Vượt đại dịch Covid-19, xuất khẩu tôm dự báo tăng 3-4%
Mặc dù xuất khẩu tôm bị chững lại trong quý I/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng dự báo những tháng tiếp theo sẽ hồi phục và tăng khoảng 3-4% so với năm 2019, đạt 3,45-3,5 tỷ USD.
Đó là thông tin được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020 do Bộ NNPTNT tổ chức tại Sóc Trăng, ngày 8/5.
Hội nghị do ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo và doanh nghiệp nuôi tôm 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp nuôi tôm, điều kiện thời tiết các tháng đầu năm 2020 vùng ĐBSCL gặp nhiều bất lợi. Tình hình hạn, mặn khốc liệt; xuất hiện các cơn mưa trái mùa và biến động nhiệt độ ngày đêm lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thả nuôi tôm.
Tuy nhiên, 100% các địa phương đã xây dựng lịch thời vụ thả tôm năm 2020, đánh giá cho thấy cơ bản phù hợp với tình hình thực tế đã được phổ biến đến người dân.
Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020 do Bộ NNPTNT tổ chức. Ảnh: CTV.
Số liệu thống kê cho thấy, diện tích tôm thả nuôi đạt khoảng 481.534ha (bằng gần 85% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt hơn 71% so với kế hoạch năm 2020). Sản lượng tôm nước lợ tính đến cuối 4/2020 đạt 168.600 tấn (bằng 94% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt gần 22% so với kế hoạch năm 2020).
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, từ đầu năm 2020 đến nay, có gần 16.000ha tôm nuôi bị thiệt hại. Theo đó, thiệt hại do bệnh 900ha; do môi trường 469ha; chưa rõ nguyên nhân 14.490ha.
Video đang HOT
Diện tích thiệt hại so với đầu vụ tôm năm 2019 tăng gấp 3,3 lần, trong đó thiệt hại chưa rõ nguyên nhân tăng gấp 5,83 lần. Có đến 16 tỉnh thành xuất hiện tôm chết không rõ nguyên nhân, trong đó Cà Mau là tỉnh có nhiều diện tích tôm chết chưa rõ nguyên nhất nhất.
Hết quý I/2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng gần 4,3% về lượng và tăng 1,8% về giá trị đạt 7,05 nghìn tấn, trị giá 628,55 triệu USD.
Xuất khẩu tôm dự báo sẽ tăng trong những tháng tiếp theo. Ảnh: CL.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành hàng tôm là một trong những ngành hàng đóng góp lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2020 chúng ta đối mặt với nhiều thách thức, đại dịch Covid-19 xảy ra cùng lúc với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, gây nhiều khó khăn cho ngành thủy sản, trong đó có ngành tôm. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, nếu kiểm soát tốt dịch bệnh, các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, EU… khả năng mở cửa lại các nhà hàng, nhu cầu sẽ dần phục hồi; thói quen tiêu dùng thay đổi cũng là lợi thế đối với các sản phẩm tôm chế biến, ăn liền, tiện dụng của Việt Nam sẽ tăng lên.
Để ngành tôm phát triển bền vững trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chuẩn bị điều kiện hạ tầng để đón làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành chuyên môn cần kịp thời đưa ra các bản tin cảnh báo và khuyến cáo tới địa phương, cơ sở nuôi để phục vụ sản xuất; thúc đẩy và hỗ trợ mạnh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động của ngành thủy sản, đặc biệt triển khai sàn giao dịch điện tử cho con giống, tiến tới có thể phát triển hình thức mua bán tương lai mặt hàng con giống theo mục tiêu quản lý chất lượng và giảm giá thành….
Phía doanh nghiệp và người nuôi tôm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm khâu trung gian để giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận: VietGAP, GlobalGAP, ASC…để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại đối với tiêu thụ nội địa và các thị trường mới.
Nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu để chế biến, giá có bật tăng?
Việc thả tôm nuôi đang chịu tác động lớn bởi hai yếu tố: dịch Covid-19 lan rộng và thời tiết khắc nghiệt do nắng nóng và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm còn khá cao, khiến người nuôi chùn tay thả nuôi. Dự báo, giai đoạn từ tháng 5 tới sẽ thiếu nguồn cung nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến tôm.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay nguyên liệu tôm bị thiếu, doanh nghiệp không mua được tôm nguyên liệu với giá mong muốn và tình trạng thiếu nguyên liệu có thể trầm trọng hơn sau 2 tháng do diện tích nuôi giảm.
Diện tích nuôi tôm giảm mạnh
Mặt hàng tôm luôn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất cũng như xuất khẩu thủy sản. Năm 2019, mặt hàng này đóng góp 3,38 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 8,6 tỷ USD.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao trong hồ nổi của anh Long Văn Nghĩa (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) . Ảnh: Chúc Ly
Quan trọng là vậy, nhưng theo Tổng cục Thủy sản, đến đầu tháng 4/2020, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 441.593 ha, bằng 82,7% so với cùng kỳ năm 2019. Phần lớn diện tích thả tôm sú quảng canh, trong đó tôm sú là 421.239 ha (bằng 81,9% so với cùng kỳ); tôm chân trắng là 20.354 ha (bằng 66,6% so với cùng kỳ).
Diện tích thả nuôi tôm giảm vì tình hình lây lan Covid-19 khiến tiêu thụ trên thế giới giảm sút, giá nhập khẩu giảm theo ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Nhiều ao tôm đã chuẩn bị xong, thấy tình hình khó khăn đã tạm ngưng thả giống.
Cùng với đó, hiện virus đốm trắng đang tấn công mạnh các ao tôm từ một tháng rưỡi tuổi ở Sóc Trăng và một số tỉnh, có thể do mặn cao làm biến đổi hệ sinh thái vùng ao tôm. Nắng nóng và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm còn khá cao (cao hơn khoảng 20C), khiến sức đề kháng của tôm bị giảm.
Hệ sinh thái biến đổi, khiến vi khuẩn (và virus) có cơ hội phát triển tấn công tôm nuôi trong hoàn cảnh tôm nuôi sức khoẻ suy giảm khiến ao tôm bị sự cố, phải thu sớm, thiệt hại. Tình trạng này kéo dài nhiều tuần, khiến ngoài người nuôi mang tôm non và tôm cỡ nhỏ đi bán cho các cơ sở chuyên mua, chế biến tôm cỡ nhỏ (100-250 con mỗi kg) cho Trung Quốc.
"Tình hình dịch bệnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả nuôi tôm thì sau 2 tháng nữa, theo thông lệ là vào vụ thu hoạch, khởi đầu mùa tôm... khả năng sẽ bị thiếu tôm để chế biến" - VASEP nhận định.
Việc thả giống chậm là hợp lý để giảm thiểu tối đa rủi ro. Khi mùa mưa bắt đầu, nhiệt độ không còn quá nóng, chênh lệch ngày đêm giảm và nhất là độ mặn của nước giảm đi phần nào sẽ khiến người nuôi an tâm hơn cho phương châm làm một vụ ăn chắc. Đó là hoàn cảnh nuôi các hộ nhỏ.
Riêng các trang trại có điều kiện khắc phục các khó khăn như nhiệt độ, độ mặn thì việc thả nuôi sớm là khả thi và thả nuôi nhiều vụ mỗi năm.
Kịch bản nào cho giá tôm trong năm 2020?
Đối với mặt hàng tôm, hiện nguồn cung tôm thẻ chân trắng trong nước không nhiều nên giá tôm thẻ chân trắng chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng tôm sú thì đã giảm giá do thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc, nơi bị tác động lớn của dịch Covid-19.
Theo nhận định của VASEP, nguồn cung tôm 2020 trên toàn cầu sẽ giảm khá mạnh so năm trước. Trung Quốc và Ân Độ đang phong toả quy mô quốc gia, khiến chuỗi cung ứng tôm bị gián đoạn, cắt khúc. Khó khăn lớn nhất là thiếu lao động cho nuôi lẫn chế biến nên có khả năng 2 quốc gia này giảm sản lượng tôm rất lớn, ít ra 20%.
Trong khi đó, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều bị ảnh hưởng bởi covid với mức độ nhẹ hơn, riêng Ecuador đang giới nghiêm vì covid lây lan khá phức tạp. Chắc chắn các quốc gia này đều bị tác động giảm ít nhiều trong nuôi lẫn chế biến.
Tại Việt Nam, dịch Covid gây ảnh hưởng giảm diện tích thả nuôi và sản lượng. Mặt khác, hiện nay thời tiết khá khắc nghiệt, tôm dễ bị nhiễm bệnh đốm trắng và vi bào tử trùng khiến người nuôi tôm ngại thả nuôi giai đoạn hiện nay.
Dự báo, nếu tình huống dịch Covid-19 chấm dứt sớm, giá tôm trong nước sẽ tăng mạnh hơn các nước, do trình độ chế biến của Việt Nam cao, nhiều sản phẩm vào được các hệ thống phân phối cấp cao, giá cả tốt, nhà chế biến và người nuôi có thể chia sẻ với nhau.
Đặc biệt, Hiệp định thương mại EVFTA có hiệu lực sẽ tạo kỳ vọng cho con tôm Việt Nam sang thị trường EU (nếu như dịch Covid-19 được khống chế) tạo lợi thế rõ rệt so với các nước khác (Thái Lan, Ecuador bị mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ, Indonesia 4,2%).
Với tình huống dịch Covid-19 kéo dài, người nuôi sẽ giảm việc thả giống nuôi. Mức cung trong nước sẽ giảm, dẫn đến giá cả nếu có giảm, cũng chỉ giảm nhẹ vì mức cung chung đã giảm.
"Dù Covid-19 tác động kéo dài bao lâu, giá tôm cũng sẽ khá ổn, cơ bản do cung giảm. Nếu giá có giảm, sẽ không nhiều nhưng xu thế giá tăng là xu thế mạnh hơn" - TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty thực phẩm Sao Ta nhận định.
Kiên Giang: Cho tôm ở chung trong ruộng lúa, nông dân nhẹ công, lãi hàng trăm triệu Nhờ chuyển đổi từ đất chuyên lúa sang mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú, nông dân ở nhiều địa phương của tỉnh Kiên Giang ăn nên làm ra, đem về thu nhập cao. Tăng lợi nhuận gấp 2-3 lần Có thể khẳng định cây lúa và con tôm hiện là hai mặt hàng chủ lực của Kiên...