‘Vương quốc’ lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
Dọc các bờ kênh ở huyện Mang Thít là hơn 1.000 lò gạch nung, nhìn từ xa như những ngọn tháp thu nhỏ.
Làng nghề làm gạch nung ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) hình thành cách đây hơn 100 năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày nay, các lò gạch vẫn đỏ lửa dù đã qua thời hoàng kim xưa. Hiện còn khoảng 1.300 lò gạch, trải dài trên diện tích 3.000 ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở ven con rạch Thầy Cai đến đoạn giáp sông Cổ Chiên – một nhánh sông Cửu Long.
Các lò gạch dựng san sát nhau dọc bờ kênh để thuận tiện vận chuyển thành phẩm đi khắp nơi. Những chủ lò cho biết, thời hoàng kim là những năm 1980, cả “vương quốc” có hơn 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò.
Mỗi nhà thường có từ 2 đến 5 lò gạch, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong vùng. Sau những năm 2000, nghề nung gạch ở Mang Thít dần đi xuống do chi phí sản xuất cao, thói quen người dùng thay đổi. Nhiều nhà phá bỏ lò gạch để làm những công việc khác.
Một lò gạch thường cao từ 7 đến 12 m, có hình như tháp tròn, nhỏ dần ở đỉnh.
Video đang HOT
Lò gạch được xây dựng bằng hàng nghìn viên gạch thẻ đều tăm tắp xếp theo kiến trúc hình tròn. Trung bình một lò với 10 thợ sẽ xây trong nửa tháng thì hoàn thành, sử dụng hơn 30.000 viên gạch thẻ.
Bên trong một lò gạch với cửa vào hình bầu dục. Vật liệu trát bên tròng thành lò không phải là xi măng trộn cát mà là đất mùn trộn cát với nước cho thật nhão.
Kiến trúc phần nóc của lò gạch với những đường tròn nhỏ dần ở đỉnh, tạo cảm giác huyền bí như trong một tháp cổ.
Không còn nhộn nhịp sản xuất như trước nhưng làng nghề không vì vậy mà mai một, nhiều chủ xưởng vẫn cố gắng bám nghề. Một xưởng có gần chục nhân viên làm việc, luôn tay cho đất sét vào máy để tạo hình viên gạch.
Đất sét chủ yếu được lấy ở Trà Vinh, mỗi ngày một xưởng sản xuất được khoảng 15.000 viên gạch sống. Trước đây, khâu đóng gạch được làm thủ công, nhưng giờ có máy nên chi phí thấp, hiệu quả cao mà người làm cũng ít hơn.
Gạch sống được phơi ngoài nắng để giảm độ ẩm và cứng, không bị biến dạng trước khi cho vào lò nung.
Chị Kim Loan (40 tuổi, chủ lò gạch) thêm trấu vào lò nung gạch. Chị cho biết, mỗi lò chứa khoảng 15.000 viên, nung trong 20 ngày thì ra thành phẩm.
“Nhà tôi có hai lò gạch, đỏ lửa hơn 20 năm nay. Công việc này không còn mang lại thu nhập cao như trước nữa nên giờ chỉ làm ráng giữ nghề, còn con cái thì cho theo ngành khác thôi”, chị Loan chia sẻ.
Ghe thuyền thường xuyên ra vào rạch Thầy Cai mua gạch hoặc cung cấp đất sét, tro trấu cho các lò.
8/3: Du lịch ở đâu rẻ đẹp và lý tưởng nhất miền Tây?
Miền Tây với gạo trắng nước trong, với bông điên điển và rừng tràm cùng những câu vọng cổ đã làm đắm say biết bao du khách. Tháng 3, cùng ghé các điểm du lịch lý tưởng của miền Tây để nghỉ ngơi, tham quan.
Làng nổi Tân Lập (Long An)
Làng nổi Tân Lập là khu du lịch sinh thái có vẻ đẹp hoang sơ và hệ động thực vật phong phú (Ảnh: gody)
Nổi tiếng từ khi xuất hiện trong MV "Bánh trôi nước" của ca sỹ Hoàng Thuỳ Linh, làng nổi Tân Lập cách TP HCM 100km, là địa điểm được giới trẻ tìm đến mỗi cuối tuần vì cung đường gần và dễ đi.
Điểm đặc biệt nhất ở Tân Lập là thích hợp với những người thích chụp ảnh và tận hưởng không khí tĩnh lặng. Nếu ai có kế hoạch tham quan một số điểm khác thì có thể kết hợp chùa Nổi, Vườn dược liệu hoặc tới cửa khẩu Tân Hiệp mua sắm cách đó không xa.
Rừng tràm Trà Sư (An Giang)
Đi ghe xuồng tham quan Rừng tràm Trà Sư là tour du lịch được nhiều người lựa chọn (Ảnh: Vntrip)
Đến với Rừng tràm Trà Sư du khách sẽ được tận hưởng không gian trong lành, xanh mướt, nơi đây có hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước phía Tây sông Hậu chắc chắn sẽ tạo dấu ấn rất riêng trong lòng du khách với những trải nghiệm thú vị. Đi ghe xuồng tham quan Rừng tràm Trà Sư là tour du lịch được nhiều người lựa chọn. Rừng tràm Trà Sư đẹp nhất mùa nước nổi.
Sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã.
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
Còn chợ nổi Cái Răng nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ - kênh xáng Xà No nên rất thuận lợi cho hoạt động giao thương, mua bán với các tỉnh lân cận và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn và sầm uất nhất trong số các chợ nổi trong vùng, với hàng trăm ghe thuyền tụ tập mua bán tấp nập, từ ghe hàng trái cây của người Việt, ghe buồm của đồng bào Khmer bán cà ràng, đến nhà bè của người Hoa bán tạp hóa...
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm đến được yêu nhất của du khách, nhất là du khách quốc tế. Sự sôi động, nhộn nhịp giao thương trên các con thuyền, ghe của người dân bản xứ tại Cần Thơ tạo thành một bức tranh đầy màu sắc, hấp dẫn du khách.
Ẩm thực miền Tây hút khách
Nếu du khách vẫn còn băn khoăn trong việc nên đi miền Tây hay không thì san vât như ca linh non, ca heo sông Hâu, lươn, chuôt đông... kết hơp vơi nhưng loai rau đông quê như bông điên điên, bông sung, rau đăng, bôn bôn... đươc chế biến theo cach nấu mon miền Tây đôc đao, tao nên hương vi đặc trưng cua đia phương sẽ là một điểm cộng để các gia đình, nhóm bạn ghé miền Tây.
Không chỉ mùa nước nổi, miền Tây luôn đẹp theo một kiểu rất riêng, thôn dã, bình dị nhưng lại đậm đà tình quê, níu chân du khách khi đã đặt chân đến xứ này.
Theo thoidai.com.vn
Nha Trang nhộn nhịp trở lại Sau gần 3 tháng tạm dừng đón khách do dịch Covid-19, các dịch vụ du lịch ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa đã hoạt động trở lại. Ở thời điểm hiện tại, dù không có du khách nước ngoài nhưng các điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang đã nhộn nhịp trở lại với sự có mặt của rất đông khách...