Vướng trong định giá 116 trứng vích
VKSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng trứng vích là sản phẩm của động vật nhưng không định giá được nên không thể xử lý hình sự người trộm trứng.
Ngày 22-8, VKSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết viện này đã có văn bản trả lời công văn thỉnh thị của VKSND huyện Côn Đảo liên quan đến vụ trộm 116 trứng vích (rùa xanh) tại Vườn quốc gia Côn Đảo. Theo đó, viện cho rằng không đủ cơ sở xử lý hình sự Phạm Văn Tân, người trộm 116 trứng vích.
Trộm 116 trứng vích
Theo hồ sơ, lúc 16 giờ ngày 17-6, trong lúc tuần tra trên đoạn đường từ thị trấn Côn Đảo qua khu vực mũi Chim Chim, huyện Côn Đảo, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo phát hiện Phạm Văn Tân (28 tuổi, quê Sóc Trăng, tạm trú khu dân cư số 7, huyện Côn Đảo) sử dụng xe máy để vận chuyển 116 quả trứng. Qua kiểm tra, 116 quả trứng này màu trắng, hình tròn, vỏ ngoài có dính cát, nghi là trứng của loài rùa xanh hay còn gọi là vích.
Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo đã phối hợp với công an, VKSND huyện Côn Đảo tạm giữ tang vật để xác minh. Tân khai nhận khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, Tân chạy xe máy đến mũi Chim Chim để sang hòn Bảy Cạnh lấy trộm trứng vích. Tân thuê đò chở Tân qua bãi Xi Măng thuộc hòn Bảy Cạnh. Khi tới nơi, Tân lên bãi lấy trộm 116 trứng vích. Sau đó Tân lên đò trở về mũi Chim Chim. Khi rời đò lên bờ lấy xe máy định đi về thì Tân bị kiểm lâm tạm giữ.
Trước đó, năm 2015, Tân từng hai lần bị lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo tạm giữ khi đang vận chuyển thịt vích. Tuy nhiên, do hai lần này hồ sơ chưa được củng cố chặt nên Tân chưa bị xử lý hình sự lẫn hành chính.
Số trứng vích Phạm Văn Tân trộm được tại Vườn quốc gia Côn Đảo. (Ảnh do Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo cung cấp)
Video đang HOT
Công an đề nghị khởi tố, VKS huyện không đồng tình
Hạt Kiểm lâm và Công an huyện Côn Đảo trưng cầu Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam giám định mẫu vật. Viện này kết luận 116 quả trứng là trứng của loài vích, có tên khoa học Chelonia mydas. Loài vích này thuộc danh lục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Sau đó, Công an huyện Côn Đảo đề nghị khởi tố Tân về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, theo Điều 190 BLHS, có khung hình phạt từ hai đến bảy năm tù.
Tuy nhiên, VKSND huyện Côn Đảo nhận thấy hành vi của Tân chưa thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Theo viện, trứng vích không phải động vật, không phải là sản phẩm của động vật theo quy định của điều luật. Khi họp liên ngành, CQĐT và Hạt Kiểm lâm vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị khởi tố. Từ đó, VKSND huyện Côn Đảo có văn bản xin ý kiến VKS tỉnh.
Là sản phẩm của động vật nhưng… khó định giá
Sau đó không lâu, VKSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản trả lời VKSND huyện Côn Đảo. Theo đó, VKS tỉnh khẳng định trứng vích là sản phẩm của động vật nhưng muốn xử lý hình sự thì sản phẩm này phải có giá trị 50 triệu đồng trở lên.
Trao đổi với PV, ông Phạm Đình Cúc, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết theo khoản 2 Điều 3 Luật Thú y năm 2015 thì “sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong…”. Từ đó, trứng vích là sản phẩm của động vật (con vích). Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2007 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao thì trứng vích phải có giá trị 50 triệu đồng trở lên mới truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 190 BLHS. Nhưng xét thấy việc giám định rất khó khăn vì trứng vích không được tiêu thụ trên thị trường, không có sản phẩm cùng loại để xác định được giá trị, hơn nữa số lượng không lớn.
“Từ đó, VKSND tỉnh đã có văn bản trả lời VKSND huyện Côn Đảo là chưa có cơ sở để xử lý hình sự đối với Tân; nên xem xét chuyển xử lý hành chính để giáo dục, nếu còn tái phạm thì xử lý theo pháp luật” – ông Cúc cho biết.
Phải định lượng giá trị mới xử hình sự Theo điểm b mục 4.3 khoản 4 Thông tư liên tịch số 19/2007 giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao (hướng dẫn một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản) thì hành vi vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đến 50 triệu đồng mới bị xử lý hình sự. Vì thế phải định giá số trứng mà Tân vận chuyển trái phép xem nó có giá trị bao nhiêu thì mới quyết định được hình thức xử lý. Ông NGUYỄN ĐÌNH THẮM, VKSND Cấp cao tại Hà Nội THANH TÙNG ghi
TRÙNG KHÁNH
Theo PLO
Trộm... 8 cái ghế nhựa của quán sinh tố
Vụ trộm hi hữu xảy ra tại một quán sinh tố thuộc phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM).
Nguồn tin từ Công an phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú cho biết cơ quan này vừa tiếp nhận một vụ trộm khá... hài hước trên địa bàn.
Theo đó, vào khoảng 12 giờ 30 chiều nay (14-7), một thanh niên giả làm khách mua hàng để tiếp cận một cửa hàng sinh tố tại số 6 Nguyễn Sơn (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú) nhằm thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Tên trộm bị các "hiệp sĩ" khống chế.
Lợi dụng lúc nhân viên tại quán sơ hở, người này nhanh chóng lấy đi tám chiếc ghế nhựa trong tiệm rồi bỏ trốn khỏi cửa hàng.
Cùng lúc này, hai anh Nguyễn Trọng Nghĩa và Trần Văn Hoàng đi ngang qua phát hiện sự việc đã ập tới khống chế tên trộm, giao nộp cơ quan công an phường.
Tám chiếc ghế nhựa "tang vật".
Tại đây, thanh niên này khai nhận tên thật là QNT (32 tuổi, quận Bình Tân). Do thiếu tiền tiêu xài nên đã nảy sinh ý định trộm cắp vặt để kiếm tiền.
TRẦN ĐỨC
Theo PLO
Ban Nội chính Khánh Hòa trả lời người bị oan Mới đây, ông Nguyễn Xuân Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Khánh Hòa, đã có văn bản trả lời đơn của ông Trần Bê, người bị oan ở phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa. Ông Bê yêu cầu cơ quan tố tụng, cụ thể là VKSND tỉnh Khánh Hòa, khôi phục danh dự và bồi thường thiệt hại cho ông gần...