Vượt đại ngàn bắt giữ những tên tội phạm trốn trại (Kỳ 3)
Một cuộc họp khẩn cấp, trong đó có đầy đủ thành viên ban lãnh đạo Công an tỉnh Lào Cai được thực hiện ngay trong buổi sáng sớm ngày 5/9/2012.
Trước những diễn biến đã xảy ra, đích thân Giám đốc Công an tỉnh đã ra chỉ đạo, nhiệm vụ trước mắt và quan trọng nhất lúc này là huy động các lực lượng bắt 3 đối tượng đã trốn trại. Sau cuộc họp, Ban giám đốc phân công cho 3 đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, lực lượng phòng PC81 sẽ thực hiện trách nhiệm bắt đối tượng Chảo Láo Sì; Phòng PC45 tiến hành truy bắt Hồng “đầu bò” và phòng PC52 tiến hành truy tìm Thuận “chisun”.
“Bạt rừng” truy tìm kẻ đào tẩu
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, lực lượng trinh sát phòng PC81 của Công an tỉnh Lào Cai ngay lập tức tìm về khu vực xã Bản Sèo của huyện Bát Xát để tiến hành truy tìm tung tích đối tượng Chảo Láo Sì. Qua việc nghiên cứu tài liệu của Cơ quan điều tra cùng với lý lịch của Sì, lực lượng truy bắt nhận thấy, đối tượng này có mối quan hệ xã hội chưa ở mức quá phức tạp nên chỉ tập trung truy lùng tại địa phương.
Và, lực lượng trinh sát cũng nhận định, sau khi trốn trại, Sì chắc chắn sẽ trở về nhà, sau đó mới tính đến chuyện trốn đi đâu đó. Với nhận định này, một mũi trinh sát đã ngay lập tức tìm về xã Bản Sèo để tìm hiểu thông tin về Chảo Láo Sì.
Để đến được thôn Cán Tỷ, nơi gia đình Sì đang sinh sống, lực lượng trinh sát truy bắt mất rất nhiều thời gian cho việc đi bộ, khoảng hơn một ngày mới vào tới nơi. Vì lý do này mà ba ngày sau khi Sì trốn trại, các trinh sát của phòng PC81 mới tìm được đến thôn Cán Tỷ.
Tuy nhiên, sau khi thu thập thông tin từ quần chúng nhân dân và chính quyền địa phương, trinh sát được biết Sì chưa về nhà và bản thân gia đình đối tượng này cũng không biết việc Sì đã trốn trại trước đó.
Về phần Sì, trong đêm trốn trại, sau khi ba đối tượng chia nhau chạy trốn theo từng hướng riêng thì đối tượng Sì lao lên cánh rừng bạt ngàn ở gần đó để lẩn trốn. Bản thân Sì rất thông thuộc rừng, vì được đi rừng từ nhỏ nên gã đã chọn cách lẩn lên các rừng cây để trốn thay vì chạy men theo các con đường để tìm nơi trú ngụ.
Vì đã có kinh nghiệm đi rừng nên Sì có thể định hướng được hướng đi từ khu vực trốn khỏi trại về huyện Bát Xát mà không cần đi qua bất cứ cung đường nào. Đi từ quả đồi này sang đồi kia, mỗi ngày di chuyển một đoạn rồi Sì lại nằm nghỉ, sinh hoạt chẳng khác gì những động vật hoang dã ăn củ sống, uống nước suối.
Vấn đề đáng nói là sau khi trốn, bệnh sưng chân của Sì ngày một trầm trọng hơn nên mới lẩn trốn đến ngày thứ ba gã đã ngã bệnh rồi nằm liệt luôn trong rừng, ở khu vực mà không phải người đi rừng nào cũng có thể phát hiện. Không ăn, không uống trong hơn một ngày, chân lại không đi được nên Sì bị hôn mê gần hai ngày, không thể biết những chuyện gì đã xảy ra quanh mình.
Khi tỉnh lại, nhờ những kinh nghiệm về bốc thuốc bằng lá cây rừng, Sì đã tự tìm thuốc lá từ cây rừng rồi điều trị cho mình. Sì đã lấy lá cây rừng nhai, rồi đắp vào chân, tự bó lại, sau đó cố lết ra các khu nương, sắn của người dân để kiếm tìm cái ăn.
15 ngày liên tiếp, Sì lê lết hết khu rừng này sang cánh rừng khác rồi cuối cùng gã cũng đã tìm về được tới Bản Sèo. Về đến nhà, chân gã cũng đã khỏi, đi lại một cách bình thường. Dù là một người ít va chạm, Sì cũng đoán được là cán bộ công an sẽ tìm đến nhà nên gã không về nhà ngay mà trốn lên khu nương rẫy của gia đình cách bản chừng gần một cây số. Đến đêm, Sì mới lẳng lặng tìm về nhà để lấy “viện trợ” từ gia đình.
Vì sự tinh ranh của tội phạm mà việc bao vây, truy bắt của lực lượng trinh sát gặp khó khăn vô kể. Khó khăn hơn là hầu hết những gia đình sống quanh nhà Sì đều là anh em, họ hàng của y. Gần một tháng ròng rã, lực lượng trinh sát không thể có được manh mối thông tin đánh giá về Sì, công tác truy bắt đã từng rơi vào tình thế bế tắc.
Video đang HOT
Không thể đợi thêm, lực lượng truy bắt đã quyết định sử dụng đòn “dương đông kích tây” khi cho tất cả các trinh sát rút quân khỏi vị trí phục kích vào thời điểm ban ngày, tối vẫn bám Bản Sèo. Việc các trinh sát rút quân đã được gia đình thông báo cho Sì nên gã đã từ rừng trở về. Tuy nhiên, lúc Sì về thì cũng là khi các trinh sát ập tới.
Công tác bắt giữ được triển khai một cách nhanh chóng và Sì được đưa về TP.Lào Cai ngay sau đó để tránh những diễn biến phức tạp có thể xảy ra. Bắt được Sì cũng có nghĩa là một phần nhiệm vụ đã hoàn thành, tuy nhiên do đối tượng này không thể biết, Hồng “đầu bò” và Thuận “chisun” trốn theo hướng nào nên việc xác định thông tin về hai đối tượng này vẫn khó khăn, vì thế công tác điều tra, truy bắt cũng chưa có nhiều dấu hiệu khả quan.
Chân dung Chảo Láo Sì và Hồng “đầu bò”.
Giăng bẫy… bắt “đại bàng”
Với trách nhiệm phải truy bắt bằng được Hồng “đầu bò”, trinh sát phòng PC45 của Công an tỉnh Lào Cai đã ngay lập tức triển khai lực lượng để thực hiện. Thượng tá Lương Cao Huỳnh, Phó trưởng phòng, người trực tiếp chỉ huy công tác truy bắt đối tượng Quách Tiến Hồng kể lại: Khi nhận nhiệm vụ, tất cả cán bộ chiến sỹ tham gia chuyên án đã nhận định, chắc chắn đối tượng này sẽ trốn sang nước bạn Trung Quốc.
Việc nhận định này xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, từ việc nghiên cứu kỹ lý lịch và các mối quan hệ của Hồng. Khi chưa phạm tội, Hồng là đối tượng có nhiều mối quan hệ xã hội, trong đó có mối quan hệ khá thân thiết với những người buôn bán ở bên Trung Quốc. Hồng cũng đã có thời gian từng làm cửu vạn ở khu vực biên giới nên đối tượng này rất thông thổ đường đi và biết được cách vượt biên bất hợp pháp.
Có được những thông tin trên, các trinh sát PC45, Công an tỉnh Lào Cai đã ngay lập tức có công văn gửi cho phía Cảnh sát Trung Quốc đề nghị phối hợp truy bắt Hồng. Bên cạnh việc thông báo cho công an nước bạn, lực lượng điều tra cũng tập trung rà soát tất cả các mối quan hệ của Hồng “đầu bò”.
Nơi ở của vợ con đối tượng này được cơ quan điều tra đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, có thể vì đang trong quá trình bỏ trốn nên Hồng đủ tinh ranh để không liên lạc với gia đình. Qua xác minh, các trinh sát phát hiện, trong lúc trốn chạy, Hồng “đầu bò” gần như cắt bỏ mọi quan hệ trước đây, kể cả vợ con nên hành tung của hắn tự nhiên trở nên bí ẩn.
Sau khi bắt được Hồng, “hành trình” trốn chạy của gã được dựng lên như sau: Vượt ngục cùng 3 bạn tù, đến điểm chia tay, đối tượng đã chạy bộ một mạch từ trại tạm giam ra thẳng cửa khẩu Cốc Lếu.
Lẽ dĩ nhiên, vì đang là kẻ trốn chạy nên trong quá trình di chuyển Hồng “đầu bò” thay vì đi đường chính gã đã chọn việc cắt ngang các cánh rừng để đảm bảo “bí mật”. Chính việc đi xuyên rừng của mình mà hắn đã vô hiệu hóa được việc chặn bắt ở các nút giao thông của lực lượng cảnh sát. Hồng “đầu bò” trốn trót lọt sang bên kia biên giới bằng cách đi qua đường tiểu ngạch. D.T
Trốn chui, trốn lủi ở khu lao động Trốn sang Trung Quốc, Hồng “đầu bò” đã dạt vào các khu lao động tự do tập trung có nhiều người Việt để lẩn trốn. Với các mối quan hệ trước đây đã có được, Hồng liên tục di chuyển, thay đổi địa điểm để tránh những “sự quan tâm” không cần thiết của người dân bản địa và người Việt đang lao động. Với bản tính ma mãnh của một kẻ sống trong giang hồ, Hồng đã có được thủ đoạn rất độc đáo trong việc trốn chạy. Thế nhưng, khi nhận được đề nghị phối hợp truy bắt tội phạm từ phía Công an Lào Cai – Việt Nam, Công an Trung Quốc sau đó cũng đã tập trung, rà soát kỹ lưỡng để tìm ra vị trí Hồng lẩn trốn.
Kỳ cuối: “Ve sầu thoát xác” vẫn phải tra tay vào còng số 8
Dương Tử
Theo_Người Đưa Tin
Màn vây bắt nghẹt thở kẻ trốn tù về giết vợ
Sau loạt AK vang lên trước mũi chiếc ôtô chở Súa chạy sang đất Lào, vị phó giám thị lao tới mở cửa xe, đè lên người phạm nhân đang trùm chăn kín sau ghế lái.
Nằm trong chăn chờ "xuất ngoại"
Nhắc tới điểm được chọn để phục bắt phạm nhân trốn trại Hờ A Súa (43 tuổi, ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, Yên Bái) - thượng tá Trần Văn Tải, Phó giám thị trại Giam Hồng Ca bảo: "Nơi đó có địa thế lợi cho mình, bất lợi cho phạm".
Ông kể "dốc cổng trời" nằm trên đỉnh một quả núi cách đồn biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Mộc Châu, Sơn La) khoảng 2 km. Đường lên nằm giữa núi, 2 bên là taluy, vực sâu thăm thẳm, không có nhà dân sinh sống. "Bắt phạm nhân ở đây sẽ hiệu quả và không gây nguy hiểm cho người xung quanh" - vị thượng tá nhận xét.
Để tránh nguy hiểm cho "cơ sở ngầm" của trại giam, trên chiếc ôtô biển kiểm soát Lào, ban giám thị chọn một "tài xế" nhiều kinh nghiệm đi cùng. Anh này được yêu cầu không nói chuyện với Súa, ai hỏi không đáp, cư xử như thể mình là người Lào.
Thượng tá Tải cho biết những ngày truy bắt Súa, ông và hơn 200 anh em khác như ngồi trên chảo lửa. Ảnh: Lê Hiếu.
Từ nơi hẹn đón Súa đến điểm mai phục xa 12 km. Làm thế nào suốt thời gian di chuyển hắn không nghi ngờ những người ngồi trong xe, phát hiện ra các trinh sát đeo bám phía sau, hoặc chặn bắt ở trước - là một câu hỏi được lực lượng phá án đặt ra. Sau hồi lâu tính toán, cân nhắc, mọi người nghĩ ra kế mượn chiếc chăn của khách sạn bỏ ra ghế sau ôtô biển Lào.
Anh Páo - một trong hai người ngồi trên chiếc xe (trong vai gã giang hồ ra tù vào tội, rủ Súa trốn ra nước ngoài), được ban giám thị trại Hồng Ca căn dặn: Khi thấy phạm nhân trốn trại lên ôtô, phải yêu cầu hắn nằm xuống chỗ để chân ở hàng ghế sau, trùm chăn kín người để không ai nhìn thấy.
"Phải dặn nó trùm cho kỹ kẻo lúc qua cửa khẩu sẽ bị phát hiện, hỏng chuyện" - phó giám thị nhớ lại thời điểm trước khi phá án. Vị thượng tá bật bí, việc trùm chăn sẽ khiến hắn không quan sát được các động tĩnh phía ngoài.
Sau khi kế hoạch phá án được duyệt, toàn lực lượng vây bắt ổn định vị trí trước giờ hẹn Súa. Trinh sát hóa trang trong vai người dân tộc chở theo bu gà, rau, bán sắn... liên tục đi lại bao quát chiếc ôtô biển Lào được điều tới chở phạm nhân trốn trại.
Đúng giờ, Súa được người quen đưa tới điểm hẹn nhưng không vào ôtô ngay mà lượn quanh nhiều vòng quan sát.
Lãnh đạo trại giam Hồng Ca chia sẻ, điểm bắt Súa từng được tính toán ngay tại chỗ đón, nhưng sợ trường hợp hắn mang súng, lựu đạn có thể sẽ gây nguy cho người dân xung quanh nên loại bỏ.
Trên chiếc xe biển Lào không ai nhận mặt được Súa nên cảnh sát lo rằng, nếu phạm nhân để người nhà lên ôtô thám thính trước thì việc bắt ở Mộc Châu sẽ bại lộ. "Đó chính là lý do vì sao chúng tôi phải di chuyển hàng chục km tới dốc cổng trời" -thượng tá Tải nói.
Theo đúng kế hoạch, Súa vừa lên ôtô thì răm rắp nghe theo lời anh Páo dặn. Trong khi chiếc xe của thượng tá Tải chạy dẫn đường phía trước, thì ôtô chở giám thị Khá chốt phía sau. Chạy suốt 12 km từ Mộc Châu lên tới dốc cổng trời, Súa ngoan ngoãn nằm im, thi thoảng lí nhí hỏi anh Páo bằng tiếng Mông "đã tới nơi chưa".
Chờ chiếc xe biển Lào đi tới đúng điểm vây bắt thì loạt AK trấn áp nổ vang. Nghe hiệu lệnh phá án, trinh sát ập đến bao vây chiếc ôtô, khống chế 2 "đồng phạm" của Súa ngồi phía trước.AK nổ vang dốc cổng trời
Phó giám thị Tải lao tới mở cửa sau, đè phạm nhân trốn trại đang trùm chăn nằm dưới sàn. "Vừa bắt chúng tôi vừa hét to có người đánh tháo công dân Việt Nam sang Lào, sẽ bắt khởi tố hết" - vị thượng tá lý giải việc nói vậy để Súa không nghi ngờ 2 "đồng phạm" đi cùng.
Vạch chiếc chăn trong ôtô, nhìn thấy Súa nằm đó, phó giám thị Tải bảo ông vui mừng hét lên vui sướng. Sau khi hoàn thành các thủ tục bắt giữ người, cảnh sát đưa cả 3 về trại giam Hồng Ca. Tới lúc này, lực lượng phá án mới mở khóa, giải thoát cho 2 "nhân vật đóng thế".
Về nguyên nhân Súa trốn trại, anh ta khai trong lúc đang thụ án án tội Mua bán trái phép chất ma túy, nghe tin vợ ở nhà bỏ 3 con đi theo người đàn ông khác vào Nam khai hoang, làm kinh tế mới. Suốt thời gian đó, Súa nung nấu ý định trốn trại để về giết 2 người trả thù.
"May mắn là việc vây ráp và kế hoạch phá án thành công, Súa chưa bỏ trốn đi xa. Nếu thoát được và gây án, hậu quả không thể đo đếm" - phó giám thị trực tiếp chỉ đạo phá án chia sẻ.
Kể về phút không quản hiểm nguy nhảy lên ôtô bắt Súa, thượng tá Tải bảo, lúc đó ông không có sự lựa chọn nào khác. "Mình không nhảy đè lên phạm nhân, nhỡ hắn có dao, lựu đạn, hoặc súng sẽ có thể bắn mọi người xung quanh. Đè chặt như vậy, hắn khó có thế cử động, kháng cự" - vị phó giám thị có 37 năm công tác tại trại Hồng Ca bảo.
Sau 27 ngày truy bắt, ban giám thị trại Hồng Ca tổ chức họp rút kinh nghiệm toàn trại. Cán bộ để phạm nhân bỏ trốn chịu hình thức kỷ luật. Bản thân Súa lĩnh thêm 3 năm, 6 tháng tù can tội Trốn khỏi nơi giam giữ. Cộng với bản án ma túy cũ đang thụ lý, Súa bị tuyên 17 năm, 1 tháng, 21 ngày tù.
Ba năm đã qua, nhưng khi kể về hành trình 27 ngày truy bắt Hờ A Súa, thượng tá Trần Văn Tải bảo, đó là quãng thời gian ông và hơn 200 anh em tham gia truy bắt ngồi trên chảo lửa. "Nếu Súa trốn trại và gây án, anh em sẽ bị xử lý nặng, hậu quả thật khôn lường".
Theo Tri thức
Theo_2Sao
Vờ hỏng xe, ném ma túy xuống đường không thoát Khoảng 0h45 ngày 28/8, Tổ công tác Y5/141 do Thượng úy CSGT Đinh Xuân Thăng và Trung tá CSHS Trần Anh Sơn làm tổ trưởng chốt trực tại ngã tư Phố Huế - Trần Xuân Soạn phát hiện một thanh niên đi xe mô tô có nhiều biểu hiện nghi vấn. Khống chế đối tượng tại chốt công tác Khi nhìn thấy tổ...