Vương quốc Bhutan – bản giao hưởng bốn mùa độc đáo
Bộ ảnh “ Bhutan bốn mùa” được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải ghi lại trong suốt chuyến hành trình 5 năm, 8 lần khám phá vẻ đẹp của vương quốc hạnh phúc này.
Bhutan là đất nước Phật giáo nhỏ xinh nằm khép mình trên dãy Himalaya với dân số khoảng 800.000 người. Bhutan được ví von là “vương quốc hạnh phúc” hay “Thụy Sĩ của phương Đông”.
Trong 5 năm, với 8 chuyến đi tới Bhutan, nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải đã khám phá khắp các làng quê, pháo đài, núi non, đi khắp ngóc ngách của miền đất yên bình này, tới cả những nơi không thể thấy trên bản đồ. Để hiểu và cảm nhận về cuộc sống, văn hóa của con người Bhutan.
Trong quãng thời gian Nguyễn Thanh Hải đến Bhutan cũng là thời điểm cuộc sống và xã hội ở đất nước này có nhiều bước chuyển mình.
Bhutan thời mở cửa phát triển về viễn thông, đường xá, các phương tiện giải trí được cập nhật nhanh chưa từng thấy, lượng khách du lịch đến Bhutan ngày một tăng dù mức phí dụ lịch nước này được xếp hạng cao nhất thế giới.
Tác giả của bộ ảnh Bhutan bốn mùa chia sẻ có một điều chưa từng thay đổi ở Bhutan đó là nhịp sống chậm của người dân ở vương quốc hạnh phúc này. “Trong suốt 5 năm khám phá với những lần quay lại bất chợt hay dự định sẵn có, tôi vẫn luôn cảm nhận được sự chậm rãi, thong thả của người dân nơi đây. Dường như không có bất cứ sự ganh đua, bon chen nào ở miền đất văn hóa này”, anh nói.
Lý do trên đã thôi thúc anh quay trở lại Bhutan nhiều lần để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao Bhutan duy trì được nhịp sống đó trong vòng xoáy phát triển không ngừng của thế giới hiện đại?”.
Video đang HOT
Bhutan là đất nước khá biệt lập với thế giới, họ giữ gìn bản sắc và sự độc lập của mình bằng những hình thức quản lý khá đặc biệt. Quốc gia này là nơi duy nhất trên thế giới định hướng và đánh giá phát triển đất nước bằng chỉ số hạnh phúc quốc gia (Gross National Happines – GNH) thay cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bốn yếu tố chính để đánh giá chỉ số hạnh phúc GNH của người Bhutan bao gồm: Phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường sống và chính quyền hoạt động hiệu quả. Bhutan là nước duy nhất nghiêm cấm hút thuốc lá nơi cộng cộng trên toàn quốc, cấm săn bắn thú rừng, câu cá cũng như hạn chế chặt cây, khi chặt một cây phải trồng lại ba cây.
Bhutan có thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi tuyết bao phủ xung quanh các thung lũng, làng bản. Du khách sẽ được khám phá hệ sinh thái khác nhau theo độ cao của các vùng miền.
Bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện, môi trường sống xanh, Bhutan còn sở hữu nền văn hóa đặc sắc. Ở tỉnh Punakha, phía Tây Bắc Bhutan, nổi tiếng với vũ điệu mặt nạ độc đáo, đầy sắc màu. Ngoài ra còn nhiều lễ hội ở các vùng miền khác như lễ hội Jakar (miền trung Bhutan), lễ hội rước tranh Phật ở tỉnh Paro, phía tây Bhutan…
Bhutan quản lý sự phát triển du lịch bằng hình thức ấn định lệ phí du khách tối thiểu cho một ngày. Mức phí được đưa ra là 250 USD/người/ngày cho hầu hết tháng cao điểm và 200 USD/người/ngày cho các tháng 6,7 và 8. Với lệ phí du lịch, du khách được hưởng trọn gói các dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên.
Theo zing.vn
Vương quốc đo hạnh phúc, miễn phí tiền điện và chọn du khách
Nằm trên dãy Himalaya, Bhutan từ lâu đã được xem là một quốc gia đặc biệt với nhiều điều thú vị như đo chỉ số hạnh phúc, sản xuất thủy điện thừa dùng và chọn lựa khách du lịch.
Chính phủ Bhutan nhận thức rõ tác động của du lịch đối với cảnh quan và văn hóa độc đáo của mình. Do đó, ngay từ khi mở cửa du lịch, quốc gia này đã đưa ra những giới hạn đặc biệt nhằm tạo ra nền du lịch "giá trị cao, ảnh hưởng thấp". Ảnh: Huffington Post.
Chính sách này hướng đến việc thu hút đối tượng du khách biết tôn trọng nền văn hóa độc đáo và các giá trị của người dân địa phương, đồng thời đem lại cho khách những trải nghiệm không thể quên. Ảnh: BBC.
Mọi du khách (cá nhân hoặc nhóm) đều phải đăng ký các tour hoặc chương trình du lịch riêng đã được lên kế hoạch trước, trả tiền trước và có hướng dẫn viên. Phần lớn người nước ngoài không được phép du lịch bụi ở Bhutan. Ảnh: Kingdom of Bhutan.
Gói tour tối thiểu ở Bhutan có giá 200 USD một ngày (250 USD vào mùa cao điểm). Trong đó, 65 USD một ngày sẽ được chi cho giáo dục và y tế miễn phí, giảm tỷ lệ nghèo. Ảnh: Travel Triangle.
Du khách có thể mua dấu bưu điện có hình gương mặt của mình với giá 4 USD để gửi thư, bưu thiếp cho gia đình tại Thimphu. Ảnh: Whenshetravelstheworld.
Bhutan là quốc gia duy nhất nằm trọn vẹn trong dãy Himalaya. Đây cũng là một trong những quốc gia nhỏ nhất châu Á, với diện tích 38.394 km2. Ảnh: Steve Razzetti.
Dân số của Bhutan vào khoảng 740.000 người, chủ yếu theo đạo Phật. Ảnh: Photoburst.
Vương quốc nhỏ bé này sản xuất lượng điện thừa dùng từ thủy điện. Tất cả công dân của Bhutan đều được dùng điện miễn phí, lượng còn lại được xuất khẩu ra các nước lân cận (thu được 36,5 triệu USD vào năm 2015). Trữ lượng than của Bhutan lên tới 1,3 triệu tấn, nhưng chỉ sử dụng khoảng 1.000 tấn mỗi năm. Ảnh: Glacierhub.
Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới hấp thụ nhiều CO2 từ không khí hơn lượng thải ra. Nhờ 72% diện tích là rừng và số lượng khu công nghiệp thấp, vương quốc xanh này hấp thụ 6 triệu tấn C02 một năm cho Trái đất, trong khi chỉ thải ra 1,5 triệu tấn. Ảnh: Lynsey Addario.
Bhutan cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ, nhằm đảm bảo ít nhất 60% diện tích quốc gia được rừng che phủ. Túi nylon cũng bị cấm sử dụng ở vương quốc xanh - sạch - đẹp này. Ảnh: Mygola.
Thành phố Thimphu của Bhutan là một trong hai thủ đô trên thế giới không có đèn giao thông. Chính phủ có dự định lắp đèn, nhưng vấp phải sự phản đối của người dân. Họ cho rằng đèn giao thông không hiệu quả và thích cảnh sát điều hành hơn. Ảnh: Ajourneyofathousandsteps.
Người Bhutan trân trọng hạnh phúc hơn sự giàu có. Ý tưởng về Chỉ số hạnh phúc quốc gia được Vua Jigme Singye Wangchuck tạo ra. Thay vì đo độ giàu có như các nước khác, quốc vương Bhutan đánh giá cao điều kiện sống và sự hài lòng của người dân. Ảnh: Always Bhutan.
Đây cũng là một trong số các quốc gia chưa từng bị xâm lăng hay cai trị. Nền văn hóa của Bhutan được gìn giữ trọn vẹn, không bị ảnh hưởng nhiều từ các quốc gia bên ngoài. Ảnh: Kingdom of Bhutan.
Gangkhar Peunsum của Bhutan là ngọn núi cao nhất thế giới chưa được chinh phục. Từ năm 2003, chính phủ Bhutan đã cấm leo ngọn núi này để bảo vệ tín ngưỡng tôn giáo của người địa phương. Ảnh: Mfaucher.
Hoàng Linh
Theo World Atlas
15 công trình linh thiêng được xem là kiệt tác kiến trúc Nhiều công trình linh thiêng trên thế giới trở thành điểm đến nổi tiếng nhờ kiến trúc ấn tượng, đem lại cho du khách trải nghiệm khó quên. Tu viện Paro Taktsang, Bhutan: Tu viện này nằm cheo leo trên vách đá ở thung lũng Paro của Bhutan. Đây được cho là nơi đại sư Liên Hoa Sinh ngồi thiền. Ảnh: Tiranapost. Nhà...