Vượt “cửa ải” đưa hàng vào siêu thị
Là người có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị ở Việt Nam, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nông sản dù là sạch cũng chưa chắc đã vào được siêu thị, bởi rất nhiều “cửa ải” đã được dựng lên.
Trao đổi với NTNN/Dân Việt, ông Phú cho biết, hiện nay phần lớn nông dân làm ăn nhỏ lẻ, không tuân thủ theo quy trình cụ thể nào nên nhiều siêu thị từ chối sản phẩm của nông dân. Thực tế cho thấy, việc tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản luôn là “bài toán” quá sức với bà con.
“Về nguyên tắc, hầu hết các siêu thị đều đưa ra những quy định rất cụ thể, rõ ràng cho từng mặt hàng. Tuy nhiên, đôi khi nông sản đã có đủ các tiêu chuẩn đó rồi, song vẫn không thể nằm được trên kệ hàng của các siêu thị. Nguyên nhân chính nằm ở những cán bộ thương mại, phụ trách mảng nhập hàng cho siêu thị. Nông dân nếu không biết văn hóa “phong bì”, “hoa hồng” thì hàng có tốt rồi cũng không vào được” – ông Phú khẳng định.
Nhiều nông sản của các trang trại đã có thương hiệu cũng vẫn chật vật khi vào siêu thị. Ảnh: T.L
Ông Phú cũng chia sẻ, do khâu thương mại không minh bạch nên một số loại nông sản của trang trại, hợp tác xã, các tổ chức… đã có thương hiệu nhưng vẫn khó vào được hệ thống siêu thị. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 63% doanh nghiệp phải “lót tay”, trong đó có lót tay ở bộ phận thu mua hàng cho siêu thị.
Trong Luật cạnh tranh có câu: “Đơn vị bán hàng không được từ chối hàng khi không có lý do chính đáng”, nhưng lý do chính đáng là gì thì rất khó giải thích. Họ bảo tôi đang chật kệ thì làm thế nào? Tôi theo dõi bán lẻ mấy chục năm và làm kinh doanh siêu thị rồi nên tôi chẳng lạ gì các “ngón” của họ” – ông Phú nhấn mạnh.
Với kinh nghiệm của mình, ông Phú khuyên người nông dân, các chủ trang trại cần tổ chức lại sản xuất, khi có trang trại, có HTX thì mới có hóa đơn và từ đó mới có chứng nhận, đủ điều kiện đưa được hàng vào siêu thị. Đồng thời, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch, sàn giao dịch cho từng mặt hàng nông sản.
“Ở các nước có sàn giao dịch nông sản, có chợ cá, chợ cam đấu giá rất công khai nên các siêu thị muốn có sản phẩm cũng phải tham gia đấu giá theo quy luật chung. Còn ở Việt Nam, làm kiểu dấm dúi, không minh bạch nên nông dân và trang trại nhỏ luôn chịu thiệt” – ông Phú nói.
Video đang HOT
Theo Danviet
Cử nhân trồng rau sạch kiếm 20 triệu một tháng
Tốt nghiệp ngành kỹ thuật máy tính ĐH Bách Khoa TP HCM, Phạm Thế Tư về Hóc Môn, TP HCM phát triển dự án rau sạch.
Công việc sau tốt nghiệp đại học không suôn sẻ, anh Tư tìm đến huyện Hóc Môn thuê đất trồng rau. Vốn ban đầu là 100 triệu đồng được vay từ ngân hàng để đầu tư tất cả các khâu từ thuê đất, làm giàn, mua máy cày, mua giống và phân. 3.000 m2 đất trồng rau đầu tiên được anh thuê với giá 15 triệu một năm.
Rau trồng không tiêu thụ được phải đem cho
Là một sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính không biết gì về nông nghiệp, anh Tư bắt đầu tìm hiểu thông tin về trồng rau hữu cơ trên mạng.
Mua máy cày và tự mày mò cách sử dụng, đến nay, sau hơn một năm anh đã sử dụng thành thạo.
Đồng thời, anh cũng học hỏi thêm những người trồng rau xung quanh về kiến thức trồng rau thuần túy như cách chia liếp, thời điểm cấy rau tốt nhất,...
Mỗi ngày, chị Đào tưới cho vườn rau ba lần.
Thời gian đầu trồng rau, chưa có nhiều sâu bệnh tấn công, những luống rau đầu tiên khá tươi tốt, cho sản lượng nhiều. Nhưng anh Tư lại vấp phải khó khăn về nguồn tiêu thụ.
Rau hữu cơ không mất chi phí phân hóa học, thuốc trừ sâu nhưng cho thu hoạch chậm. Rau hữu cơ với loại rau non cho thu hoạch sau hơn 2 tuần, rau lớn phải hơn một tháng. Trong khi trồng rau sử dụng thuốc và phân hóa học, năng suất sẽ cao hơn 2-3 lần.
Giá mỗi kg rau từ 24.000 đồng đến 50.000 đồng tùy loại rau. Mức giá này cao hơn nhiều so với giá rau dùng thuốc và phân bón ngoài thị trường.
Tuy nhiên, người mua lại không biết nhiều về loại rau này. Trong 2-3 tháng đầu, rau của anh Tư hầu như không bán được, đem cho. Thậm chí, anh phải bỏ đi. Số tiền lỗ lên tới 20 triệu đồng.
Thu nhập ổn định 20 triệu một tháng
Không sử dụng thuốc trừ sâu làm cho côn trùng gây hại phát triển, càng ngày sâu, bọ tấn công càng nhiều. Anh Tư túc trực ở vườn rau không dưới 12 tiếng mỗi ngày. Học hỏi được kinh nghiệm của những người trồng rau, anh mua lưới về che, hạn chế được côn trùng vào đẻ trứng, đồng thời tránh mưa, gió.
Dần dần anh Tư lập trang fanpage để cung cấp thông tin về rau hữu cơ đến cho mọi người. Ngoài ra anh đem rau đến phiên chợ rau xanh bán. Số lượng người theo dõi ngày càng nhiều, đơn đặt hàng cũng thế mà tăng lên.
Từ chỗ cung vượt quá cầu, rau phải đem cho hoặc đổ bỏ, nay rau của anh đã không đủ giao cho khách.
Hàng ngày, anh Tư đăng những loại rau sẽ có vào ngày mai. Mọi người có thể đặt mua bằng cách bình luận trực tiếp vào thông báo, gọi điện thoại hoặc qua bất kì kênh nào.
Anh Tư và chị Đào dành không dưới 12 tiếng mỗi ngày để chăm sóc vườn rau.
Anh Tư giao rau đến hầu hết các quận trong thành phố. Ban đầu chưa có chi phí, anh tự mình giao hàng. Càng ngày lượng khách càng đông, nhất là nhân viên văn phòng, một mình anh giao không kịp, anh thuê thêm người giao hàng.
Hàng tháng, chi phí bỏ ra khoảng 6 triệu đồng. Công việc trồng rau sạch giúp Tư có thu nhập ổn định. Trong khi không ít sinh viên ra trường đang loay hoay không biết tìm việc ở đâu và tiền lương như thế nào, thì Tư đã có thu nhập từ 15 đến 20 triệu.
Hiện nay, ở Việt Nam ngoài Doanh nghiệp tư nhân JPS tổ chức chứng nhận rau hữu cơ thì chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra chứng nhận. Vì vậy, anh Tư chủ yếu dựa vào niềm tin khách hàng, những người đã sử dụng rau của anh sẽ giới thiệu cho người khác.
Những người chưa có lòng tin, anh sẵn sàng chỉ dẫn đến thăm vườn và đặt mua tại vườn. Anh chỉ bán những loại rau có tại vườn, không rao bán loại rau nào khác.
Trong tương lai, anh Tư dự định sẽ mở rộng diện tích vườn rau, thuê thêm nhân công.
Để giảm bớt sâu bệnh vào mùa mưa, anh sẽ đầu tư tấm chắn bằng sắt. Anh Tư cho biết, với giá rau hiện tại không lời nhiều nhưng trong tương lai khi phát triển hơn, anh cũng không có ý định tăng giá, anh muốn quảng bá rau sạch đến nhiều người.
Chị Đào cho biết, hiện nay ngoài thị trường bán nhiều loại rau dùng thuốc và phân bón hóa học. Những loại này thường xanh mướt, không có mùi rau đặc trưng. Như rau cải khi xé phần thân rất dễ gãy. Còn với rau hữu cơ dai hơn, khi bẻ khó gãy, bẹ nhỏ, hình thức bên ngoài không được đẹp mắt. Đặc biệt, sẽ có mùi đặc trưng của rau. Cải cay sẽ có mùi rất hăng, cải ngọt có mùi nồng, khi luộc rau có vị ngọt đậm, thân rau cải khi xé ra thường sẽ có xơ.
Theo Phạm Oanh (Zing)
Ngọt thơm bưởi Sửu Chí Đám Bưởi Sửu Chí Đám có tự bao giờ, chưa ai rõ. Chỉ biết rằng, người đầu tiên đưa giống bưởi này về Chí Đám ươm mầm tên là Sửu. Quả bưởi Sửu Chí Đám vẫn tươi ngon sau 6 tháng thu hoạch Nhắc tới Đoan Hùng (Phú Thọ) nhiều người biết đến một sản vật nức tiếng - bưởi Sửu Chí Đám. Bưởi...