Vương quốc Anh: Tranh cãi chuyện tăng lương
Trong bối cảnh nền kinh tế xứ sở Sương mù đang phải “thắt lưng buộc bụng”, Chính phủ Anh vừa quyết định nâng mức lương tối thiểu thêm 7,5%. Nhưng, chỉ sau hai tuần áp dụng (từ ngày 1-4), mức lương mới giờ được Bộ Tài chính Anh gọi là “mức lương sống quốc gia” đang đối mặt với nhiều thách thức.
Theo đó, lương tối thiểu với người lao động trên 25 tuổi tại nước Anh sẽ được nâng lên 7,2 bảng/giờ (10,36 USD/giờ hay 9,1 euro/giờ), so vớì mức 6,7 bảng/giờ trước đó. Đây quả là mức lương “trong mơ” của nhiều quốc gia ngay tại Cựu lục địa. Ước tính khoảng 1,8 triệu lao động được hưởng lợi từ “mức lương sống của quốc gia” này – khái niệm được Bộ Tài chính Anh coi như mức lương tối thiểu bắt buộc với người lao động trên 25 tuổi. Theo Bộ trưởng Tài chính Anh G.Osborne, mức lương sống của quốc gia sẽ đóng vai trò quan trọng đưa xứ sở Sương mù trở thành nền kinh tế có mức lương cao hơn với thuế quan thấp; đồng thời chấm dứt tình trạng bất bình đẳng thu nhập theo giới với người lao động được trả lương thấp, làm việc trong điều kiện khó khăn.
Mức tăng lương mới của Anh được nhìn nhận là không hiệu quả so với mức sống ở quốc gia này.
Dẫu vậy, mức lương này vẫn thấp hơn so với mức khuyến nghị của Tổ chức từ thiện Living Wage Foundation. Nhiều người cho rằng, đây là mức tăng tối thiểu cho người lao động chứ không gọi là mức lương đáp ứng được đời sống trung bình của người dân Anh. Vì, để dễ sống ở Anh, nhất là tại London thì lương phải tăng hơn nữa. Thế nhưng, mức lương mới sẽ chỉ tác động đến 0,1% lực lượng lao động Anh, trong khi những lao động dưới 18 tuổi vẫn chỉ hưởng lương tối thiểu dưới 4 bảng/giờ. Vậy nên, nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng lương của London không thật sự hiệu quả. Bởi lẽ, tại quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp (ở mức 5% như Anh), còn vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng về tiền lương, lương mới với tên gọi “mức lương sống quốc gia” chỉ mang tính biểu tượng.
Tờ The Huffington post và nhiều tờ báo Anh đã đưa ra dẫn chứng, để sống thoải mái ở Anh, lương tối thiểu phải là 8,25 bảng/giờ, còn tại London phải là 9,4 bảng/giờ. Với cả 2 mức tối thiểu này thì, mức 7,2 bảng/giờ vừa được Bộ Tài chính áp dụng là chưa đủ. Các tờ báo cũng chỉ ra một số mặt trái tăng lương ở Anh như: chỉ tăng lương cũng không phải là cách để giảm nghèo; điều cốt yếu hơn phải là các chính sách hỗ trợ cho người dân như giảm thuế, tiền các dịch vụ công cộng hay thanh toán một số hóa đơn… Lại có nhận định rằng, doanh nghiệp không đủ tiền để trả theo lương mới sẽ phải cắt giảm việc làm. Nếu lương được tăng lên 9 bảng/giờ vào năm 2020 như dự kiến sẽ có khoảng 60.000 người mất việc. Tuy vậy, nhiều người vẫn tin tưởng sau khi áp dụng mức lương mới sẽ có đến 4,5 triệu người lao động hưởng lợi. Về lâu dài, lương cao cũng sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động và giúp thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo.
Sau 2 tuần đi vào đời sống, mức lương mới tại Anh đã nhận không ít chỉ trích và gây tranh cãi khi các chủ lao động có vô vàn cách để tăng lương chỗ này nhưng bớt đi chỗ khác, nhằm vẫn tuân thủ quy định mới mà không bị ảnh hưởng đến túi tiền. Ví dụ, ngay sau quy định lương mới có hiệu lực, một chuỗi nhà hàng ăn uống tại Anh đã cắt khoản lương chi cho giờ nghỉ trưa của nhân viên. Một chuỗi cà phê nổi tiếng khác cũng đã bỏ bữa trưa miễn phí cho nhân viên. Còn tại một siêu thị, lương làm ngày chủ nhật đã bị cắt và tiền thưởng ngày lễ cũng giảm… Theo các chuyên gia kinh tế, cũng không thể trách chủ lao động. Quyết định tăng lương được Bộ Tài chính Anh công bố vào tháng 7 năm ngoái và thực thi từ đầu tháng 4 này khiến hầu hết doanh nghiệp cho rằng họ “không kịp trở tay”.
Sau cú tăng lương ở Anh, “lợi nhuận” xem ra không hoàn toàn thuộc về người lao động. Theo các nhà kinh tế từ London, thiện chí của Bộ Tài chính Anh với mức lương mới giống “làn khói bốc hơi” để ngay sau đó lộ rõ một thực tế là ngân sách năm nay tiết kiệm được 1,4 tỷ bảng. Và hứa hẹn nhiều hơn thế trong những năm tiếp theo. Đây hẳn là căn nguyên khiến cuộc trãnh cãi về lương chưa thể dừng tại không chỉ xứ Sương mù. Thùy Dương
Video đang HOT
Theo_Hà Nội Mới
Ai đã giúp Putin chèo lái nền kinh tế?
Được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) năm 2013, Elvira Nabiullina đã góp sức giữ cho nền kinh tế Nga trụ được trước nhiều thách thức, đặc biệt là từ khi nước này đối mặt với cấm vận phương Tây và giá dầu sụt giảm.
Elvira Nabiullina xuất thân từ một gia đình thường dân. Mẹ bà làm việc trong nhà máy còn cha bà là một tài xế.
Theo tạp chí The Economist, trong nhiều năm, người phụ nữ sinh năm 1963 này là trung tâm một sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Nga.
Elvira Nabiullina là cánh tay phải của Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters/RIA Novosti)
Khi Vladimir Putin đắc cử Tổng thống năm 2000, ông tuyên bố sẽ đưa nước Nga thoát khỏi tình cảnh hỗn loạn những năm 1990. Nhưng nói về kinh tế thì Putin "không có nhiều ý tưởng rành rọt", The Economist dẫn lời cựu Bộ trưởng Kinh tế Yevgeny Yasin nhận xét. Do vậy, ông giao phó chính sách kinh tế cho một nhóm chuyên gia có quan điểm chính thống, trong đó có Nabiullina.
Từng giữ các chức vụ Thứ trưởng Kinh tế năm 2000, Bộ trưởng Kinh tế năm 2007 và là cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ tháng 5/2012 đến tháng 6/2013, Nabiullina cho biết, quá trình công tác này có "ảnh hưởng nhiều nhất" đến cách thức bà tiếp cận nền kinh tế.
Năm 2014, bà được tạp chí danh tiếng toàn cầu Forbes xếp vào vị trí người phụ nữ quyền lực thứ 72 trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng 2008-2009, với tình trạng giá dầu lao dốc còn kinh tế èo uột, đã phơi bày thực tế là nền kinh tế Nga phụ thuộc nặng vào các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi họ thoái vốn, CBR đã nỗ lực nâng đỡ giá trị đồng Rúp, thiệt hơn 200 tỷ USD dự trữ ngoại hối chỉ trong vài tháng. Hoạt động cho vay giảm mạnh trên cả nước. Năm 2009, GDP của Nga giảm 8%.
Điều này khiến Nga phải thực hiện hai đợt cải cách, chuẩn bị cho một cú lao dốc nữa không thể tránh khỏi của giá dầu.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina. (Ảnh: Bloomberg)
Trước tiên, nước này đa dạng hóa các nguồn quỹ. Điển hình năm 2003, các nhà quản lý cho phép Euroclear và Clearstream, hai trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế, buôn bán một số loại trái phiếu nhất định của Nga. Điều này giúp thu hút các nhà đầu tư cấp thể chế muốn mua các tài sản giá rẻ.
Với sự giám sát của bà Nabiullina đối với thị trường đầu tư trong nước của Nga, một nguồn quỹ ổn định khác cũng được khai thác. Phần công nợ của Nga do trong nước nắm giữ tăng từ 66% lên 70% chỉ tính riêng năm 2013.
Ngân hàng Goldman Sachs ước tính tài sản các quỹ lương hưu của Nga - dưới sự điều chỉnh của CBR - sẽ tăng từ 60 tỷ USD hiện nay lên khoảng 200 tỷ USD năm 2020. Chính sự đa dạng hóa quỹ tài chính khiến cho nền kinh tế Nga đỡ thiếu vốn hơn trước.
Năm 2015, GDP giảm 4%, chứng tỏ năng lực tốt hơn hồi năm 2008-2009 dù giá dầu giảm sâu hơn.
Sự thay đổi lớn thứ 2 về chính sách kể kể từ năm 2008-2009 liên quan đến các quỹ dự phòng quốc tế của Nga. Chúng tăng thêm 140 tỷ USD năm 2009-2013 lên hơn 500 tỷ USD (chiếm khoảng 1/5 GDP) nhờ giá dầu cao. Chủ trương này đã góp phần giúp cho nước Nga đủ năng lực theo đuổi một chính sách cứng rắn với phương Tây, không cần đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải cứu trợ như hồi năm 1998.
Để duy trì các quỹ dự trữ này khi giá dầu bắt đầu giảm, Nabiullina triển khai một kế hoạch cho phép thả nổi đồng Rúp. Đồng tiền Nga đã giảm 40% giá trị trước đồng đôla Mỹ trong năm 2015. Thông thường trợ giá cho đồng rúp sẽ giữ được sức mua cho Nga nhưng làm như vậy tức là "đốt" các quỹ dự phòng lần nữa. Và CBR quyết định rót đôla cho các ngân hàng và công ty năng lượng bị cấm vận, giúp cho họ thanh toán được nợ bên ngoài. Các quỹ dự trữ còn được dùng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Khi giá dầu phục hồi, CBR lại ngay lập tức tích lũy dự trữ, với mục tiêu đạt mốc 500 tỷ USD một lần nữa.
Đồng Rúp mất giá làm tăng lạm phát, vì xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Và kết quả là, tiền lương thực sự giảm 10% kể từ 2014. Lãi suất - năm 2014 lên tới 17% - trở thành công cụ du nhất cho CBR dùng ngăn đồng Rúp trượt giá. Lãi suất cao cũng giúp hạn chế lạm phát, hiện là 7% xuống mục tiêu 4% mà CBR đặt ra.
Những quyết định kể trên "phản ánh năng lực của ngân hàng đã làm điều đúng cho đất nước bất chấp tình hình chính trị", báo Economist dẫn đánh giá của Birgit Hansl thuộc Ngân hàng Thế giới.
Những bước như vậy là "đau đớn, nhưng cần thiết", bà Nabiullina khẳng định và nhấn mạnh rằng sự suy giảm kinh tế của Nga "chủ yếu là do các yếu tố cấu trúc". Những gì khiến nữ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga lo lắng nhất không phải giá dầu thấp kéo dài mà là Nga có thể cải thiện môi trường kinh doanh "nhanh và năng động tới mức nào".
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Trung Quốc kỷ luật gần 400 quan chức liên quan đến bê bối vaccine Trung Quốc ngày 13/4 cho biết, 357 quan chức nước này sẽ phải đối mặt với các hình thức kỉ luật trong vụ bê bối buôn lậu vaccine số lượng lớn tại TP Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Nhân viên y tế Trung Quốc tiêm vaccine cho một em nhỏ. (Ảnh: ChinaMorning Post) Theo hãng tin Tân Hoa Xã, cho đến nay, nhóm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 thói quen tốt cho sức khỏe khi bước sang tuổi 60

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào sân bay quốc tế Israel khiến 8 người bị thương

Israel nói Qatar 'chơi trò 2 mặt' khi trung gian đàm phán, Qatar phản ứng gắt

Tỉ phú Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sắp nghỉ hưu, đã chọn người kế nhiệm

Biển Đông giữa chuỗi sóng ngầm căng thẳng mới

Nội các Israel ủng hộ mở rộng chiến dịch Gaza
Có thể bạn quan tâm

Bất ngờ về quê ăn giỗ, nữ kế toán phát hiện bí mật động trời mẹ chồng luôn giấu
Góc tâm tình
08:52:01 05/05/2025
Tác động của sơn móng tay đến sức khỏe
Sức khỏe
08:46:35 05/05/2025
Tử vi tuần mới từ 5/5 đến 11/5/2025, 3 con giáp hứng LỘC TRỜI ban, trúng số độc đắc, tiền chui vào két, tha hồ ăn sung mặc sướng
Trắc nghiệm
08:40:07 05/05/2025
Bí ẩn khu phố nổi tiếng nhờ rác ở Ai Cập
Du lịch
08:18:42 05/05/2025
Bom tấn hay nhất năm 2025 bất ngờ bị "phốt" lỗi không ngờ, game thủ đặt ra vô số giả thuyết
Mọt game
08:17:47 05/05/2025
Sao Việt 5/5: Quang Minh khoe quý tử, Phương Trinh Jolie gợi cảm sau sinh lần 3
Sao việt
08:04:14 05/05/2025
Sao nhí Gia Đình Là Số 1 bản Việt dậy thì xuất sắc sau 6 năm: Đẹp như Hoa hậu còn hát nhảy cực đỉnh
Hậu trường phim
08:01:00 05/05/2025
Nghe thấy tiếng ô tô va chạm, người dân chạy tới thì chứng kiến cảnh tượng lạ đời chưa từng có
Lạ vui
08:00:33 05/05/2025
Mỹ nhân Hàn Quốc bị ghét nhất hiện tại: Đã thảo mai còn dối trá, chỉ giỏi đổ lỗi cho người khác
Phim châu á
07:58:47 05/05/2025
Quên iPhone 17 đi, mẫu iPhone này sẽ khiến người dùng ngây ngất
Đồ 2-tek
07:58:00 05/05/2025