Vượt cột mốc 400.000 ca tử vong do Covid-19, châu Âu vẫn nới phong tỏa
Số ca tử vong do Covid-19 tại châu Âu đã vượt qua cột mốc 400.000 ca trong ngày 28/11, biến châu lục này thành nơi có tổn thất nghiêm trọng thứ hai trên thế giới, sau châu Mỹ la-tinh.
Thống kê do hãng thông tấn Pháp AFP công bố chiều ngày 28/11 cho thấy, tổng số nạn nhân tử vong do Covid-19 tại châu Âu đã chính thức vượt qua cột mốc 400.000 người trong ngày 28/11, với trên 17,6 triệu ca nhiễm. Với con số này, châu Âu trở thành khu vực hứng chịu tổn thất nhân mạng vì Covid-19 cao thứ 2 trên thế giới, sau khu vực châu Mỹ la-tinh và Caribe.
Điểm đáng chú ý là làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 tại châu Âu hiện nay đang gây ra số tử vong cao hơn làn sóng dịch thứ nhất. Theo thống kê của AFP, đã có tới hơn 36.000 nạn nhân Covid-19 thiệt mạng tại các nước châu Âu trong 7 ngày gần đây, biến tuần lễ vừa qua là tuần lễ chết chóc nhất tại châu Âu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại châu lục này hồi tháng 3/2020.
Số ca tử vong do Covid-19 tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh (Ảnh minh họa: AFP)
Hiện tại, Anh vẫn đang là nước có số nạn nhân Covid-19 cao nhất châu Âu, với trên 57.000 người, tiếp đến là Italia (trên 53.000 người) và Pháp (trên 51.000 người). Tuy nhiên, Italia hiện là nước đang có diễn biến dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất châu Âu với số ca nhiễm mới và ca tử vong hàng ngày cao nhất so với các nước khác, với trung bình từ 26.000-28.000 ca nhiễm mới và khoảng 700-800 nạn nhân thiệt mạng trong vài ngày gần đây.
Bất chấp các diễn biến dịch vẫn đang rất phức tạp và nghiêm trọng tại nhiều nơi, nhưng trước áp lực kinh tế và xã hội ngày càng lớn khi dịp lễ Giáng sinh và năm mới quan trọng nhất trong năm đang đến gần, ngày càng nhiều nước châu Âu bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa.
Video đang HOT
Tại Pháp, các cửa hàng không thiết yếu đã bắt đầu được mở lại từ ngày 28/11 và người dân cũng được phép di chuyển rộng hơn, ở bán kính 20km và trong vòng 3 giờ, thay vì hạn chế 1 km quanh nhà và 1 giờ như trước đây.
Tại Anh, từ ngày 2/12, lệnh phong tỏa cũng sẽ được gỡ bỏ, nhiều cửa hàng được mở lại. Trong ngày 28/11, hàng nghìn người đã biểu tình chống các biện pháp hạn chế tại thủ đô London và xung đột với cảnh sát, buộc cảnh sát Anh bắt giữ trên 150 người.
Trước các diễn biến trên, ông Hans Kluge-Giám đốc Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới, mới đây đã tiếp tục cảnh báo các nước châu Âu phải cực kỳ thận trọng, nếu không làn sóng Covid-19 thứ 3 sẽ lại bùng phát sau kỳ nghỉ lễ sắp tới.
“Nếu các lệnh phong tỏa lần thứ 2 được gỡ bỏ thì virus cũng sẽ không biến mất. Virus không trở nên kém nguy hiểm hơn hay nguy hiểm hơn, đó vừa là tin tốt, vừa là tin xấu. Vì thế, virus sẽ tiếp tục gây chết chóc, trừ khi tất cả mọi người phải đóng góp trách nhiệm ngăn ngừa”, ông Hans Kluge nói./.
Số ca mắc COVID-19 tại châu Âu vượt 15 triệu ca
Tính đến ngày 20/11, tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại châu Âu đã vượt mức 15 triệu ca, trong bối cảnh số ca mắc tăng mạnh từ đầu mùa đông với 1 triệu ca mắc mới chỉ trong 4 ngày qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch tại khu vực Tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của hãng Reuters (Anh), đến nay châu Âu ghi nhận ít nhất 15.046.656 ca mắc và 344.401 ca tử vong. Trước đó, châu Âu đã ghi nhận 5 triệu ca mắc đầu tiên sau gần 9 tháng và thêm 10 triệu ca mắc chỉ trong chưa đầy 2 tháng sau.
Với dân số chỉ chiếm 10% dân số thế giới, châu Âu hiện chiếm 26% trong tổng cộng 56,9 triệu ca mắc và 25% trong 1,3 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Hiện cứ 100 ca mắc được xác nhận trên thế giới có 39 ca từ các nước châu Âu.
Xét theo khu vực, Đông Âu chiếm hơn 30% tổng số ca mắc và 24% tổng số ca không qua khỏi tại châu Âu. Tính theo số ca mắc trên đầu người, CH Séc, Ba Lan, Nga và Ukraine vẫn nằm trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất do dịch bệnh tại Đông Âu. Tính trung bình một tuần, Nga công bố hơn 22.434 ca/ngày.
Xét theo quốc gia, Pháp đã vượt Nga trở thành nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh trong khu vực và chỉ xếp sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil tính trên thế giới. Pháp và Nga hiện chiếm khoảng 27% tổng số ca mắc tại châu Âu.
Cùng ngày, Cơ quan Y tế công cộng Pháp cho biết nước này có thể đã vượt qua được đỉnh dịch của đợt lây nhiễm thứ hai tại đây, song cảnh báo chính phủ và người dân nên duy trì các biện pháp phòng dịch.
Theo cơ quan trên, nhờ các biện pháp phong tỏa và giới nghiêm, số ca mắc mới đã giảm 40%, số bệnh nhân COVID-19 nhập viện giảm 13% và số ca mới cần điều trị tích cực giảm 9% trong tuần qua. Số ca tử vong do COVID-19 đã ổn định sau vài tuần gia tăng, với 3.756 ca so với 3.817 ca một tuần trước. Dù những chỉ số này vẫn ở mức cao, song cơ quan trên cho rằng Pháp đã qua được đỉnh dịch thứ hai.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Krakow, Ba Lan. Ảnh: PAP/TTXVN
Trong khi đó, các cơ quan thú y và vệ sinh dịch tễ Ba Lan cho biết đã phát hiện 18 ca mắc COVID-19 trong số những lao động làm việc tại trang trại nuôi chồn, song cho rằng các lao động này không bị lây bệnh từ chồn.
Từ đầu tháng 11 này, các cơ quan vệ sinh dịch tễ cho biết đã chỉ thị tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ở chồn và người tại 18 trang trại nuôi chồn ở một số khu vực hành chính của Ba Lan.
Quyết định này được đưa ra sau khi một biến thể virus được phát hiện tại trại nuôi chồn ở Đan Mạch buộc nước này phải tiêu hủy toàn bộ số chồn nuôi trên cả nước. Trong khi chưa có kết quả xét nghiệm virus ở loài động vật này, nhiều cơ quan chức năng cho rằng các ca mắc COVID-19 được xác nhận ở những người có liên quan đến các trang trại nuôi chồn.
Ba Lan là một trong những nước sản xuất lông chồn hàng đầu thế giới, với 354 trang trại và khoảng 6 triệu con chồn.
Nga và Ukraine ghi nhận số ca mắc COVID-19 và tử vong trong ngày cao nhất Ngày 4/11, một số nước châu Âu thông báo ghi nhận thêm số ca mắc và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao nhất từ trước tới nay. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: Moscow News Agency/TTXVN Cụ thể, Nga ghi nhận 19.768 ca mắc và...