Vướng lao lý vì siết nhà, chiếm đất trái phép
Từ chỗ cho vay mượn, cầm cố, thế chấp tài sản để làm ăn…, nhiều người không đòi được nợ đã đôn đáo tìm mọi cách để lấy lại tài sản. Tuy nhiên, từ chuyện vay mượn chỉ mang tính dân sự, nhiều người đã có những hành vi vi phạm pháp luật mang tính hình sự.
Một lô đất tại P.Tân Phong (TP.Biên Hòa) bị các đối tượng lạ mặt kéo gạch, cát đến ngang nhiên chiếm giữ khi đang có tranh chấp. Ảnh: T.Danh
* Ngang nhiên chiếm nhà trái phép
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trong tỉnh, tình trạng người dân bị người khác đến chiếm nhà, đòi đất xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân của các vụ việc xuất phát từ chuyện vay mượn, thế chấp, cầm cố tài sản là nhà, đất… nhưng giữa hai bên không được giải quyết dứt điểm nên đã phát sinh những vấn đề sau đó.
Gần nhất vào ngày 11-6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt 5 đối tượng liên quan đến vụ chiếm giữ nhà trái phép xảy ra tại xã Thạnh Phú (H.Vĩnh Cửu). Theo điều tra của cơ quan công an, cuối năm 2019, bà L.T.L. (ngụ ấp 5, xã Thạnh Phú) vay của Đinh Trọng Dũng (41 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) 700 triệu đồng với lãi suất 10%/tháng và của Trần Văn Định (38 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) 1,4 tỷ đồng. Để vay được tiền, bà L. buộc phải thế chấp giấy tờ nhà đất mà bà này đang ở tại ấp 5, xã Thạnh Phú cho các đối tượng trên.
Thời gian gần đây, khi bà L. chưa có khả năng trả nợ, các đối tượng đã kéo người đến ép buộc bà L. cùng người thân ra khỏi nhà để chúng chiếm giữ nhà. Khi bị bà L. từ chối, các đối tượng đã điều thêm người đến “cắm chốt”, xâm phạm gia cư của bà L. bất hợp pháp suốt nhiều ngày liền.
Bên cạnh nguyên nhân chiếm giữ nhà, đất của người khác để trừ nợ, còn có trường hợp chiếm nhà người khác vì tranh chấp đất chưa được giải quyết. Cụ thể như trường hợp của vợ chồng anh N.Đ.T. (ngụ KP.11, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) đã bị một số đối tượng lạ mặt đến uy hiếp, đe dọa để chiếm giữ căn nhà cấp 4 trên mảnh đất 100m2 mà vợ chồng anh T. đã bỏ 300 triệu đồng ra mua (bằng giấy tay) của một người dân địa phương từ nhiều năm trước.
Theo anh T., nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ chuyện tranh chấp đất đai giữa người chủ cũ với một người khác. Do việc tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm nên khi chủ cũ bán đất thì người có tranh chấp vẫn tiếp tục tìm đến đòi đất, lấy nhà. Anh T. cũng cho biết sau những lần bị các đối tượng đến đòi chiếm giữ nhà, anh đã làm đơn gửi chính quyền địa phương để yêu cầu giải quyết, nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình.
Video đang HOT
* Từ quan hệ dân sự đến những vụ án hình sự
Theo các cơ quan chức năng, trong đời sống xã hội có rất nhiều mối quan hệ dân sự không được giải quyết một cách kịp thời đúng với bản chất của sự việc dẫn đến những hậu quả sau đó. Điều mà nhiều người dân dễ vi phạm nhất là cách giải quyết các vụ tranh chấp dân sự, đòi nợ, giải quyết tranh chấp tài sản… thành những vụ ẩu đả, cố ý gây thương tích. Thậm chí, nhiều người chỉ vì đòi nợ mà “biến” mình thành các đối tượng trong những vụ án cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích… Từ chỗ chỉ là những mâu thuẫn trong quan hệ dân sự, nhiều người đã phải vướng vào lao lý chỉ vì mang “thói côn đồ” ra để giải quyết vụ việc.
Theo quy định tại Điều 158, Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm; khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp và chỗ ở của họ, xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nói về thực tế này, Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phú Phạm Lê Nhân cho biết, vụ việc xâm phạm gia cư bất hợp pháp vừa xảy ra trên địa bàn là bài học cho nhiều người dân. Theo ông Nhân, trước hết người dân phải cảnh giác trước các chiêu thức của các đối tượng chuyên hoạt động “tín dụng đen” để tránh “sập bẫy” mất nhà, mất đất. Tuy nhiên khi đã vướng vào những vấn đề tranh chấp do vay mượn tài sản, người dân (kể cả chủ nợ và con nợ) nên báo với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết.
Trao đổi về vấn đề này, trung tá Nguyễn Thanh Cao, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP.Biên Hòa cho biết, khi xảy ra các vấn đề tranh chấp tài sản liên quan đến chuyện vay mượn thì tốt nhất người dân nên khởi kiện ra tòa để giải quyết, đừng vì thiếu hiểu biết mà dẫn đến phạm pháp. Đối với các chủ nợ không vì chuyện đòi lại tài sản mà dẫn đến các hành vi phạm pháp luật khác như: bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, chiếm giữ nhà trái phép, gây rối trật tự công cộng… vì các hành vi này bị xử lý rất nghiêm, thậm chí bị xử lý hình sự.
Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng có 'tiếp tay' cho vợ lừa đảo?
Trong quá trình chung sống, Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng ký 2 giấy vay mượn tiền, vợ ông này vừa bị bắt vì hành vi chiếm đoạt tài sản.
Như VTC News đưa tin, thời gian trước đó, ông Đoàn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng cùng vợ là bà Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi, trú TP Đà Lạt) có vay bà L.H.P. số tiền lên đến 53 tỷ đồng. Trong số tiền này, ông Sơn có ký 2 tờ giấy vay nợ, sau đó bà P. nhiều lần yêu cầu vợ chồng ông Sơn trả tiền.
Cơ quan điều tra vừa khám xét thu thập các tài liệu liên quan đến bà Liên.
Theo đó, bà P. cho biết, do bà Liên rỉ tai chồng lên chức làm sếp tại Sở Tư pháp tỉnh này nên có nhiều bất động sản. Từ đó, bà L. tin tưởng thế chấp tài sản, mượn nợ người thân và ngoài xã hội để cho bà Liên vay số tiền trên.
Trong đó, những giấy mượn số tiền trên cũng được ông Sơn ký xác nhận. Đến thời gian trả nợ, bà Liên nhiều lần khất hứa. Do đó, chủ nợ của bà P. đến đòi và dằn mặt. Thậm chí, bà P. phải sang nhà bà Liên để lẩn trốn các chủ nợ và người thân của mình.
Liên quan đến vụ việc này, ngày 7/4/2020, TAND TP Đà Lạt đã phong tỏa khối tài sản của vợ chồng bà Liên là ngôi nhà tại địa chỉ 73/1 Phan Chu Trinh (nơi bà P. từng tạm trú để trốn nợ do bà Liên mượn tiền không trả) do bị một chủ nợ khác kiện.
Trong quá trình phong toả tài sản, cơ quan chức năng phát hiện ngôi nhà trên của vợ chồng bà Liên đang cầm cố cho ngân hàng từ năm 2018. Điều đáng nói, vợ chồng ông Sơn 'phù phép' tại Văn phòng Công chứng Đoàn Quang Lưu để được chứng thực uỷ quyền lập hợp đồng chuyển nhượng tài sản cho người khác.
Ngôi nhà bị thế chấp nhưng vợ chồng ông Sơn 'phù phép' để sang nhượng cho người khác.
Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi) Trưởng phòng Hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) vừa bị công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào ngày 15/6.
Công an tỉnh Lâm Đồng bắt 3 người khác gồm: Nguyễn Quang Luận - cán bộ Phòng Công chứng số 1 (thuộc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng), Chu Văn Sửa và Trần Thùy Lâm, cùng là cán bộ công chứng tại Văn phòng Công chứng Đoàn Quang Lưu (Phường 9, TP Đà Lạt).
Qua điều tra ban đầu, bà Liên bị nhiều người dân, cán bộ tỉnh này tố có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Sau khi bị bắt giữ, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng khám xét nơi làm việc, chỗ ở của bà Liên để thu thập các tài liệu liên quan đến vụ việc.
Công an bắt bà Liên về trụ sở để lấy lời khai.
Cảnh sát cũng khám xét Phòng Công chứng số 1, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 đường Trần Phú, Phường 4, TP Đà Lạt) là nơi có liên quan đến vụ án trên.
Trước đó, bà Liên lợi dụng tín nhiệm của mình và chồng là ông Đoàn Xuân Sơn (48 tuổi, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) để đưa ra một số giấy tờ liên quan đến bất động sản.
Sau khi lấy được niềm tin của nhiều người, trong đó có cán bộ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng khác. Bà Liên ký giấy vay mượn nợ với những người trên với số tiền hàng trăm triệu đồng. Đến khi chủ nợ đòi lại tiền, bà Liên khất hẹn nhiều lần, biện nhiều lý do để không trả nợ theo như cam kết.
Ngoài việc việc vay mượn, bà Liên còn thế chấp căn nhà đang ở và một số tài sản là bất động sản khác để vay tiền. Cùng một tài sản, bà Liên ký công chứng thế chấp vay tiền của nhiều người với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Đa số các nạn nhân là cán bộ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngân hàng, công an và người dân.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Đà Nẵng: Dùng sổ đỏ giả lừa bệnh nhân ung thư gần 2 tỷ đồng Dùng sổ đỏ giả, Hoàng Thị Huyền (SN 1976, quê Nam Định) đem cầm cố thế chấp nhiều lần, chiếm của một nạn nhân đang chữa trị ung thư gần 2 tỷ đồng. Chiều 25/5, TAND TP.Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử bị cáo Hoàng Thị Huyền về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu...