Vướng mắc khi xử lý tài sản trên đất thuê của Nhà nước
Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã có Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 15/8/2017).
Hình minh họa
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự (THADS), khi áp dụng Nghị quyết trên vào thực tiễn đã góp phần đẩy mạnh và tập trung giải quyết được nợ xấu cho ngân hàng, tổ chức tín dụng, đáp ứng được yêu cầu đặt ra theo tinh thần của Nghị quyết. Qua hơn một năm thực hiện thí điểm trong lĩnh vực hoạt động THADS thì số tiền thi hành cho ngân hàng đạt cao hơn trước đây.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 trong THADS cũng gặp không ít khó khăn. Đơn cử như quy định tại Điều 12 của Nghị quyết về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm:”Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Thực tế, tổ chức thi hành án những vụ việc cho ngân hàng mà tài sản chủ yếu là quyền sở hữu công trình, tài sản khác gắn liền với quyền sử dụng đất của Nhà nước cho thuê đang gặp khó khăn, vướng mắc ở giai đoạn xử lý tài sản. Đơn cử như vụ tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại giữa một ngân hàng với Công ty TNHH D có số tiền phải thi hành án trên 30 tỷ đồng. Tài sản thế chấp là quyền sở hữu công trình gắn liền trên diện tích đất thuê của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh P (do UBND tỉnh giao quyền cho thuê đất thực hiện dự án khu công nghiệp).
Trong quá trình tiến hành kê biên và xử lý tài sản quyền sở hữu công trình và người mua được tài sản là một công ty có đủ các điều kiện về năng lực tài chính, phù hợp với ngành nghề kinh doanh và không vi phạm quy định của Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành của lĩnh vực về đất đai.
Video đang HOT
Sau khi nộp đủ tiền cho cơ quan THADS, người mua trúng đấu giá đã yêu cầu giao tài sản mua trúng đấu giá. Việc giao tài sản cho người mua trúng đấu giá đã thực hiện xong. Nhưng việc người mua tài sản hoàn thiện được thủ tục sang tên quyền sở hữu công trình và ký lại hợp đồng thuê đất của Nhà nước lại gặp khó khăn, vướng mắc.
Điều 12 Nghị quyết quy định “Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm…”.
Thực tế, Công ty TNHH D phải trả các khoản tiền nợ thuê quyền sử dụng đất của Trung tâm dịch vụ công ích Ban Kinh tế tỉnh P gần 500 triệu đồng (Trung tâm đã khởi kiện Công ty D và Tòa đã có 3 bản án). Trong khi đó tài sản bán đấu giá chỉ trên 3 tỷ đồng. Trung tâm Dịch vụ Công ích sẽ ký hợp đồng cho thuê đất đối với người mua trúng đấu giá theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 nếu thu đủ số tiền cho thuê đất và yêu cầu cơ quan THADS phải tạm giữ số tiền này để đảm bảo thi hành án cho Trung tâm. Vụ việc kéo dài phải tổ chức họp liên ngành và xin ý kiến của UBND tỉnh về xử lý số tiền thuê đất…
Ngoài ra, thực trạng thi hành án mà tài sản thế chấp là quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với quyền sử dụng đất của Nhà nước cho thuê không chỉ còn gặp vướng mắc liên quan đến những chi phí đầu tư vào đất hoặc không thu được số tiền án phí theo quy định tại Điều 47 của Luật THADS.
Những vướng mắc trên dễ dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo mà không phải xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của chấp hành viên
Để nâng cao hiệu quả công tác THADS và xử lý kịp thời lượng án thi hành cho ngân hàng cũng như khoản án phí trong những vụ việc có tài sản thế chấp ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì cần xem xét và sửa đổi Điều 12 của Nghị quyết 42/2017/QH14 phù hợp hơn như: nên bổ sung khoản thu án phí, các khoản thuế đất có liên quan đến vấn đề hoàn thủ tục sang tên, chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất… đối với tài sản, quyền sở hữu công trình gắn liền trên đất thuê của Nhà nước được ưu tiên thanh toán trước khi trả cho ngân hàng. Điều này phù hợp hơn với quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Lê Lanh
Theo phapluatnet
Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Thủ tục đổi họ cho 2 bé có phức tạp?
Liên quan đến vụ trao nhầm con tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội), luật sư cho rằng, nếu 2 gia đình đạt sự đồng thuận hoán đổi thì chính quyền sẽ hướng dẫn cụ thể và việc đổi họ cho các cháu rất dễ dàng, đơn giản.
Hai cháu bé được gần gũi nhau.
Những ngày gần đây, vụ việc trao nhầm con tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội) đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Một điều mà nhiều người còn thắc mắc là hiện nay sau khi hai gia đình đồng ý hoán đổi hai cháu thì việc sang tên họ cho hai cháu có khó khăn hay vướng mắc gì không? Trước câu hỏi này, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư Hà Nội).
Theo luật sư Nguyễn Huy An, trong trường hợp này, khi hai gia đình đã đủ điều kiện để nhận lại con đẻ của mình thì thủ tục sang tên họ cho con rất đơn giản.
Theo đó, trong trường hợp này, bố mẹ 2 cháu bé đến UBND cấp xã hoặc cấp huyện nộp tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu và giấy xác nhận quan hệ huyết thống để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Khi có xác nhận, phụ huynh phải hủy giấy khai sinh cũ để làm lại giấy khai sinh mới cho các cháu tại UBND xã sở tại. Để làm lại giấy khai sinh cho 2 cháu bé, cần có giấy chứng sinh thời điểm các cháu sinh ra.
Trường hợp không tìm được giấy chứng sinh, các thủ tục để làm lại giấy khai sinh mới sẽ phức tạp hơn. Luật sư An cho rằng, trường hợp này rất ít khi xảy ra.
Khi được hỏi về việc chị Hương đã ly hôn thì có ảnh hưởng gì đến việc đổi họ cho cháu không? Luật sư An cho rằng, nếu giải quyết theo trình tự pháp luật, có thể căn cứ Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để tiến hành các thủ tục yêu cầu TAND Cấp cao tại Hà Nội tái thẩm vụ án, do có tình tiết mới đó là bỏ phần con chung trong quyết định ly hôn.
Ngoài ra, khi đăng ký lại khai sinh, con đẻ của chị Hương dựa trên giấy tờ chứng cứ huyết thống. Vì vậy, chị Hương có thể làm giấy khai sinh cho con mà không cần chồng cũ có mặt do giấy tờ chứng minh cha, con đã được chứng thực.
Trước đó, trao đổi với Lao Động, bà Hồ Xuân Hương, Phó giám đốc Sở tư pháp Hà Nội cho hay, trên căn cứ xét nghiệm AND, xác định đúng sự việc trao nhầm con diễn ra, 2 gia đình có thể thỏa thuận trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương là có thể nhận lại con ruột của mình. Tuy vậy, đó là về mặt thực tế, về các thủ tục pháp lý thì phức tạp hơn nhiều.
Theo bà Hương, thủ tục về mặt pháp lý của 2 cháu thuộc thẩm quyền của khối UBND. Đầu tiên, phải hủy giấy khai sinh cũ để làm lại giấy khai sinh mới cho các cháu tại UBND xã sở tại. Thứ hai, phải làm thủ tục đổi họ, tên cho 2 cháu, việc này sẽ được thực hiện tại UBND huyện Ba Vì. Nếu cả 2 gia đình đạt sự đồng thuận về mặt hoán đổi thì phía UBND xã sẽ có những hướng dẫn cụ thể cho quá trình chuyển đổi các giấy tờ pháp lý.
QUỐC SANG
Theo Laodong
Ngân hàng 0 đồng, nợ xấu "nóng" ngay đầu phiên chất vấn Thống đốc Lê Minh Hưng Ngay đầu phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội đã dồn dập chất vấn Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng về giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, xử lý ngân hàng yếu kém và ngân hàng 0 đồng. Chiều nay, ngày 16.11, theo chương trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV, Thông đôc NHNN...