làm việc, bạn nên tập luyện thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời.
Theo Helino
Hiến máu không đạt chỉ tiêu, lo ngại tết thiếu máu cấp cứu Chỉ 1% dân số đi hiến máu, số người hiến 2 lần một năm chỉ chiếm 10% dẫn đến nguy cơ không đủ máu điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân trên địa bàn TP.HCM Hiến máu tình nguyện tại BV TMHH TP.HCM - ẢNH: DUY TÍNH Từ ngày 15.11.2017 đến 15.11.2018, chỉ tiêu TP.HCM giao cho ngân hàng máu TP là 230.000...