Vượt bão, trực thăng đưa ngư dân bị đột quỵ vào đất liền điều trị
Người bệnh được chẩn đoán đột quỵ, nguy cơ phù não nhưng điều kiện y tế trên đảo Nam Yết không thể đáp ứng được.
Tối 15/10, trực thăng EC 225 số hiệu VN 8618 của Binh đoàn 18 hạ cánh an toàn xuống sân đỗ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM). Một bệnh nhân bị đột quỵ não cấp từ đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa đã được chuyển về đất liền điều trị.
Đó là anh Võ Văn Sỹ (55 tuổi, Quảng Ngãi), làm việc trên tàu cá số hiệu QNg 90828 TS, có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm. 4 ngày trước, anh Sỹ đau đầu, yếu nửa người trái, được đưa đến bệnh xá đảo Sinh Tồn. Khi đó, người bệnh đã bất động, thở oxy, hạ huyết áp, chống phù não.
Chiều 12/10, anh Sỹ được chuyển đến bệnh xá đảo Nam Yết và được bác sỹ xử lý ban đầu, truyền dịch kiểm soát, theo dõi các chỉ số sinh hiệu. Đồng thời, hội chẩn cấp cứu qua điện thoại với Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Quân y 175.
Các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ não cấp giờ thứ 56, tăng huyết áp khó kiểm soát, nguy cơ phù não tiến triển, chuyển dạng đột quỵ não. Do đó, cần sớm đưa người bệnh về đất liền bằng đường hàng không để điều trị kịp thời.
Bệnh nhân được đưa xuống Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 tối 15/10. Ảnh: BV175
Chấp hành lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Binh đoàn 18 đã điều động trực thăng EC225 số hiệu VN 8618 đón tổ cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân y 175, xuất phát lúc 8h ngày 15/10, bay đến đảo Nam Yết.
Theo bác sĩ Phạm Công Tình, Tổ trưởng tổ cấp cứu, khi tiếp cận, bệnh nhân đã ở giờ thứ 70-80 từ lúc có dấu hiệu bất thường. Việc vận chuyển căng thẳng và khó khăn do người bệnh đột quỵ, rối loạn tri giác, nguy cơ diễn tiến hôn mê, suy hô hấp.
Video đang HOT
Ê-kip phải giữ người bệnh trong tư thế đầu cao 30 độ, theo dõi sinh hiệu liên tục, kiểm soát huyết áp, oxy thậm chí sẵn sàng can thiệp thông khí thở máy nếu diễn tiến xấu. Đến tối 15/10, tổ bay hạ cánh tại Bệnh viện Quân y 175.
Theo Đại tá Trần Quốc Việt, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, đây là trường hợp cấp cứu đặc biệt. Trang thiết bị và thuốc tại bệnh xá đảo chưa thể đáp ứng được yêu cầu điều trị bệnh nhân đột quỵ, phải được hội chẩn qua Telemedicine hoặc điện thoại.
“Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, do ảnh hưởng của bão, việc đưa bệnh nhân an toàn vào đất liền là sự cố gắng rất lớn của Tổ bay Công ty trực thăng Miền Nam, Binh đoàn 18 và Tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175″, Đại tá Trần Quốc Việt nói. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được đưa vào khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp tục điều trị.
Hai ngày qua, mưa lũ rất lớn xảy ra ở khu vực các tỉnh miền Trung. Riêng tại Đà Nẵng, mưa lớn lịch sử ngày 14/10 đã khiến 4 người tử vong. Lũ quét xuất hiện tại phía nam hầm Hải Vân cuốn theo đất, đá vùi lấp đường giao thông, cửa hầm số 1 khiến giao thông ách tắc
Trong khi đó, theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã mạnh lên thành bão Nesat. Bão Nesat hoạt động trùng thời kỳ không khí lạnh mạnh khiến diễn biến của bão rất phức tạp và khó lường.
Con nói giúp bà con xong rồi về lo nhà mình, sao thất hứa với mẹ Cường ơi!
Mỗi lần tỉnh dậy, bà Nguyễn Thị Sớt nhờ con con dâu dìu ra để ôm lấy di ảnh, mân mê đôi cầu vai, cái bảng tên của đứa con trai hiền lành rồi khóc nghẹn.
Cứ rốn mãi với câu nói 'con và anh em giúp bà con tới nơi an toàn rồi con về lo nhà mình', đứa con trai út hiền lành của bà cuối cùng đã ra đi mãi khi còn dở ca trực vào đêm mà cả thành phố Đà Nẵng chới với vì mưa lũ.
Bà Sớt bàng hoàng, đau xót mỗi khi nhìn lên di ảnh trung úy Trần Văn Cường
Trong căn nhà cũ ở tổ 4, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), bà con lối xóm và đồng đội của Trung úy Trần Văn Cường - cán bộ CAP. Thọ Quang, Q. Sơn Trà mỗi người một tay cùng gia đình lo hậu sự cho anh. Ai cũng bàng hoàng tiếc thương khi nhìn vào di ảnh người thanh niên nở nụ cười hiền lành trong bộ quân phục.
Hết ca trực, Trung úy Trần Văn Cường vẫn ở lại đơn vị bám địa bàn cùng đồng đội hỗ trợ người dân. Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ
Ngôi nhà vợ chồng Cường ở chung với mẹ đã xuống cấp lâu năm nhưng không được sửa chữa do vướng quy hoạch dự án. Trước ngày vào ca trực, anh tranh thủ thời gian chèn bao cát lên mái, khắc phục chỗ thấm dột và vây chỗ sạt lở trước sân để mẹ và vợ yên tâm rồi mới lên đơn vị. "Nó nói tui yên tâm, đợt này mưa to chứ không có bão. Nhà ở nơi cao, lại gần sông nên không ngập lụt. Nhưng mưa liên tục, nước vây lấy nhà, chảy mạnh sạt hết ngõ vào. Tôi gọi điện thì nó bảo ráng chờ xí, đưa bà con ra khỏi vùng nguy hiểm rồi về liền. Ai ngờ nó thất hứa không về nữa...", bà Sớt khóc ngất.
Bà mân mê đôi cầu vai, chiếc bảng tên rồi nói Cường thất hứa không về với mẹ
Vợ trung úy Cường, chị Đặng Ngọc Thảo kể từ khi nghe tin dữ trong đêm đã khóc hết nước mắt. Chị kể, trước ngày vào ca trực anh nói khi về sẽ mua cho cả nhà ít cá biển bà con ngư dân đưa vào bờ buổi sáng. Về kịp giờ sẽ mua đồ ăn sáng theo sở thích từng người, cả các anh chị đã lập gia đình ở riêng bên cạnh. "Ảnh con út, lại hiền lành, sống trách nhiệm nên ai cũng thương. Hồi đi nghĩa vụ, ảnh nói bằng mọi giá phải tự học để thi đậu vào trường Công an. Khi ước mơ thành hiện thực, cả nhà mừng và tự hào lắm".
Trung úy Trần Văn Cường lúc còn sống được người dân quý mến, yêu thương vì luôn làm việc trách nhiệm,thân thiện. Trong ảnh: Trung úy Trần Văn Cường giúp đỡ một người già lên đi làm căn cước công dân
Vợ chồng chị Thảo cưới nhau vào năm 2020. Trong 2 năm qua vừa dịch bệnh vừa thiên tai nên thời gian Cường ờ nhà không được nhiều. Khi thì cách ly xã hội, bám đơn vị để giúp dân vùng phong tỏa, khi thì phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn..., có thời gian chồng ở đơn vị nhiều hơn ở nhà nên chưa có thời gian tính chuyện sinh con. "Đến một lần đi chơi cùng nhau đâu đó cũng nói mãi chưa thực hiện được. Vừa rồi thấy công việc ổn dần, mẹ và anh chị dục quá, hai vợ chồng lên kế hoạch cuối năm chuẩn bị, sang năm sinh em bé. Vậy mà... Giờ cứ nghĩ đến nụ cười hiền lúc ảnh đi trực, rồi nước mắt đồng đội khi đưa về trong bộ quân phục ướt sũng, em thương ảnh vô cùng", chị Thảo không kìm được nước mắt.
Đồng đội tiếc thương đến viếng, chào tiễn biệt Trung úy Trần Văn Cường
Thiếu tá Nguyễn Thị Nhung - Phó trưởng CAP. Thọ Quang, Q. Sơn Trà kể lại, hoàn thành ca trực thì trung úy Trần Văn Cường được phép về nhà, nhưng vào thời gian mưa lớn, người dân gọi điện kêu cứu khắp nơi, đồng đội không đủ quân số để bám địa bàn nên Cường tiếp tục ở lại để giúp bà con các vùng nguy hiểm. Lúc mưa đỉnh điểm, 26 CBCS của công an phường phải chia tổ dầm mình trong nước lũ để ứng cứu bà con tại các vùng xung yếu trên đường Nguyễn Phan Vinh, Yết Kiêu, Lê Văn Lương và các khu dân cư dưới chân núi Sơn Trà. "Thời điểm căng thẳng nhất là lúc có 2 ông cháu bị nước lũ cuốn trôi và một cán bộ của Ban chỉ huy quân sự quận gặp nạn. Điện thoại trực ban gần như không nghỉ vì khắp nơi đều để nghị ứng cứu", Thiếu tá Nhung cho biết.
Thượng tá Phan Minh Mẫn - Trưởng CAQ. Sơn Trà thăm viếng, chia buồn cùng gia đình Trung úy Trần Văn Cường
Khi vừa xong nhiệm vụ ở một khu vực về lại đơn vị, thấy khả năng mưa lớn còn kéo dài, Cường cùng đồng đội là Trung úy Nguyễn Văn Hoài Nam nhanh chóng lên trụ sở CAQ. Sơn Trà để lấy thêm áo phao, đèn pin và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ cho việc cứu hộ cứu nạn. Do 2 chiếc xe bán tải của lực lượng công an và UBND phường đã đi làm nhiệm vụ trước đó nên cả hai phải di chuyển bằng xe máy. Khoảng ít phút sau khi Cường xuất phát, Nam bám theo sau giữa màn mưa trắng trời thì thấy đồng đội mình cùng chiếc xe bị tai nạn nằm giữa ngã ba đường Đỗ Anh Hàn - Ngô Quyền. Anh lao xuống gọi xe cấp cứu nhưng không được, phải đề nghị CBCS CAP. An Hải Bắc dùng xe bán tải để bồng đồng đội vào bệnh viện. Đường phố nhiều đoạn ngập đến bụng, xe cộ, đồ dùng từ nhà dân cản trở di chuyển nên mất rất nhiều thời gian Cường mới được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa. Đến lúc đó mọi thứ đã muộn...
"Cường là Phó bí thư Chi đoàn Công an phường, sống hiền lành, tình cảm với đồng chí, đồng đội, trách nhiệm với công việc và được bà con nhân dân yêu quý. Mất một người đồng đội như vậy, đau xót vô cùng. Giờ mong em yên nghỉ, phần việc còn lại, chúng tôi sẽ làm thay em", Thiếu tá Nguyễn Thị Nhung xúc động.
Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và tính mạng, tài sản của nhân dân Do ảnh hưởng của bão số 5, mưa lớn liên tục ngày 14/10, các tuyến đường và nhiều hộ gia đình tại thành phố Đà Nẵng bị ngập sâu trong nước, giao thông gián đoạn, đi lại khó khăn. Lực lượng Cảnh sát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đã chủ động phối hợp với Công an thành phố Đà Nẵng...