Vương quyền dầu mỏ: Nhà giàu Saudi Arabia sẽ chết dưới tay Mỹ?
Đã quá muộn để Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kết liễu cuộc cách mạng dầu đá phiến. Liên minh này đang phải đối mặt với tình cảnh Mỹ đủ khả năng tăng mạnh sản lượng mỗi khi dầu tăng giá.
Nếu những dự đoán về thị trường tương lai là chuẩn xác, Saudi Arabia sẽ lâm vào bất ổn trong hai năm tới, với viễn cảnh khủng hoảng kéo dài nhiều năm. Giá dầu hợp đồng tương lai giao tháng 12/2020 hiện được giao dịch quanh ngưỡng 62 USD/thùng, phản ánh sự thay đổi sâu sắc về bối cảnh kinh tế ở Trung Đông và những quốc gia giàu dầu mỏ.
Tháng 11/2014, Saudi Arabia đã chơi một ván bài lớn khi quyết định không hỗ trợ giá dầu lao dốc, thay vào đó tiếp tục tăng sản lượng khai thác lên mức kỉ lục 10,6 triệu thùng/ngày, gây ngập lụt nguồn cung với ý định đánh sập các nhà xuất khẩu manh nha hình thành có thể thách thức địa vị của Riyadh. Thế nhưng nếu như Saudi Arabia toan tính tiêu diệt ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ thì có vẻ như họ mắc phải một sai lầm nghiêm trọng.
Mỹ đang vươn tới địa vị người chơi chính trên thị trường dầu mỏ toàn cầu nhờ bước đột phá trong ngành khai thác dầu khí đá phiến. (Ảnh:AP)
Báo cáo của mới nhất của Ngân hàng Trung ương Saudi Arabia đã phải thừa nhận rằng các nước sản xuất ngoài OPEC giờ có thể đáp thích ứng tốt hơn với xu hướng giá dầu thấp, ít nhất là về mặt ngắn hạn. Việc Riyadh tăng sản lượng chỉ đưa đến hệ quả ngành công nghiệp dầu mỏ giảm bớt lượng giàn khoan triển khai ở các mỏ mới, mà không làm giảm dòng dầu chạy từ những mỏ đang khai thác. Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, các tập đoàn dầu mỏ, khí đốt lớn đã cắt giảm 46 dự án, với khoản vốn đầu tư lên đến 200 tỉ USD.
Đẩy giá dầu xuống đáy, Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh thực chất chỉ giết chết triển vọng khai thác dầu với chi phí cao trong các dự án ở Bắc Cực (Nga), vịnh Mexico, vùng biển nước sâu Đại Tây Dương, ngành dầu cát của Canada. Không có dấu hiệu nào cho thấy ngành khai thác dầu khí đá phiến của Mỹ sẽ bị tàn lụi. Mấu chốt nằm ở chỗ, ngành công nghiệp mang tính cách mạng này không có chi phí quá cao, chỉ ở mức trung bình và giá thành sản xuất có thể sẽ còn giảm thêm 45% chỉ trong năm nay mà không cần viện đến việc chỉ chăm chăm tăng sản lượng ở các mỏ có trữ lượng cao.
Kĩ thuật khoan tiên tiến giúp các nhà sản xuất có thể mở từ 5-10 giếng khoan từ nhiều hướng khác nhau trong cùng một khu vực khai thác. Những vòi khoan mới có khả năng tự làm tan đất đá hứa hẹn sẽ giúp tiết kiệm 300.000 USD/giếng khoan. “Chúng tôi đã tiết giảm 50% chi phí khoan và có thể sẽ tiếp tục giảm 30% trong thời gian tới”, John Hess, người đứng đầu tập đoàn Hess Corporation (Mỹ) tiết lộ. Một câu chuyện tương tự cũng được Tập đoàn Pioneer Natural Resources chia sẻ: “Chúng tôi vừa mới khoan thành công mũi khoan ở độ sâu 5.400m chỉ trong vòng 16 ngày ở bồn địa Permian (Texas), so với 30 ngày hồi năm ngoái”.
Số lượng giàn khoan tại khu vực Bắc Mỹ đã giảm từ 1.608 chiếc thời điểm tháng 9/2014 xuống còn 664 chiếc, thế nhưng sản lượng dầu khai thác thì lại tăng lên, với mức kỉ lục mới được ghi nhận trong 43 năm qua: 9,6 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2015. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất dầu khí đá phiến vẫn được bảo đảm bởi các hợp đồng giao kỳ hạn tương lại. Thuốc thử sẽ đến trong vài tháng tới khi các hợp đồng này hết hạn. Tuy nhiên, viễn cảnh với OPEC cũng chẳng sáng sủa thêm là bao. Một số công ty mới gia nhập ngành dầu khí đá phiến sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính sẽ phá sản, nhưng các giếng dầu thì vẫn còn đó, công nghệ và hạ tầng vẫn còn đó. Các tay chơi “giàu tiềm lực” sẽ vợt lại những dự án còn dang dở. Khi dầu tới ngưỡng 60 USD/thùng thì họ lại tăng sản lượng tức thì.
OPEC giờ đây phải đối mặt với “cơn gió ngược” kinh niên: Mỗi lần giá dầu tăng là một lần Mỹ tăng sản lượng khai thác. Ông Sheffield cho biết, chỉ riêng tại bồn địa Permian, các nhà sản xuất dầu đá phiến dư năng lực khai thác 5-6 triệu thùng/ngày, tức là nhiều hơn sản lượng của Saudi Arabia ở mỏ Ghawar – mỏ dầu lớn nhất thế giới. Trong tình thế này, Riyadh là người chịu thua thiệt nhiều nhất, với việc dầu mỏ chiếm đến 90% tổng thu ngân sách quốc gia. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia sẽ là 140 tỉ USD trong năm nay, tương ứng với 20% GDP. Thâm thủng ngân sách sẽ còn căng thẳng hơn, do mức cân bằng chỉ có thể đạt được khi giá dầu ở mức 106 USD/thùng. Dự trữ ngoại tệ cũng giảm từ mức đỉnh 737 tỉ USD tháng 8/2014 xuống còn 672 tỉ USD tháng 5/2015 và sẽ tiếp tục “bốc hơi” 12 tỉ USD/tháng nếu giá dầu đi xuống.
Video đang HOT
Đó sẽ là một thách thức không nhỏ đối với chính quyền của Quốc vương Salman, khi mà Saudi Arabia chưa hình thành được một nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, còn người dân thì đã quá quen với việc được chính quyền bao cấp, miễn thuế thu nhập cá nhân, cổ tức; trợ cấp giá xăng dầu, điện…
Theo Hoài Thanh/ Oilprice
Bị Mỹ soán ngôi, Nga phải xem lại mình?
Từ khi Liên Xô tan rã đến nay đã được hơn hai thập kỷ, hơn một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống Putin, nước Nga có kinh tế tăng trưởng mạnh nhờ giá dầu mỏ lên cao, đã không có những sự đầu tư xứng đáng vào công nghệ.
Hoa Kỳ soán ngôi
Báo cáo tuần trước của công ty năng lượng BP chỉ ra, trong năm 2014, Hoa Kỳ đã vượt Saudi Arabia và Nga để trở thành nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt lớn nhất thế giới. Thực tế, việc này đã được nhận ra từ năm ngoái với những sự kiện giá dầu thô thế giới giảm mạnh.
"Cuộc Cách mạng dầu đá phiến của Hoa Kỳ" gắn với sự phát triển của công nghệ chiết xuất dầu từ đá đã làm tăng sản lượng dầu trong nước từ năm 2006 như các khu vực Bakken ở Bắc Dakota hay Eagle Ford tại Texas (2006 cũng là năm sản lượng dầu của Hoa Kỳ đạt 6,5 triệu thùng một ngày).
Sản lượng dầu của Hoa Kỳ tăng đều đặn 750 nghìn thùng một ngày chỉ tính riêng trong năm 2012. Tháng 4/2014, Hoa Kỳ sản xuất 8,4 triệu thùng dầu một ngày, mức cao nhất kể từ 27 năm qua từ dầu Texas và Bắc Dakota. Sản xuất dầu Texas đạt hơn 3 triệu thùng mỗi ngày, lần đầu tiên kể từ cuối năm 1970, tăng hơn gấp đôi sản xuất trong ba năm qua; sản lượng của Bắc Dakota đạt 1 triệu thùng mỗi ngày, lần đầu tiên trong lịch sử và đạt mức gần gấp ba lần sản lượng trong ba năm gần đây.
Về khí tự nhiên, tháng 1/2013, sản lượng khí tự nhiên của Hoa Kỳ là 64,9 tỷ feet khối, tương đương nhu cầu tiêu thụ trong nước. Giai đoạn này cũng là giai đoạn kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm và như người ta nói, "nước Mỹ trên bốn bánh xe," là đất nước của xe hơi đã bước vào một tư duy mới với công nghệ xe hơi tiết kiệm nhiên liệu.
Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên cũng làm người ta hướng nhiều sang việc phát triển "tiêu thụ năng lượng xanh" hay tận dụng chính việc trái đất nóng lên. Khi một nền kinh tế xã hội tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới thay đổi định hướng tư duy năng lượng, nó sẽ ảnh hưởng đến sản xuất dầu khí toàn cầu.
Nhìn qua chính sách năng lượng Hoa Kỳ, chúng ta có thể khái quát một số điểm chính:
Thứ nhất, trước đây Hoa Kỳ luôn sản xuất khai thác dầu mỏ một cách "cầm chừng," để dành cả phần "nạc" (những khu vực dễ khai thác, giá thành thấp) lẫn phần "xương" (dầu đá phiến) như một nguồn dự trữ quốc gia. Nay bằng sự phát triển vượt bậc về công nghệ, nước này đã biết cách xử lý phần "xương" một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, cùng với xu hướng toàn cầu trong tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng khác thân thiện hơn với môi trường.
Thứ ba, là thay đổi bản đồ cung cầu năng lượng toàn cầu, đưa thị trường tiêu thụ năng lượng Châu Mỹ trở nên độc lập, ít phụ thuộc hơn vào nguồn Trung Đông. Và hơn nữa, nước Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ và khí tự nhiên "tầm cỡ," không chỉ là nhà nhập khẩu có hạng nữa (nhập khẩu dầu mỏ của Hoa Kỳ trong năm 2015 được dự đoán sẽ giảm 22% so với năm trước và sẽ là mức thấp nhất trong vòng 45 năm qua).
Mỏ dầu đá phiến Bakken tại bắc Dakota của Mỹ
Ngai vàng Sa hoàng lung lay dữ dội
Hoa Kỳ vượt Saudi Arabia để trở thành những sản xuất dầu khí lớn nhất toàn cầu đúng vào thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine và quan hệ Nga - Phương Tây trở nên xấu chưa từng có. Nên việc nước này tăng sản lượng dầu khí hay bị gắn với một "âm mưu" hạ gục nước Nga trên mặt trận năng lượng hóa thạch.
Và điều này không phải vô căn cứ. Đầu năm 2014 giá dầu thế giới vẫn ở mức cao, chủ yếu do tình hình nội bộ của một số nước xuất khẩu dầu như Libya hay thất thoát dầu ở Nigeria... giá dầu Brent giao dịch tại London đạt mức cao nhất là 115 đô-la Mỹ một thùng ngày 19/6/2014.
Việc Hoa Kỳ tăng sản lượng dầu đã giúp giữ cân bằng mức giá, và đến nay thì giá dầu Tây Texas vẫn luôn thấp hơn giá dầu Brent từ 7 - 10 đô-la Mỹ. Nếu Hoa Kỳ tăng sản lượng, Saudia Arabia và cả các nước OPEC không thể giảm sản lượng vì sẽ mất thị phần. Đây chính là yếu tố chính dẫn tới việc giá dầu thô thế giới "rơi" thê thảm trong nửa cuối năm 2014.
Với Saudi Arabia, đất nước ngồi trên túi dầu của thế giới "thò xuống là có dầu," dân số bằng 1/5 Nga và công nghệ khai thác tiến tiến hơn nhiều, thì việc vị mất ngôi xuất khẩu dầu mỏ chăng nữa, vấn đề cũng sẽ không quá lớn.
Nhưng với "Sa hoàng" Nga thì khác. Đánh giá về vị thế của Nga trước những thay đổi về thị trường dầu khí toàn cầu, bà Tatiana Mitrova, Viện hàn lâm Nghiên cứu Khoa học Năng lượng Nga cho biết, hơn 40% ngân sách của Nga từ dầu mỏ và khí đốt. Do đó từ năm 2013 Viện này đã dự báo tình hình khó khăn của Nga bắt đầu từ năm 2015 với sự thâm hụt ngân sách nghiêm trọng: xuất khẩu dầu mỏ của Nga có thể giảm xuống mức 25% - 30% sau năm 2015, làm giảm tổng sản phẩm quốc nội hơn 100 tỷ USD.
Nửa cuối năm 2014 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, "vũ khí dầu mỏ và khí đốt" thường được Nga sử dụng hữu hiệu để o ép Châu Âu và đặc biệt là Ukraine, gần như trở nên vô dụng. Châu Âu vốn là thị trường truyến thống mua khí đốt của Nga, cũng đã dần chuyển hướng trong cả nguồn cung lẫn cách thức sử dụng năng lượng, và trở nên "nhờn đòn khí đốt" của Nga.
Bản đồ năng lượng thế giới không chỉ được vẽ lại ở tầm các tay chơi cỡ bự như Hoa Kỳ hay Châu Âu. Trong năm 2014, Turkmenistan đã cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga từ mức 11 tỷ mét khối xuống mức 4 tỷ mét khối. Đất nước Trung Á có trữ lượng khí đốt đứng thứ tư thế giới này đã tái khởi động dự án "Đường ống ước mơ" với sự hậu thuẫn của Liên minh Châu Âu để có thể bán khí đốt sang Châu Âu từ năm 2019.
Nước Nga cũng không chịu ngồi yên - để tiếp tục chơi ván cờ, Gazprom đã thay dự án đường ống "Dòng chảy Phương Nam" bị hủy bỏ bằng "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" (vốn đều là những dự án một mũi tên hạ hai mục tiêu bỏ qua con đường Ukraine và vẫn bán được khí đốt sang Châu Âu.) Ngoài ra Hợp đồng khí đốt "khủng" với Trung Quốc cũng là môt phương án đa dạng hóa thị trường tiêu thụ của Nga.
Trong tương quan với "Đường ống ước mơ" thì "Dòng chảy Phương Nam" sẽ có một người cạnh tranh bán hàng khó có thể xem thường. Và nếu không có những "cú hích" đáng kể từ phía Chính phủ, Nga sẽ chắc chắn rơi vào tình thế "trở tay không kịp" khi thị trường toàn cầu thay đổi.
Không nằm ngoài dự đoán, nước Nga nhanh chóng rơi vào tình thế khó khăn vì mọi kế hoạch ngân sách đều tính toán dựa trên giá dầu mỏ 110 đô-la Mỹ một thùng.
Mấu chốt của vấn đề là chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của sức sáng tạo phục vụ cuộc sống. Từ khi Liên Xô tan rã đến nay đã được hơn hai thập kỷ, hơn một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống Putin, nước Nga có kinh tế tăng trưởng mạnh nhờ giá dầu mỏ lên cao, đã không có những sự đầu tư xứng đáng vào công nghệ.
Ngay cả hạ tầng của ngành dầu khí đang là xương sống của nền kinh tế cũng đã lỗi thời và lạc hậu, phần lớn có từ thời Xô-viết... Điều đó làm cho thứ hàng hóa chính này của Nga có sức cạnh tranh rất yếu so với dầu dễ khai thác của Saudi Arabia hoặc công nghệ khí hóa lỏng ngày càng tiên tiến của Hoa Kỳ nay được chở sang bán cho Châu Âu.
Với tiềm năng vô cùng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, việc Nga bị đẩy ra khỏi tốp những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu khí cũng còn lâu. Nhưng rõ ràng trước những gì đang diễn ra, nước Nga cần xem lại cách thức "vượt lên dẫn đầu" lâu nay của mình.
Theo Phúc Lai
Vietnamnet
Báo cáo Đánh giá Năng lượng Thế giới của BP phát hành ngày 10/6 cho biết năm ngoái, sản lượng dầu thô nội địa của Mỹ đã đạt mức kỷ lục 1,6 triệu thùng một ngày trong năm ngoái. Tính chung trong cả năm 2014, Mỹ đã sản xuất được 1.250 triệu tấn dầu mỏ, trong khi Nga đạt mức 1.062 triệu tấn. Ngoài ra, sản lượng khí ga của Mỹ cũng vượt Nga, đưa Mỹ trở thành sản xuất hỗn hợp các hi-đrô cácbon lớn nhất thế giới.
Ả Rập Xê Út bắt đầu 'thấm đòn' bởi giá dầu giảm Ả Rập Xê Út - nước tích cực ủng hộ chính sách không giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang đối mặt với lỗ hổng lớn trong ngân sách do giá dầu giảm và chi tiêu quân sự tăng. Theo giới phân tích, quốc gia giàu dầu thô này được cho là sẽ bị buộc đi...