‘Vương quốc rắn’ nuôi 3 triệu con/năm ở TQ phải đổi nghề vì Covid-19
Người nuôi rắn tại Trung Quốc đứng trước nguy cơ mất nguồn thu nhập giúp họ duy trì cuộc sống trong hàng chục năm và phải đổi nghề vì chính phủ cấm mua bán động vật hoang dã.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát làm chấn động cả Trung Quốc hồi tháng 1, cư dân tại làng nuôi rắn Zisiqiao phải đối mặt với lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã, vốn là nguồn sống đối với họ trong hàng thập kỷ, theo SCMP.
Nguồn sống trong 40 năm
Làng Zisiqiao có hàng trăm lao động tham gia nuôi rắn, mỗi năm lên đến 3 triệu con. Giờ đây, những chuồng nuôi rắn vốn nằm chen chúc trên các thanh xà ngang đã trở nên trống không. Từ “rắn” trên biển hiệu bên ngoài các nhà hàng ở ngoại vi làng Zisiqiao đã bị xóa bỏ.
“Trong làng bây giờ chắc chắn không còn ai nuôi rắn. Nguyên nhân là do dịch bệnh. Zhong Nanshan (bác sĩ nổi tiếng của Trung Quốc) đã nói dịch bệnh liên quan tới rắn và dơi”, Yang Heyong, một người nuôi rắn 71 tuổi, cho biết.
Người nuôi rắn tại Zisiqiao có nguy cơ mất nguồn sống. Ảnh: SCMP.
Zisiqiao đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp nuôi rắn trong gần 40 năm qua. Làng này có một bảo tàng văn hóa rắn, từ lâu đã trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Loài bò sát này cũng đã trở thành một phần của nền kinh tế phi chính thức của làng, các gia đình nuôi chúng tại sân sau để bán cho các nhà hàng hoặc lái thương thu mua nguyên liệu thuốc.
Đại dịch toàn cầu Covid-19 khởi phát từ động vật hoang dã bán tại chợ hải sản ở Vũ Hán. Các nhà khoa học tin rằng virus corona gây ra đại dịch xuất phát từ dơi, các nghiên cứu ban đầu cho thấy chúng được truyền sang con người thông qua loài rắn.
Trung Quốc đã ra lệnh cấm tạm thời hoạt động mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã từ ngày 23/1. Bắc Kinh cũng cam kết sửa đổi quy định về bảo vệ động vật và ngăn ngừa dịch bệnh để biến lệnh cấm tạm thời thành quy định lâu dài. Tổng cộng 13 tỉnh đã thực hiện các biện pháp ở cấp địa phương nhằm cấm hoạt động tiêu thụ động vật hoang dã.
Video đang HOT
Tại Zisiqiao, làng cách Thượng Hải 200 km, giấy phép nuôi ấp rắn đã bị hủy bỏ trong tháng 1. Mùa Đông là thời gian tạm nghỉ và hoạt động nuôi ấp thường chỉ bắt đầu vào tháng 4 hoặc tháng 5, vì vậy tác động kinh tế lên các gia đình chưa rõ rệt.
Một số cư dân cho biết họ hy vọng lệnh cấm sẽ được nới lỏng khi cuộc khủng hoảng y tế kết thúc. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ khẳng định lệnh cấm có hiệu lực lâu dài, và dù giấy phép mới có được cấp vào cuối năm nay, các điều kiện về nuôi ấp sẽ chặt chẽ hơn nhiều so với trước đại dịch.
“Giấy phép sẽ không được cấp dù đại dịch có kết thúc. Họ sẽ phải đổi nghề, nuôi những sinh vật khác”, Lu Jinliang, một quan chức của làng, cho biết.
Mua bán 9.000 con rắn mỗi năm
Một nghiên cứu của Đại học Vũ Hán công bố tháng 12/2019 cho thấy từ 7.000-9.000 con rắn được buôn bán tại Trung Quốc mỗi năm. Hoạt động của các trang trại nuôi rắn có khả năng đã làm ra tăng sự lây truyền các bệnh lây nhiễm.
Mặc dù vậy, giáo sư Yu Xuejie từ Đại học Vũ Hán, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết ông không tin rắn là nguồn lây virus corona. Một nghiên cứu khác công bố vào tháng 3 cho rằng bằng bằng chứng gene cho thấy rắn có thể đóng vai trò là động vật lây truyền trung gian.
Trung Quốc mua bán tới 9.000 con rắn mỗi năm. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, kết luận này vấp phải sự nghi ngờ, theo giáo sư Patrick Aust, chuyên gia từ Đại học Oxford của Anh.
“Nguồn lây bệnh nhiều khả năng nhất là các loài thú có vú, có thể là dơi, tuy nhiên có nhiều loài đáng nghi ngờ khác, trong đó có tê tê”, ông Aust nói, đồng thời khẳng định không có lý do để chỉ coi rắn là động vật có nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Các tổ chức bảo vệ động vật đã hoan nghênh lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc, trong đó có giới hạn nuôi ấp rắn, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh cấm vĩnh viễn hoạt động này. Tuy nhiên, các tổ chức cũng đề nghị không nên chỉ coi rắn là động vật lây truyền dịch bệnh.
“Đây là vấn đề dịch bệnh, không phải là vấn đề của riêng một loài vật. Đây là vấn đề của con người”, Aili Kang, giám đốc điều hành chương trình châu Á của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, cho biết.
Duy Anh
Thần Amun - Vua của các vị thần Hy Lạp cổ đại
Amun là một vị thần quan trọng xuyên suốt lịch sử Ai Cập. Ông là một trong những vị thần quyền lực nhất của thế giới cổ đại với ngoại hình là một người đàn ông đội vương miện có chóp lông dài.
Vị thần này được ca ngợi là 'Vua của các vị thần', đem lại may mắn, công bằng và bảo vệ những người dân của mình. Chính vì vậy, Amun trở thành một vị thần bảo hộ, được người dân ở lưu vực sông Nile tôn thờ.
Ai Cập cổ đại và những bí ẩn trường tồn với thời gian
Vị thần ngự trị trên cao
Amun hay còn được gọi là Amon, người vợ đầu tiên là nữ thần chiến tranh Wosret, là một trong 8 vị thần sơ khai đầu tiên trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Amun xuất hiện dưới nhiều hình hài khác nhau như ếch, rắn hổ mang, cá sấu hay khỉ. Ông có thể tự tái sinh mình bằng cách biến thành rắn và lột da. Nhưng phổ biến nhất là hình dáng một người đàn ông với cái đầu cừu hoặc một con cừu. Cuối cùng thì ông xuất hiện với hình ảnh một vị vua ngồi trên ngai vàng, đội vương miện với hai chóp lông.
Amun là một vị thần lớn của người Ai Cập và người Berber (sống ở Bắc Phi). Được phát âm "Amana" trong tiếng Ai Cập cổ, cái tên Amun có ý nghĩa "người ẩn thân" hay "tàng hình". Người Ai Cập tin rằng: "Trên vùng đất khô hạn được sông Nile nuôi dưỡng sự sống, ánh sáng của thần Amun tỏa ra rực rỡ, che chở cho người dân nghèo".
Theo truyền thuyết, thần Amun tự tạo ra chính mình trước khi sáng tạo ra những vật xung quanh. Vai trò của Amun được chứng nhận kể từ thời kỳ Cổ Vương quốc (thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên). Vào vương triều thứ 11 (khoảng thế kỉ 21 trước công nguyên), Amun trở thành vị thần bảo hộ của thành phố cổ đại Thebes (Ai Cập), thay thế thần chiến tranh đầu chim ưng Monthu.
Amun trong hình hài một người đàn ông, đội vương miện có chóp lông, tay cầm ankh và was
Amun đươc coi là "Vua của các vị thần", vợ ông là Mut - nữ hoàng của các vị nữ thần. Bà sinh ra từ bể nước nguyên thủy và từ bà sinh ra tất cả các nữ thần. Gia đình thần Amun và Mut có một người con trai - thần mặt trăng Khonsu - tạo nên "Bộ ba Theban". Sau cuộc nổi dậy của Thebes chống lại người Hyksos và dưới sự trị vì của Pharaoh Ahmose 1, sự ảnh hưởng của thần Amun vươn lên tầm quốc gia và vị thần này được hợp nhất với thần Mặt trời Ra để trở thành Amun - Ra (hoặc Amun - Re).
Vua của các vị thần
Trong suốt thời kì Tân Vương quốc (từ thế kỉ 16 - 11 trước công nguyên), Amun - Ra duy trì vị trí đứng đầu trong số các vị thần của người Ai Cập (ngoại trừ giai đoạn dưới thời Pharaoh Akhenaten vốn bị lịch sử Ai Cập gọi là dị giáo). Amun - Ra trong giai đoạn này được xem là một vị thần huyền ảo, sáng tạo đệ nhất, là chúa tể của người nghèo hay người gặp khó khăn và là vị thần có được sự tôn thờ ở mọi cấp độ. Thần Amun - Ra "Vua của các vị thần" - đã phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đơn thần, khi các vị thần khác trở thành hiện thân của Amun - Ra. Bộ đôi Amun - Ra và thần của cõi âm Osiris là hai vị thần được ghi nhận rộng rãi nhất trong số các vị thần của người Ai Cập cổ đại.
Nhờ vai trò là vị thần chính của Tân Vương quốc, Amun - Ra có được sự tôn thờ ở cả những khu vực nằm bên ngoài lãnh thổ Ai Cập, tại Libya và Nubia cổ đại, và còn được ghi nhận là Zeus Ammon, tức vị thần được người Hy Lạp cổ đại biết đến dưới cái tên Zeus. Ngay cả trong những thăng trầm của lịch sử với sự cạnh tranh giữa hai nhà nước Ai Cập và Nubia cổ đại, Amun - Ra vẫn là vị thần ngự trị trên cao. Lịch sử vương quốc kéo dài 3.000 năm của Ai Cập cổ đại ghi nhận những mối quan hệ phức tạp, liên tục thay đổi với các vương quốc láng giềng. Với người Libya ở phía tây hay người Babylon, Hittites, Assyria và Ba Tư ở phía đông bắc, Ai Cập đều lần lượt tiến hành các cuộc chiến tranh, kí các hiệp ước và tham gia vào nhiều mối giao thương đem lại lợi ích chung.
Những con thuyền linh thiêng của Amun-Ra, Mut và Khonsu
Nhưng trong số đó, quan trọng nhất, lâu đời nhất và vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, là mối quan hệ với người hàng xóm Nubia trấn giữ khu vực ở phía nam (ngày nay là Sudan). Dòng sông Nile với những cơn lũ hàng năm là khởi nguồn của sự sống trong môi trường sa mạc khắc nghiệt, đồng thời cũng chính là dòng chảy kết nối hai nền văn hóa.
Chia sẻ dòng chảy chung đó của lịch sử, người Ai Cập và người Nubia cùng thờ chung một vị thần tối cao, thần Amun, vốn liên kết chặt chẽ với việc sùng bái đức vua và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tranh giành vị trí tối cao của hai nền văn minh này. Tín ngưỡng thờ thần Amun trong thời kỳ Trung và Tân Vương quốc trong thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, bị hấp dẫn bởi vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên bao gồm gỗ mun, ngà voi, da động vật và quan trọng nhất là vàng, Ai Cập mang quân chinh phục Nubia và biến nơi đây thành một tỉnh thuộc địa. Khi mở rộng sự kiểm soát với Nubia, người Ai Cập đã xây dượng thêm các ngôi đền của thần Amun, trong đó ngôi đền lớn nhất nằm ở chân một ngọn núi linh thiêng có tên Jebel Barkal. Chính ngôi đền này được người Ai Cập tuyên bố là ngôi nhà ở phương nam của thần Amun, qua đó hình thành ý tưởng Ai cập và Nubia là một khối thống nhất và giải thích cho sự cai trị với cả hai vương quốc này.
Sau khi Tân Vương quốc của Ai Cập sụp đổ vào khoảng năm 1069 trước công nguyên, tại Nubia vương quốc của người Kush nổi lên với cung điện ở Napata gần kề với ngọn núi Jebel Barkal. Một điểm thú vị là dù những người Ai Cập đi chinh phạt đã ra đi, nhưng di sản tôn giáo của họ vẫn tiếp tục sống sót. Đến thời điểm này, những nhà cai trị người Kush vẫn nhiệt thành thần phục thần Amun. Như các tiền bối Ai Cập từng dùng vị thần này để hợp thức hóa việc chinh phục Nubia, giờ đây vua của người Kush là Piye trong thời kỳ bất hòa ở Ai Cập, trước là củng cố ngôi nhà ở phương bắc của thần Amun ở Karnak (Ai Cập), sau lại tuyên bố thay mặt thần Amun để khôi phục sự kiểm soát thống nhất với Nubia và Ai Cập.
Vị vua này sau đó chinh phạt phần còn lại của Ai Cập và vào năm 728 trước công nguyên trở thành vị pharaoh đầu tiên trong số các pharaoh mang dòng máu Kush trị vì Ai Cập trong khoảng 70 năm. Nhiều thế kỉ sau đó, tín ngưỡng thần Amun vẫn duy trì vị trí trung tâm trong tôn giáo và chính trị ở Nubia. Điều này được minh chứng trong những phát hiện tại một cuộc khai quật được tiến hành từ năm 2000 ở Dangeil, thành phố hoàng gia của người Kush nằm hai bên dòng sông Nile ở phía nam Napata.
Các nhà khoa học đã tìm thấy những di tích có thể từng một chuỗi các ngôi đền của thần Amun tồn tại trên cùng vị trí trong tổng cộng khoảng 1000 năm từ thời kỳ các vị pharaoh người Kush cai trị Ai Cập đến những thế kỉ đầu tiên sau công nguyên khi nền văn minh Kush bước vào một kỉ nguyên vàng son và Ai Cập trở thành là thuộc địa của La Mã.
Thành Trung (biên soạn)
Cả gan săn trộm chó nhà, trăn khủng bị chém "banh xác" Cả gan vào làng săn trộm chó, con trăn này đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình khi bị người dân chém "banh xác". Phát hiện thấy một chú chó đang bị con trăn khủng quấn chặt, những người dân trong làng đã dùng mã tấu chặt đứt người con vật rồi giải cứu cho chú chó này. Tuy nhiên,...