Vướng vào tình cảm cháu yêu chồng của dì
Đôi mắt của Chi phảng phất nỗi buồn và sự mệt mỏi. Mắc kẹt trong tình cảm với chồng của dì ruột, cô không biết nên làm thế nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh này.
Tốt nghiệp đại học, Chi được dì nhờ về làm việc cùng chú dượng để giúp công ty của gia đình làm ăn. Ngoài việc làm trợ lý giám đốc cho cô còn thay dì kiểm soát và theo dõi chú.
Bất kỳ người đàn ông nào gặp cô đều cảm nhận thấy sự trẻ trung, năng động, thông minh và chú cô cũng không phải ngoại lệ. Miệt mài với công việc, chẳng màng đến chuyện yêu đương, tuổi xuân của Chi dần trôi theo ngày tháng cùng những bước tiến của công ty. Từ bao giờ vai trò của cô trở nên quan trọng với công ty và với chú.
Giọng nói hơi ngập ngừng, cô hé lộ về câu chuyện của mình: “Một ngày tôi không đi làm thì chú lo xanh mắt, gọi điện tới tấp, thăm nom. Nhiều cử chỉ, hành động của chú khiến tôi cho rằng tình cảm chú dành cho mình dường như không còn là tình thân mà đó như là tình yêu nam nữ. Đặc biệt, trong lần tổ chức tiệc tiếp khách, uống say rồi chú nói tất cả những tình cảm với tôi và xin tôi ở bên cạnh mãi mãi. Tôi thương chú vì chịu sự quản lý hà khắc của dì. Mỗi lần nhìn thấy chú đơn độc khi ốm đau mà tôi se sắt. Dần dần trong tôi trỗi dậy tình thương mến. Tôi biết mình không nên đi quá giới hạn nhưng khi không được gặp chú, không nghe lời chú nói tôi cảm thấy nhớ và buồn. Càng kìm nén thì tình cảm của càng bùng cháy hơn. Khi mà chỉ có hai người trong căn phòng thì một nam một nữ có tình ý quan hệ với nhau là khó tránh khỏi”.
Tỉnh táo, sáng suốt bao nhiêu trong các mối quan hệ làm ăn thì lần này Chi lại mù quáng và nhẹ dạ bấy nhiêu khi vướng vào thứ tình cảm chú cháu. Cảm giác tội lỗi luôn dày vò, lo lắng bị dì phát hiện, nỗi đau khổ khi làm cho những người thân buồn lòng khiến cô ăn không ngon, ngủ không yên.
Cô không thể thay đổi quá khứ cũng không thể lấy lại được những gì đã mất. Hận và giận chú nhưng cũng thấy thương chú. Mỗi lần đòi chia tay, nhìn thấy chú quỵ lụy cầu xin, cô lại lưỡng lự, không nỡ rời xa. Giờ thì Chi đã trở thành bồ nhí của chú được 3 năm.
Không kiềm chế được cảm xúc bấy lâu phải dồn nén, cô òa khóc. Nước mắt làm vơi đi sự tủi hờn mà bấy lâu cô phải chịu đựng. Nghẹn ngào cô nói tiếp: “Tôi tuyệt vọng và muốn thu mình lại. Hàng ngày tôi đi làm và phục vụ chú mỗi khi cần tới. Tôi không biết mình đang sống vì điều gì. Tôi tưởng sẽ thoát ra khỏi tình cảm chú cháu khi gặp Huy, một đối tác làm ăn, yêu tôi tha thiết. Thế nhưng chú luôn cấm đoán, ngăn cản và ghen tuông vô cớ. Số phận không mỉm cười với tôi. Làm sao tôi có thể nói cho anh ấy biết mình không còn trong trắng”.
Video đang HOT
Tình yêu và sự tự ti, tình thương và nỗi lo bị phát hiện đấu tranh trong lòng khiến tim cô gái 28 tuổi day dứt. Cô gầy gò xanh xao, mắt trũng xuống với nỗi buồn tràn ngập, không biết mình nên đi con đường nào, nên chấm dứt ra sao. Liệu Huy có chấp nhận một người con gái không còn trinh nguyên hay không. Chi chẳng biết có nên tiếp tục hay rời bỏ thành phố một thời gian để tìm cho mình sự bình an trong tâm hồn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh cháu yêu phải gái làng chơi
Người yêu của anh cháu là một cô gái làng chơi thứ thiệt. Chị ta đã từng thường xuyên đến "phục vụ" mấy ông khách trong khu trọ của cháu...
Cháu có một anh trai hơn cháu 4 tuổi, nhưng đã bị bố mẹ coi như "đồ bỏ đi" bởi vì xã hội bây giờ có tệ nạn gì thì hầu như anh của cháu đều mắc phải: Cờ bạc, nghiện hút, gây lộn... Ba lần đi trại cai nghiện, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là lại tái nghiện.
Gần đây, bố mẹ cháu thông báo là anh đã thay đổi hoàn toàn nhờ một cô gái "được cả người cả nết". Nghe thấy vậy cháu rất nghi ngờ vì thật hiếm người tử tế nào lại yêu thương ông anh mất nết của cháu. Thế rồi anh đột ngột gọi điện cho cháu thông báo anh sẽ cưới vợ. Cách nói năng của anh tự tin và chững chạc hơn hẳn những gì cháu đã chứng kiến. Anh còn thông báo là chị dâu tương lai đã tìm cho anh một công việc vừa sức: Bảo vệ khách sạn.
Cháu cũng xin giải thích kỹ một chút là cháu chẳng ưa gì anh trai của cháu cả vì trong lúc cần ma túy anh cũng từng bán xe máy của cháu. Anh đã từng lừa cả bạn gái của cháu để lấy chiếc laptop. Anh đã từng chửi cả bố mẹ vì không cho tiền anh mua ma túy. Anh đã khiến gia đình cháu bị nhiều người coi thường... Những đồ đắt tiền trong nhà cháu cứ lần lượt đội nón ra đi. Bố mẹ cháu cứ suốt ngày lầm lũi ở nhà. Ở trường cháu cũng bị mang tiếng là em thằng nghiện. Cháu đã từng nghĩ anh sẽ không thể thay đổi được và mong anh chết quách đi cho gia đình cháu nhẹ nợ. Mấy năm nay, từ lúc cháu thi đỗ đại học (cháu đang học năm thứ ba), chưa bao giờ anh em cháu nói chuyện với nhau tử tế. Thú thực với bác sĩ là cháu không muốn về nhà (mặc dù trường chỉ cách nhà chưa đến 100km) vì sự có mặt của anh. Cháu muốn học thật giỏi để thoát li, để lấy lại danh dự cho gia đình cháu.
Tranh thủ cuối tuần cháu bắt xe về nhà. Cháu đã lặng người khi gặp "chị dâu tương lai": Một gái làng chơi thứ thiệt mà cháu đã nhẵn mặt vì cách đây một năm cô thường xuyên đến "phục vụ" mấy ông khách trong khu trọ của cháu. Lúc giáp mặt, "chị dâu tương lai" không nhận ra cháu, cứ chị chị em em ngọt xớt. Anh cháu kể rằng chị dâu của cháu đã có thời gian lên Hà Nội học may, sau đó về mở tiệm may ở thị xã. Một lần chị bị tai nạn xe máy, anh gặp và đưa chị vào bệnh viện cấp cứu kịp thời. Chị đã mang ơn cứu mạng của anh cháu từ khi ấy. Mặc dù biết hết các tật xấu của anh cháu, nhưng chị vẫn chấp nhận cùng anh xây dựng hạnh phúc.
Anh trai và bố mẹ cháu sẽ như thế nào nếu biết quá khứ của chị dâu? (Ảnh minh họa)
1. Gia đình đã có một người hư hỏng rồi bây giờ lại thêm một người đã từng chẳng ra gì thì sẽ thế nào đây?
2. Anh trai và bố mẹ cháu sẽ như thế nào nếu biết quá khứ của chị dâu (mặc dù anh trai cháu cũng chẳng ra gì)?
3. Bạn bè cùng khu trọ với cháu nếu chẳng may biết được chuyện này thì cháu sẽ phải ứng xử thế nào?
4. Nếu ngăn cản đám cưới thì có phải cháu đã phá hỏng cuộc đời của anh trai cháu (mặc dù cuộc đời đó cũng chẳng ra gì) và càng làm cho bố mẹ cháu buồn hơn?
Cháu rất mong nhận được chia sẻ của bác sĩ.
Cháu xin cảm ơn và kính chúc bác sĩ mạnh khỏe!
H.N.M
Luôn cần có một người để chứng minh là người tốt!
H.N.M thân mến,
Câu chuyện của cháu có hai phần: Một là tâm lý, hai là đạo đức thực tiễn.
Mặt tâm lý là gì?
Người anh đã làm cháu quá đau đớn nên cháu khó quên cái đau đớn ấy. Trong tiềm thức của cháu đã hình thành công thức: "Tôi thấy anh = tôi nhớ cái đau đớn ấy của tôi". Nói cách khác, tôi nhớ anh như thế cũng như tôi nhớ tôi: Hai cái đau của anh em đi đôi với nhau. Vì tôi "nhớ" đến cái khổ đau ấy nên tôi không/khó chấp nhận anh mình thay đổi: Nếu tôi tốt lên thì tôi mất cái hình ảnh cũ của anh và... mất luôn cái nhớ của tôi về anh. Do đó, tôi không tin tưởng rằng anh sẽ là người "mới" trở lại người "bình thường". Và nếu có được vậy thì chỉ là "giả tạo" bởi vì cháu biết một người thứ ba (có thể là chị dâu của cháu) là "người xấu" và đem cái "xấu" ấy cho gia đình. Tức là không chỉ có một người anh ruột thịt "còn vết tích người xấu" mà trong tương lai sẽ có đến hai người "có vết tích người xấu" trong gia đình. Tôi không thực sự tin anh là người tốt vì nếu anh là người tốt thì không làm cả gia đình đau đớn như thế.
Nói cách khác, chúng ta mong muốn và hy vọng người anh thành người tốt, nhưng trong tiềm thức thì "cần" có một người như thế để chứng mình rằng mình là người tốt vì... cần có người không tốt để ta không làm gương. Tâm lý đám đông của một số gia đình "lủng củng tâm lý" thường có chuyện như thế này: Các thành viên vô tình chỉ định một thành viên khó tánh là người chống đối để định hướng thế nào là yêu nhau, thế nào là kỷ luật tập thể của gia đình. Người "có biên chế chống đối" được gọi là "triệu chứng của hệ gia đình".
Về đạo đức thực tiễn như thế nào?
Hoặc là trên đời có người tốt và có người xấu. Hoặc ai cũng là người tốt nhưng tùy hoàn cảnh thì có người này tốt hơn người kia nhưng mọi người đều thay đổi để thành người tốt. Hai câu hỏi này không thể chứng minh và có câu trả lời bằng khoa học. Chỉ có tâm đức (tức là một đạo đức riêng và kín) và đạo đức (đạo đức tập thể và tâm đức chia với cộng đồng) mới đem đến tánh "tha thứ" rồi "từ bi". Tánh "tha thứ" là gì? Là mình tự cho mình được xem xét, đánh giá quá khứ của người khác để xét xử tương lai họ theo một chuẩn mà mình cho là khuôn mẫu. Tánh "từ bi" là mình chấp nhận trách nhiệm quá khứ của người khác để họ có thể giải phóng quá khứ ấy - nhất là tự đánh giá là xấu - để ngày càng thay đổi hướng đến cái đẹp.
Cụ thể với trường hợp của cháu thì tốt nhất là "không can thiệp" để anh cháu đảm nhận hết trách nhiệm của anh và phải hãnh diện với bạn bè là anh trai mình đã đổi đời, thành người "đàng hoàng".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em hãy quay về Hiền bừng tỉnh, hơi rượu vẫn phảng phất. Cô đau khổ nhận ra hành động thiếu suy nghĩ của mình. Cô chạy như bay ra cửa. Chợt... cô đứng sững. Đạt ở đó, ngay trước phòng khám. Chiếc taxi chở Hiền vụt đi. Cô không quay đầu lại, nhưng cô biết, phía sau, Đạt đứng như trời trồng, sững sờ. Phía sau cô...