Vương Nghị lúng túng khi tướng Thái bất ngờ “nói lời yêu”

Theo dõi VGT trên

Trước hàng trăm ống kính phóng viên, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã thoáng tỏ ra môt chút bối rối chưa biết nên phản ứng thế nào trước phát biểu

Tại sao Nga bất ngờ lên tiếng phụ họa lập trường Trung Quốc ở Biển Đông?Vương Nghị bất ngờ tuyên bố “tạm ngừng” xây dựng đảo nhân tạo ở Biển ĐôngĐa Chiều: Trung Quốc có phải “lưu manh” ở Biển Đông hay không?

Vương Nghị lúng túng khi tướng Thái bất ngờ nói lời yêu - Hình 1

Ông Vương Nghị và người đồng cấp Thái Lan Tanasak. Ảnh: EPA/SCMP.

South China Morning Post ngày 6/8 đưa tin, khi quan hệ với phương Tây xấu đi sau đảo chính quân sự, các tướng Thái Lan đã tập trung thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Nhưng một vị tướng Thái Lan dường như đang đặc biệt “say mê” Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo chung tại Kuala Lumpur hôm Thứ Tư, tướng Tanasak Patimapragom – Ngoại trưởng Thái Lan đã bất ngờ tuyên bố khi đứng trên bục phát biểu với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị: “Nếu tôi là một người phụ nữ tôi sẽ phải lòng ngay trước sự xuất chúng của ông ấy (Vương Nghị)”, tướng Thái nói với báo giới.

Trước hàng trăm ống kính phóng viên, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã thoáng tỏ ra môt chút bối rối chưa biết nên phản ứng thế nào trước phát biểu của người đồng cấp Thái Lan. Hai ông đang tham dự Diễn đàn An ninh Đông Á ARF tại Malaysia.

Tướng Tanasak là một người thân cận của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đưa ra tuyên bố của mình khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận quan hệ ngoại giao của Thái Lan với Trung Quốc.

“Trong thời điểm này chúng tôi tin rằng đây là khoảng thời gian tốt nhất của quan hệ giữa hai nước. Đặc biệt là liên hệ cá nhân của tôi với Bộ trưởng Vương Nghị, một người rất đẹp và lịch thiệp”, sau đó tướng Thái bất ngờ nói về “tình yêu”.

Bắc Kinh đã nhanh chóng chớp cơ hội khi quân đội Thái Lan lên cầm quyền ở Bangkok kể từ tháng 5 năm ngoái. Tanasak nói rằng quan hệ Thái – Trung đã có bề dày qua lại hơn 1000 năm.

“Phải nói rằng chúng tôi rất gần gũi, chúng tôi hơn cả những người bạn, có thể nói rằng chúng tôi là anh em họ với một lịch sử lâu dài bên nhau. Chúng tôi không nói chuyện một cách ngoại giao. Chúng tôi nói chuyện như người một nhà, giống như những người bạn”, Ngoại trưởng Thái Lan nói, hoặc thậm chí như những người yêu nhau.

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Tại sao Nga bất ngờ lên tiếng phụ họa lập trường Trung Quốc ở Biển Đông?

Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng, thủ đoạn mềm nắn rắn buông và sự hiện diện của Nga không có tác động gì lớn đến khu vực.

Vương Nghị bất ngờ tuyên bố "tạm ngừng" xây dựng đảo nhân tạo ở Biển ĐôngĐa Chiều: Trung Quốc có phải "lưu manh" ở Biển Đông hay không?ASEAN đồng loạt yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đảo, Campuchia im lặng

Tại sao Nga bất ngờ lên tiếng phụ họa lập trường Trung Quốc ở Biển Đông? - Hình 1

Video đang HOT

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Reuters.

Ria Novosti ngày 5/8 đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng bác bỏ nhận định của một số chuyên gia cho rằng việc hải quân Nga tập trận chung với hải quân Trung Quốc là một động thái hỗ trợ yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hải quân hai nước Trung - Nga sẽ tiến hành tập trận chung từ 20 đến 28/8 trên vùng biển vịnh Peter Đại đế và biển Nhật Bản. Cuộc tập trận này có tên gọi "Hợp tác Hàng hải 2015". Ông Lavrov nói với đài truyền hình Channel News Asia của Singapore: Các nhà phân tích nên biết lập trường của Nga, đây không phải điều gì bí mật và Nga đã công khai lâu nay.

Ngoại trưởng Nga nói rằng Moscow ủng hộ giải quyết tranh chấp lãnh thổ hàng hải ở Biển Đông, Hoa Đông hay bất kỳ khu vực nào khác theo khuôn khổ của luật pháp quốc tế mà trước hết là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ở Biển Đông còn bao gồm cả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002.

"Theo các văn bản pháp lý này, các quốc gia trực tiếp có yêu sách ở khu vực tranh chấp phải tìm kiếm các biện pháp giải quyết mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Chúng tôi không coi nỗ lực quốc tế hóa các tranh chấp là hữu ích. Nỗ lực như vậy thường không nhằm tới sự tập trung của các bên yêu sách và sau đó thường trở thành điểm nóng chính trị quốc tế. Tôi không nghĩ rằng một cách tiếp cận như vậy là nghiêm túc và trung thực", ông Lavrov nói.

Những nước cờ đáng chú ý của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương

Ông Lavrov đã có cuộc tiếp xúc song phương với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề Diễn đàn An ninh Đông Á ARF ở Malaysia. Tại đây ông Nghị nói với Lavrov: "Trung Quốc sẵn sàng tăng cường phối hợp ở cấp chiến lược với Nga trong các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương để thúc đẩy một khái niệm an ninh chung, hợp tác toàn diện và bền vững, cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở châu Á", theo Tân Hoa Xã.

Tại sao Nga bất ngờ lên tiếng phụ họa lập trường Trung Quốc ở Biển Đông? - Hình 2

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Zimbio.

The Diplomat ngày 6/8 bình luận, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang tìm cách tận dụng sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga trong khu vực để thúc đẩy các lợi ích an ninh - quốc phòng của riêng mình ở Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Nga về mặt quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Tháng 4 năm nay, Đô đốc Samuel Locklear - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ thời điểm đó đã nói với Ủy ban Quân vụ Nhà Trắng rằng, Nga đã trở lại Thái Bình Dương, mức độ hoạt động quân sự của Nga trong khu vực này đã gần đến ngưỡng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Moscow đang tìm cách cải thiện khả năng răn đe hạt nhân chiến lược và lực lượng tàu ngầm ở phía Bắc Thái Bình Dương.

Hoạt động của Nga không chỉ gây ảnh hưởng tới khu vực Bắc Cực mà còn cả Đông Bắc Á. Nga cũng đã tăng sự hiện diện quân sự của mình ở Đông Nam Á, Đô đốc Locklear nhận định. Nhật Bản cũng ghi nhận sự gia tăng hoạt động quân sự của Nga trong khu vực Hoa Đông.

Trong khi đó Trung Quốc có vẻ như đang chào đón sự gia tăng hiện diện này của Nga. Ngoài việc đẩy mạnh tập trận chung với Nga, hai nước còn tổ chức cuộc họp đặc biệt đầu tiên của họ về vấn đề an ninh châu Á hồi tháng Tư. Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc họp này, Bắc Kinh và Moscow nhất trí tăng cường đối thoại, hợp tác, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực.

Đối với Bắc Kinh, một cách tiếp cận tích cực hơn của Moscow với khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ giúp Trung Quốc có thêm một đối trọng hữu ích với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Nga và Trung Quốc đã đồng thanh phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc THAAD.

Ý đồ thực sự của Nga khi gia tăng hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương là "căng" Mỹ ra nhiều mặt trận, xử lý khủng hoảng Ukraine?

Ngày 5/8, Peter Harris, Trợ lý Giáo sư khoa học chính trị từ đại học bang Colorado bình luận trên The National Interest, bất chấp những đồng thuận đạt được giữa Nga và Mỹ trong vấn đề hạt nhân Iran, khủng hoảng Ukraine, vấn đề Georgia hay những nơi khác, Moscow vẫn là đối thủ tiềm năng nghiêm trọng của Washington trong tương lai gần.

Hợp tác quân sự Trung - Nga nhìn ở góc độ nào cũng không được người Mỹ chào đón. Một sự tái lập quan hệ Trung - Nga sẽ là tin xấu đối với Hoa Kỳ. Hoạt động quân sự chung giữa Trung Quốc và Nga dự kiến ở biển Nhật Bản trong tháng này, ở Đông Âu hay trên Biển Đông có thể làm phức tạp thêm khả năng thể hiện sức mạnh của Hoa Kỳ trong một cuộc khủng hoảng ngoại giao hay tranh chấp quân sự.

Tại sao Nga bất ngờ lên tiếng phụ họa lập trường Trung Quốc ở Biển Đông? - Hình 3

Hạm đội Nam Hải tập trận đối kháng bắn đạn thật quy mô lớn, bao gồm cả tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân ở Biển Đông ngay trước thềm ARF đang diễn ra ở Malaysia.

Trong ngắn hạn, Trung Quốc và Nga đang nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn sức mạnh của Hoa Kỳ ở Đông Á khi hai nước hành động cùng nhau mà không nhất thiết phải trở thành đồng minh mới có thể đặt ra mối đe dọa cho Mỹ. Điều này cần thiết cho lợi ích chiến lược của Moscow và Bắc Kinh trong thời điểm Washington đang cố gắng để khẳng định mình hoặc bảo vệ lợi ích của một đồng minh trong khu vực.

Với xu thế căng thẳng đối đầu giữa Nga và NATO ở Đông Âu, Moscow có mối quan tâm đặc biệt để gây áp lực với Mỹ ở phương Đông buộc Lầu Năm Góc phải mở rộng, làm sâu sắc hơn chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương nhằm dãn sự tập trung lực lượng của Hoa Kỳ trên mặt trận biên giới phía Tây của Nga.

Bắc Kinh tuy không hề mong muốn Mỹ đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, nhưng lại vẫn muốn có sự ủng hộ của Nga trong trường hợp có tranh chấp quân sự với Washington hay một đồng minh của Mỹ ở châu Á. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thống trị bởi một mạng lưới các thỏa thuận an ninh với Hoa Kỳ, một người bạn tạm thời trong lúc cần vẫn cứ được Bắc Kinh chào đón.

Hoa Kỳ không quá lo lắng Trung - Nga sẽ thành lập một liên minh tấn công để buộc Washington nhượng bộ. Thay vào đó, Moscow và Bắc Kinh sẽ phối hợp với nhau buộc người Mỹ tăng cường hiện diện tại Đông Á mới là cái Mỹ cần tính toán.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Mỹ đã duy trì vị trí vai trò ưu việt tuyệt đối trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể cả về an ninh, kinh tế, ngoại giao và sức mạnh quân sự. Tuy nhiên hiện nay cán cân đang có sự dịch chuyển trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mặc dù quan hệ Trung - Nga chưa thể trở thành đối thủ cạnh tranh ngang hàng với Hoa Kỳ, nhưng nó đang ngày càng đe dọa, thách thức vai trò của Mỹ khi có quá nhiều vấn đề, khu vực Mỹ phải để mắt.

Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng, thủ đoạn mềm nắn rắn buông và sự hiện diện của Nga không có tác động gì lớn đến khu vực

Tiến sĩ Hanns Maull, Giáo sư thỉnh giảng đại học Johns Hopkins ngày 4/8 bình luận trên Russian Council, Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược được tính toán cẩn thận nhằm siết lên vị thế của họ ở Biển Đông. Họ sẽ còn tiếp tục tiến (lấn tới, bành trướng) cho đến khi nào gặp phải phản kháng đủ gây nguy hiểm đến các mục tiêu quan trọng của Bắc Kinh, chẳng hạn như một mối quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ.

Tại sao Nga bất ngờ lên tiếng phụ họa lập trường Trung Quốc ở Biển Đông? - Hình 4

Ông Tập Cận Bình và ông Putin. Ảnh: Business Insider.

Theo ông Hanns Maull, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông với hoạt động của Nga trong khủng hoảng Ukraine không khác nhau. Học giả này cho rằng cả hai đã chứng minh rằng, Nga và Trung Quốc sẵn sàng tiến hành những gì họ xem là lợi ích quốc gia quan trọng.

Mặc dù vì điều này họ có thể phải sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, thậm chí là chống lại các nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế ngày nay. Tuy nhiên Bắc Kinh đã có nhiều thủ đoạn thông minh (nham hiểm) hơn so với Moscow, Hanns Maull bình luận.

Moscow dự định tăng cường hiện diện quân sự của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng điều này sẽ không có tác động gì lớn đến sự phát triển tổng thể của tình hình. Đầu tiên, hải quân Nga không đủ năng lực để có thể tạo dựng ảnh hưởng quân sự lớn hơn trong khu vực có liên hệ mật thiết với Trung Quốc hay Nhật Bản. Thứ hai, thậm chí dù hai nước Nga - Trung có hình thành liên minh đi nữa cũng không thể thay đổi căn bản cán cân địa chính trị khu vực.

Nga rõ ràng đã có "trục châu Á - Thái Bình Dương" của riêng mình trong một khoảng thời gian, nhưng vai trò chính của Moscow cho đến nay mới chỉ cho thấy tín hiệu của một sự quan tâm đến khu vực. Cơ hội tốt cho Nga là tham gia các khuôn khổ đa phương khác nhau của ngoại giao châu Á - Thái Bình Dương. Hy vọng Moscow sẽ hỗ trợ các khuôn khổ đa phương này và nhấn mạnh sự tham gia của mình trong các khuôn khổ ấy.

Có thể thấy rằng Moscow đang cố gắng cân bằng, hóa giải giữa các trục quyền lực, hy vọng vai trò của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương thực sự sẽ mang tính xây dựng, Tiến sĩ Hanns Maull cho biết.

Cần chú ý điều gì trong lập trường của Nga ở Biển Đông?

Quay trở lại với phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với truyền thông Singapore hôm 5/8 rằng, Moscow không tin quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là giải pháp hữu ích, nghiêm túc và trung thực. Có thể thấy rõ điều này chính là những gì Bắc Kinh đang mong muốn và cố gắng tìm cách đạt được. Đồng thời cũng là những gì các bên yêu sách ở Biển Đông, ASEAN, dư luận quốc tế như Nhật Bản, Hoa Kỳ đang cực lực phản đối.

Nếu như vế trên ông Lavrov nói rằng Nga ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông theo khuôn khổ luật pháp quốc tế, đầu tiên và trước hết là UNCLOS và DOC thì có thể thấy Trung Quốc đang chà đạp lên cả hai văn kiện pháp lý quan trọng này.

Với UNCLOS, Trung Quốc đã đang và sẽ tìm mọi cách giải thích vận dụng sai các điều khoản UNCLOS có lợi cho mình, né tránh các biện pháp hòa bình xử lý tranh chấp trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS mà chính Công ước đã quy định. Ví dụ cụ thể và sinh động nhất chính là thái độ kịch liệt phản đối của Trung Quốc với vụ Philippines khởi kiện đường lưỡi bò và cách Bắc Kinh áp dụng, giải thích UNCLOS ở Biển Đông.

Tại sao Nga bất ngờ lên tiếng phụ họa lập trường Trung Quốc ở Biển Đông? - Hình 5

Một đường băng quân sự đã hình thành trên đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam là bằng chứng rõ ràng về sự chà đạp UNCLOS, DOC.

Thứ hai, DOC đã bị Trung Quốc phá hủy hoàn toàn bằng những hoạt động leo thang gây hấn, biến đổi hiện trạng khu vực nước này nhảy vào tranh chấp. Gần nhất là một loạt các động thái có thể kể ra, đầu tiên là việc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012.

Kế đến là Trung Quốc kéo giàn khoan 981 ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm ngoái gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao để nghi binh, thu hút chú ý trong khi đẩy mạnh việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ năm 1988, 1995 đến nay.

Mọi nỗ lực của ASEAN và các bên liên quan, thậm chí là Hoa Kỳ, Nhật Bản thúc đẩy đàm phán ký kết một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) đều bị Trung Quốc tìm mọi cách chây ỳ, trì hoãn trong khi họ ngày càng bành trướng, leo thang trên thực địa trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao, tuyên truyền.

Đáng lo ngại hơn, chính hành vi, ý đồ, thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông đã và đang đẩy khu vực này vào một cuộc chạy đua vũ trang mà nhiều nhà quan sát quốc tế đã cảnh báo. Tuyến hàng hải huyết mạch toàn cầu nơi tổng giá trị kim ngạch thương mại đi qua hàng năm lên tới 5,3 tỉ USD đang bị Trung Quốc thách thức, đe dọa bằng các hoạt động quân sự bất hợp pháp ở Trường Sa.

Việc ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc hay bất kỳ quốc gia nào có lợi ích kinh tế, thương mại và địa chiến lược ở Biển Đông quan ngại, lên tiếng bảo vệ hòa bình, ổn định, tự do và an ninh hàng không - hàng hải cũng như luật pháp quốc tế ở Biển Đông là điều hết sức bình thường, không có gì là "làm lớn chuyện", càng không phải một biện pháp không nghiêm túc, không hữu ích hay không trung thực như ngài Ngoại trưởng Nga bình luận.

Với những phân tích nêu trên của các học giả và giới truyền thông quốc tế có thể phần nào hiểu được tính toán chiến lược cũng như thế bí của Nga khi ít nhiều phụ thuộc vào Trung Quốc, có thể phần nào hiểu được tại sao ông Sergei Lavrov phải lên tiếng về vấn đề Biển Đông và nói đến những điều lâu nay Moscow không muốn nói.

Như bình luận của The Diplomat ngày 6/8, Nga có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, đặc biệt về mặt quân sự nên không thể công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Nhưng chỉ riêng việc Nga phản đối tiếng nói và sự can dự của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản trong việc duy trì, bảo vệ hòa bình ổn định, luật pháp quốc tế ở Biển Đông còn bản thân Nga đang lờ tịt những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Trường Sa sẽ ít nhiều làm tổn hại đến hình ảnh của Nga trong khu vực.

Cả Nga và Trung Quốc đều là những nước lớn, hai thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lẽ ra hơn ai hết, họ nên gương mẫu chấp hành luật pháp quốc tế và ủng hộ việc giải quyết vấn đề đa phương ở Biển Đông thông qua cơ chế đa phương, dựa trên Công pháp quốc tế bao gồm UNCLOS, DOC như những gì ông Lavrov nói - PV.

Hồng Thủy

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sửHàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử
hôm qua
Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
hôm qua
Động đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyểnĐộng đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyển
hôm qua
Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ MyanmarHơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar
hôm qua
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
hôm qua
Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sậpPhe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
hôm qua
NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thầnNÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần
hôm qua
Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 nămNam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm
hôm qua

Tin đang nóng

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nayKim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
5 giờ trước
Kim Soo Hyun tố gia đình Kim Sae Ron ngụy tạo tin nhắn, tuyên bố khởi kiện 209 tỷ giữa họp báoKim Soo Hyun tố gia đình Kim Sae Ron ngụy tạo tin nhắn, tuyên bố khởi kiện 209 tỷ giữa họp báo
5 giờ trước
Kim Soo Hyun: "Lúc Kim Sae Ron say rượu lái xe, cô ấy đang hẹn hò người khác"Kim Soo Hyun: "Lúc Kim Sae Ron say rượu lái xe, cô ấy đang hẹn hò người khác"
2 giờ trước
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kínNghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
4 giờ trước
Ngô Kiến Huy và quản lý dừng lại sau 17 năm, phủ nhận mâu thuẫn tiền bạcNgô Kiến Huy và quản lý dừng lại sau 17 năm, phủ nhận mâu thuẫn tiền bạc
2 giờ trước
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ họcVụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
5 giờ trước
Diễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kgDiễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kg
2 giờ trước
Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổiDoãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi
3 giờ trước

Tin mới nhất

Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

1 giờ trước
Một người đàn ông đã nổ súng từ nóc tòa nhà cao tầng ở trung tâm thành phố Murmansk, tây bắc Nga, khiến lực lượng thực thi pháp luật và Vệ binh Quốc gia nước này phải vào cuộc khẩn cấp.
Thái Lan hợp pháp hóa sòng bạc để hút khách du lịch

Thái Lan hợp pháp hóa sòng bạc để hút khách du lịch

1 giờ trước
Nội các Thái Lan chính thức thông qua Dự luật hợp pháp hóa sòng bạc tại các khu nghỉ dưỡng để thu hút du lịch, mang lại nguồn lợi kinh tế. Tuy nhiên người Thái Lan không dễ để vào sòng bạc.
Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar

Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar

1 giờ trước
Sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát của một khách sạn ở Myanmar, một phụ nữ đã được lực lượng cứu hộ đưa ra ngoài và hiện trong tình trạng ổn định.
Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên

1 giờ trước
Bill Gates cho rằng trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ khiến nhiều nhân sự bị thay thế, trong đó có nghề bác sĩ và giáo viên.
Ông Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine

Ông Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine

2 giờ trước
Tổng thống Trump cho biết vào tối 30/3 rằng có một hạn chót mang tính tâm lý để Nga đồng ý ngừng bắn tại Ukraine, ngay sau khi ông bày tỏ sự thất vọng với Tổng thống Vladimir Putin.
F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật

F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật

3 giờ trước
Việc phi công Ukraine phá vỡ kỷ lục chiến đấu của tiêm kích F-16 trong không quân Mỹ khiến quân đội Nga phải rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật tấn công bằng UAV.
Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

3 giờ trước
Sukiya - thương hiệu cơm bò lớn nhất Nhật Bản - vừa tuyên bố đóng cửa gần 2.000 chi nhánh trên toàn quốc gia này sau hai vụ bê bối thực phẩm nghiêm trọng.
Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

4 giờ trước
Chỉ huy Lữ đoàn Tấn công số 3 của Ukraine, Đại tá Andrii Biletskyi, đã đề xuất rằng các quốc gia châu Âu nên tài trợ ngân sách để duy trì một nửa lực lượng quốc phòng của Ukraine nhằm ngăn chặn Nga, theo Army TV.
Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

4 giờ trước
Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan yêu cầu hoàn tất điều tra vụ sập công trình 30 tầng ở Bangkok trong vòng 7 ngày sau động đất.
Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

4 giờ trước
Đánh giá về khả năng đóng góp của các trí thức Việt kiều cho đất nước, Tiến sĩ Best cho rằng hàng triệu người Việt Nam trên khắp thế giới là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị Việt Nam cần tận dụng.
Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

4 giờ trước
Cơ sở lò phản ứng lai này sẽ được xây dựng ở phía đông nam tỉnh Giang Tây, nhằm mục đích tạo ra công suất 100 megawatt điện liên tục, tương đương với 10% sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân.
Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

4 giờ trước
Thỏa thuận mới về điểm giao nhau của biên giới ba nước cộng hòa trên thực tế đã ghi nhận việc giải quyết cuối cùng vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Kyrgyzstan sau gần 23 năm đàm phán.

Có thể bạn quan tâm

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?

Hậu trường phim

41 phút trước
Kim Soo Hyun khắc họa rất rõ sự đau khổ mà nhân vật phải chịu đựng khi biết bản thân sắp phải rời xa cô gái mình yêu nhất.
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"

Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"

Sao châu á

48 phút trước
Phản ứng của dư luận Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam trước hình ảnh của Kim Soo Hyun tại buổi họp báo khẩn chiều ngày 31/3 xoay chuyển theo hướng không ngờ.
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"

Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"

Sao việt

50 phút trước
Vừa qua, tại chương trình Gala nhạc Việt, ca sĩ Cẩm Ly đã chia sẻ về mối quan hệ giữa mình với hai em gái nổi tiếng là Hà Phương, Minh Tuyết.
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Tin nổi bật

55 phút trước
Người đàn ông cùng cháu trai đi bơi ở hồ tại phường Thới An, quận 12 (TPHCM). Trong lúc bơi, ông H. bị đuối sức và tử vong.
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng

Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng

Pháp luật

55 phút trước
Bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Văn Quý nhiều lần tại ngoại. Tranh thủ những lúc không bị tạm giam, ông ta lừa nhiều người, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng.
Còn ai nhớ Ander Herrera

Còn ai nhớ Ander Herrera

Sao thể thao

2 giờ trước
Hôm 31/3, Boca Juniors trải qua thất bại 0-2 trước Newell s Old Boys trong khuôn khổ vòng 11 Liga Profesional. Tuy nhiên, kết quả trận đấu không phải là điều khiến người hâm mộ đội bóng này cảm thấy đau lòng nhất.
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm

Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm

Góc tâm tình

2 giờ trước
Mối quan hệ của chúng tôi diễn ra êm đẹp trong vài tháng đầu. Nhưng rồi càng yêu My, tôi càng nhận ra có gì đó không ổn. My rất ít khi kể về gia đình hay quá khứ của cô ấy.
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai

Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai

Tv show

2 giờ trước
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , cô giáo tiểu học dắt dàn người thân, đồng nghiệp đến xem mắt đàng trai khiến Quyền Linh và Ngọc Lan choáng váng .
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"

Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"

Sao âu mỹ

3 giờ trước
Khi còn trẻ, nam diễn viên Richard Chamberlain được xem là biểu tượng quyến rũ của làng giải trí Hollywood. Ông nổi tiếng với vai cha Ralph trong phim Tiếng chim hót trong bụi mận gai .
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch

TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch

Sức khỏe

3 giờ trước
Trong số 6 người uống rượu trái cây nghi ngộ độc đang được Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cấp cứu, có một nam thanh niên trong tình trạng nguy kịch, đã lọc máu liên tục nhưng vẫn hôn mê.
4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí

4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí

Netizen

3 giờ trước
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, giới trẻ đang bị cuốn hút bởi những nội dung giật gân, lùm xùm đời tư, trào lưu nhảm nhí thay vì dành thời gian phát triển bản thân, tiếp cận các giá trị đích thực.