Vướng lao lý vì giúp Dương Chí Dũng trốn

Theo dõi VGT trên

Sau khi ông Dương Chí Dũng bị bắt, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về cuộc trốn chạy 3 tháng của (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải. Ông Dũng đã trốn những đâu? Bị bắt ở khu vực nào? Trong hay ngoài nước? Những ai giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn?

Từ đổ bể của những vụ tham nhũng, tiêu cực tại Tông công ty Hàng hải Viêt Nam (Vinalines), Cơ quan CSĐT – Bộ Công an khởi tố, bắt giam nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp này và Cục Hàng hải Việt Nam.

Trong đó, ông Dương Chí Dũng có vai trò là người nắm quyền cao nhất tại Vinalines trong một thời gian dài dẫn đến yếu kém của tập đoàn lớn vào loại bậc nhất VN và bị cơ quan công an ra quyết định khởi tố, lệnh bắt hồi tháng 5 năm ngoái.

Vậy nhưng ông Dũng đã bỏ trốn và bị Cơ quan điều tra Bộ Công an và Interpol truy nã. Sau hơn 3 tháng trốn chạy, đến ngày 4/9, ông Dương Chí Dũng đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ.

Lập tức xuất hiện nhiều câu hỏi: Ông Dũng đã trốn những đâu? Bị bắt ở khu vực nào? Trong hay ngoài nước? Những ai giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn?..

Câu chuyện về cuộc trốn chạy của nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải như đang dần hé lộ. Bởi sau cuộc trốn chạy 3 tháng của ông, đã có 8 người lần lượt vướng vào vòng lao lý. Trong đó có những cán bộ, lãnh đạo thuộc Công an TP. Hải Phòng. Thậm chí, có người giữ chức vụ khá cao trong lực lượng Công an Nhân nhân, cũng là em ruột của ông Dũng.

Vướng lao lý vì giúp Dương Chí Dũng trốn - Hình 1

Ông Dương Chí Dũng – Nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam

Đường dây tổ chức người trốn đi nước ngoài

Không lâu sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án “Tổ chức người trốn đi nước ngoài”.

Khoảng giữa tháng 10/2012, cơ quan CSĐT (Bộ Công an) bất ngờ phát lệnh truy nã ông Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu (Cục Hải quan TP. Hải Phòng). Sau quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ ông Đồng Xuân Phong là người có hành vi che giấu, giúp vị nguyên Cục trưởng này bỏ trốn.

Theo đó, ông Đồng Xuân Phong (SN 1974, ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng)đang bị Công an TP.HCM truy nã từ năm 2009 đến nay vì liên quan đến một vụ án buôn lậu. Trong khi cơ quan công an chưa bắt được ông Phong thì ông này được cho là đã tiếp tay cho nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải bỏ trốn ra nước ngoài.

Video đang HOT

Đến giữa tháng 11/2012, ông Vũ Văn Sáu (44 tuổi, Trưởng công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng) bị phát hiện là có dính líu đến ông Đồng Xuân Phong. Ông Sáu bị tình nghi có hành vi giả mạo trong công tác, giúp đỡ Đồng Xuân Phong bỏ trốn khi đang bị công an TP.HCM truy nã.

Bước đầu xác định, ngày 2/11/2011, ông Sáu đã viết đơn đề nghị cấp CMND mang tên Hoàng Văn Linh nhưng lại dán ảnh Đồng Xuân Phong. Ông Phong đã sử dụng CMND này làm hộ chiếu, nhiều lần xuất nhập cảnh Việt Nam, rồi tổ chức cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Khi ông Sáu bị điều tra, lãnh đạo huyện An Lão đã giao cho ông Phạm Đình Nghiên (lúc đó là Phó công an xã) tạm nắm quyền thay thế. Có ngờ đâu, cuối tháng 12/2012, Cơ quan điều tra (Công an TP. Hải Phòng) lại ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chính ông Phạm Đình Nghiên về cùng hành vi “giả mạo trong công tác”.

Em ruột Dương Chí Dũng cũng bị bắt

Sang đầu tháng 12/2012, liên quan đến vụ bỏ trốn của ông Dũng, Thượng tá Vũ Tiến Sơn, Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45 – Công an TP. Hải Phòng) đã bị bắt giam để điều tra hành vi “Tổ chức người trốn đi nước ngoài”. Ông Vũ Tiến Sơn từng là cảnh sát hình sự tham gia một số chuyên án nổi tiếng tại đất Cảng.

Vướng lao lý vì giúp Dương Chí Dũng trốn - Hình 2

Từ trái sang: Các ông Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng, người đứng kế ông Dũng là ông Bùi Quốc Anh (cựu Phó Tổng giám đốc Vinalines, cũng đã bị bắt giam về hành vi tham ô) Ảnh (Tiền Phong)

Trong tháng 1 năm nay, lần lượt 2 cán bộ công an khác tại Hải Phòng tiếp tục bị khởi tố để điều tra về cùng hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Đó là nguyên Trung tá Hoàng Văn Thắng (SN 1970, Đội trưởng Đội 3 – Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP. Hải Phòng) và Thiếu uý Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi, cán bộ Phòng PC 45 – Công an TP. Hải Phòng).

Thiếu úy Ánh được cho là một mắt xích quan trọng trong đường dây tổ chức cho nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải – Dương Chí Dũng bỏ trốn. Thiếu úy Ánh từng là cán bộ dưới quyền của Đại tá Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng, cũng nguyên là Phó Giám đốc Công an TP. Hải Phòng).

Và ngày hôm qua, Bộ Công an ra thông báo, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam với chính ông Trọng về cùng hành vi với ông Ánh. Ông Trọng mới đảm nhận chức vụ Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64 – Bộ Công an) cách đây không lâu.

Như vậy, đã có nhiều người vướng vào lao lý liên quan đến cuộc trốn chạy của ông Dương Chí Dũng. Trong đó, nhiều người từng là cán bộ, lãnh đạo khá cao trong lực lượng công an. Có người từng là cán bộ có chức quyền trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Chỉ một người không dính líu quyền chức là ông Hà Trọng Tuấn (trú tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng) cũng bị bắt về hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Ông Tuấn đã cũng ông Sáu và Nghiên (trưởng và phó công an xã An Thọ) làm giả giấy tờ cho Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng đang bị truy nã).

Câu chuyện bắt nguồn từ ngững sai phạm tại Tông công ty Hàng hải Viêt Nam (Vinalines).

Năm 2007, Vinalines quyết định xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng, sau đó lên 6.489 tỷ đồng, trong đó có việc mua và lắp đặt một ụ nổi. Ban đầu dự kiến sửa chữa tại nước ngoài rồi đưa về nước với tổng mức đầu tư hơn 14 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó Vinalines lại quyết định đưa về Việt Nam khiến chi phí bị đội lên hơn 24 triệu USD.

Hơn nữa, ụ nổi này sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan Đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về VN. Dù kết quả giám định cho thấy ụ nổi này không còn giá trị sử dụng nhưng ông Dương Chí Dũng – lúc này là Chủ tịch HĐTV Vinalines vân quyêt định mua.

Trong quá trình giao ụ nôi cho công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa, ông Trần Hải Sơn (TGĐ – Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) đã cùng ông Trần Văn Quang (Trưởng phòng Kế hoạch của Vinalines), cùng một số người khác cấu kết với nhau nâng giá thép hàn lên khiến chi phí sửa chữa bị đẩy lên cao rồi chia nhau chiếm hưởng.

Ngoài sai phạm trong vụ mua ụ nổi nói trên, lãnh đạo Vinalines còn có những thương vụ gây thua lỗ điển hình như, năm 2005, mua tàu Đại Việt giá 745 tỷ đồng, hoạt động khai thác đến cuối năm 2010 lỗ 181 tỷ đồng. Năm 2006, Vinalines mua tàu Vinalines Glory giá 873 tỉ đồng, cũng hoạt động khai thác đến cuối năm 2010 lỗ 115,5 tỷ đồng. Năm 2007, tập đoàn này mua tàu Vinalines Galaxy giá 973 tỷ đồng, hoạt động đến năm 2010 lỗ 192 tỷ đồng…

Theo 24h

Tàu nghìn tỷ sẽ bán sắt vụn?

Cục Hàng hải VN đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng cho phép phá dỡ những con tàu thuộc sở hữu VN mang quốc tịch nước ngoài nhưng không còn khả năng khai thác, xuống cấp và nằm ụ quá lâu tại các cảng.

Tuy nhiên, việc phá dỡ bán sắt vụn những con tàu này có nhiều chuyện đáng bàn.

Báo cáo Bộ GTVT mới đây, Cục Hàng hải VN cho biết hiện đang có hàng loạt tàu biển của các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân neo đậu tại VN và nước ngoài trong tình trạng không còn khả năng khai thác và không đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.

Trong đó, có 22 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài nhưng thuộc sở hữu của các doanh nghiệp VN, nếu muốn phá dỡ trong nước lại vướng quy định cấm nhập khẩu phương tiện vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ theo Luật bảo vệ môi trường. Trong khi đó, Bộ GTVT đang băn khoăn vì nếu sửa luật để xử lý tàu thì không đáng, nhưng không xử lý thì gây nhiều hệ lụy về môi trường và an toàn, an ninh hàng hải.

Tàu nghìn tỷ sẽ bán sắt vụn? - Hình 1

Tàu Vinashin Atlantic neo tại phao số 0, Vũng Tàu từ năm 2009 đến nay - Ảnh: Đ.Hà

Tàu bỏ hoang

Theo Cục Hàng hải, đến cuối tháng 1/2013 có 41 tàu biển neo đậu tại các cảng VN (trong đó có 10 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài) không đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải. Bên cạnh đó còn có 54 tàu biển thuộc sở hữu của các doanh nghiệp VN đang neo đậu dài ngày ở nước ngoài (chiếm 14% tổng tải trọng đội tàu VN, những tàu nội mang cờ nước ngoài là do quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại VN nên chủ tàu đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài để hoạt động - PV).

Trong đó có 12 tàu đang neo đậu ở nước ngoài dài ngày (gồm bảy tàu của Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines, chuyển từ Vinashin sang Tổng công ty Hàng hải VN - Vinalines) trong tình trạng không được chủ tàu cấp kinh phí duy trì đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải.

Thu được đồng nào hay đồng đó

Theo một giám đốc doanh nghiệp vận tải biển, thông thường khi tàu không còn phù hợp để khai thác vì những lý do khác nhau, các chủ tàu thường tìm cách bán tàu, thậm chí phá dỡ bán sắt vụn khi không bán được vì càng để lâu càng lỗ do không khai thác vẫn mất chi phí đảm bảo điều kiện cho tàu neo đậu. Kể cả trường hợp tàu chưa quá tuổi nhưng do loại hàng hóa mà tàu đó chuyên chở không còn nhu cầu vận chuyển nhiều thì vẫn bán tàu hoặc phá dỡ để thu hồi được vốn chừng nào hay chừng nấy.

Thời kỳ hoàng kim của vận tải biển, nhiều chủ tàu đã lách luật mua tàu quá tuổi quy định của VN, làm thủ tục treo cờ nước ngoài để khai thác với tâm lý sau vài năm bán sắt vụn vẫn có lãi vì đã khai thác tàu hiệu quả trong giai đoạn có nhiều nguồn hàng, giá cước tốt. Tuy nhiên, dự tính này đảo lộn khi vận tải biển khủng hoảng nên lâm vào tình cảnh bán tàu không ai mua, phá dỡ tàu tại VN thì vướng luật, đưa tàu ra nước ngoài phá dỡ thì tiền thu được từ phá dỡ không đủ chi phí để đảm bảo điều kiện đi biển của tàu.

Lý giải tình trạng trên, Cục Hàng hải cho biết việc tàu biển VN và tàu biển mang cờ nước ngoài thuộc sở hữu của các doanh nghiệp VN không được đưa vào khai thác, neo đậu dài ngày, không đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải là do tình trạng suy thoái kinh tế làm vận tải biển sụt giảm, dẫn tới dư thừa năng lực vận tải của đội tàu nên nhiều tàu không được đưa vào khai thác, phải nằm chờ dài ngày.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, kể cả trường hợp tàu neo chờ, chủ tàu vẫn phải cung cấp đầy đủ nhiên - nguyên liệu và bố trí thuyền viên để duy trì hoạt động của tàu, đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn hàng hải và đóng các loại phí, lệ phí liên quan.

Vì vậy, chi phí thường xuyên cho tàu biển, kể cả trong trường hợp không khai thác, là khá lớn. Nhưng do kinh doanh thua lỗ, nhiều chủ tàu không còn khả năng cung cấp tài chính cho tàu đã bỏ rơi tàu, dẫn đến tình trạng mất an toàn tàu và gây hoang mang cho thuyền viên, ảnh hưởng đến uy tín của đội tàu VN trên trường quốc tế.

Với những tàu thuộc dạng "bỏ hoang" đậu trong nước, cảng vụ hàng hải nhiều nơi đã phải cưỡng chế di chuyển tới vị trí an toàn, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động hàng hải ở khu vực. Thống kê của Cục Hàng hải cho thấy nhiều tàu đến nay trang thiết bị, máy móc không thể hoạt động được.

Đáng chú ý trong số tàu không được chủ tàu cấp kinh phí, không đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải, Vinashinlines góp mặt tới bảy tàu đang neo đậu dài ngày ở nước ngoài hay do nước ngoài bắt giữ. Bảy tàu này có tổng dung tích 210.089 DWT và chiếm 3% DWT đội tàu quốc gia VN, năm trong số bảy tàu này treo cờ của Panama, Liberia, Mông Cổ.

Còn hai tàu treo cờ VN thì tàu Cái Lân 4 bị bắt giữ tại Ấn Độ từ tháng 1/2012, tàu Hoa Sen được mua về từ Ý với giá 60 triệu euro vào cuối 2007, con tàu đang là tang vật của vụ án kinh tế xảy ra tại Vinashin đang neo đậu không khai thác tại Trung Quốc từ năm 2011 tới nay.

Do neo đậu, bắt giữ dài ngày, chủ tàu không còn đủ khả năng tài chính để đảm bảo điều kiện của tàu nên nhiều thủy thủ đoàn trên các con tàu này đồng loạt kêu cứu từ nhiều tháng nay.

Tàu nghìn tỷ sẽ bán sắt vụn? - Hình 2

Gỉ sắt bong tróc trên mặt boong tàu Vinashin Atlantic neo tại Vũng Tàu từ ngày 30/5/2009 đến nay - Ảnh: Đông Hà

Bán không được, phá dỡ lại vướng luật

Lãnh đạo Cục Hàng hải cho biết quy định về đăng ký mua bán tàu biển đã qua sử dụng được đăng ký lần đầu tại VN giới hạn tuổi không quá 10 năm với tàu chở khách, không quá 15 năm đối với các loại tàu biển khác. Nhưng do tàu quá tuổi quy định thường có giá rẻ nên nhiều doanh nghiệp VN đã mua những tàu quá tuổi và đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài để khai thác. Khi tàu quá cũ, không còn nhu cầu khai thác, chủ tàu muốn phá dỡ để thu hồi vốn.

Nhưng hiện nay nhiều ngân hàng, công ty cho thuê tài chính và công ty vận tải biển đang lúng túng khi phá dỡ tàu biển của chủ tàu VN nhưng treo cờ nước ngoài tại VN vì vướng cơ chế. Lý do là Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định cấm nhập khẩu phương tiện vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ.

Vì không bán được tàu cũng không được phá dỡ, nhiều ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, chủ tàu buộc phải chấp nhận để tàu vạ vật ở các vùng nước nội thủy hoặc đưa tới quốc gia có giá neo đậu thấp để neo đậu dài ngày. Việc này làm phát sinh tình trạng chủ tàu bỏ rơi tàu hoặc neo đậu dài ngày trong tình trạng mất an toàn để chờ giải quyết.

Vì vậy, Cục Hàng hải báo cáo Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân ở VN được phá dỡ tại VN theo quy định như đối với tàu biển mang cờ quốc tịch VN kiến nghị Bộ TN-MT sửa đổi Luật bảo vệ môi trường để phù hợp thực tế hoạt động phá dỡ tàu biển tại VN.

Theo Cục Hàng hải, việc này nhằm giải quyết tình trạng tàu neo chờ dài ngày trong điều kiện không đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp các doanh nghiệp vận tải biển, cơ sở đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines).

Ông Nguyễn Văn Công (Thứ trưởng Bộ GTVT):

Không khuyến khích sửa luật để phá tàu

Hiện nay Bộ GTVT đang cho các cục, vụ chức năng nghiên cứu đề xuất của Cục Hàng hải. Nhưng thấy vướng nhất là phá dỡ tàu mang cờ nước ngoài tại VN là trái luật, sửa luật thì không phải là đơn giản. Nếu đề xuất sửa luật để dỡ tàu bán thì với số lượng tàu trên, bán cũng không đáng bao nhiêu tiền. Nhưng vẫn cần giải pháp để xử lý vì để các tàu bơ vơ thì gây ảnh hưởng tới môi trường do han gỉ, dầu mỡ rò rỉ. Thứ hai là ảnh hưởng đến an ninh an toàn của tàu nếu đứt dây neo, dây chằng thì gây tai nạn va vào tàu khác, tắc luồng, đâm sập cầu, thậm chí là chết người. Thứ ba là trong hoàn cảnh này phá dỡ tàu để bán thì thu hồi được đồng nào cho Nhà nước, cho doanh nghiệp thì hay đồng ấy.

Nhưng trọng tâm nhất là tránh nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và mất an toàn. Nếu sửa luật chỉ vì để một số doanh nghiệp phá tàu thu được ít tiền mà gây ảnh hưởng môi trường nhiều thì không khuyến khích. Nếu cho phép làm vậy có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp lợi dụng mua tàu cũ về hợp thức hóa là tàu của mình để tháo dỡ. Vì vậy phải kiểm soát thật chặt, không để khe hở tạo điều kiện cho những người mua tàu cũ về hợp thức phá dỡ tại VN kiếm lãi.

Bộ GTVT đang nghiên cứu các quy định hiện hành rồi mới báo cáo Thủ tướng nhưng không phải đặt trọng tâm là sửa luật để cho phá dỡ tàu nhằm tránh lãng phí. Việc chủ tàu nào thu được tí tiền là việc thứ yếu phải xem xét. Việc quan trọng nhất là phải có giải pháp xử lý triệt để vì những tàu vô chủ như thế vẫn gây tác hại, hậu quả lớn hơn do gây ảnh hưởng môi trường, tai nạn, mất an toàn hàng hải.

Ông Đỗ Xuân Quỳnh (tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu VN):

Nơi chứa phế thải của thế giới?

Tôi không đồng ý với đề xuất của Cục Hàng hải cho phép sửa luật để nhập tàu VN mang cờ nước ngoài vào phá dỡ. Như thế là quá dở. Trong khi đó Công ước quốc tế Hong Kong về tái chế tàu biển an toàn và thân thiện với môi trường năm 1992 quy định rất nghiêm ngặt. Đối với các tàu hiện có, muốn phá dỡ ít nhất phải có được danh sách các hạng mục có chứa chất độc hại có trong thiết bị vật tư của tàu ở bộ phận nào, số lượng bao nhiêu. Công ước này có hiệu lực từ năm 2006 nhưng đến nay thực hiện ở VN cũng rất lơ lửng, coi thường việc này. Giờ lại đưa ra kiến nghị cho nhập vào mà phá thì môi trường đất nước VN sẽ ra sao khi trở thành nơi chứa phế thải của thế giới?

Vừa rồi tôi biết Chính phủ cũng cho Vinalines vay 200 tỷ đồng để xử lý mấy tàu của Vinashinlines bằng cách kéo về nước hoặc bán được thì bán tại chỗ, nhưng đến nay vẫn đang chờ đàm phán để xử lý. Ngân hàng cũng lập công ty quản lý tài chính để quản lý tàu đòi nợ về. Như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển VN có Công ty cho thuê tài chính II đang quản lý một lô tàu. Ngân hàng Hàng hải cũng thu về vài chục tàu. Cái nào cho thuê được thì họ cho thuê, không được thì đắp chiếu nằm đấy. Cái này là trả giá quá đắt chứ không chỉ là trả giá đơn thuần. Và nợ xấu cũng nằm ở đây.

Tuấn Phùng ghi

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024
Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục
21:44:35 06/11/2024
Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất
16:48:22 07/11/2024

Tin đang nóng

Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe
15:42:44 08/11/2024
Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ
13:56:54 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024
Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm
14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống khác biệt của Quang Minh - Hồng Đào sau 5 năm ly hôn
15:13:58 08/11/2024

Tin mới nhất

4 ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

18:00:22 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn xảy ra giữa 4 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sáng 8/11. Một người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130

14:58:51 08/11/2024
Lực lượng chức năng và người dân chia thành nhiều nhóm tìm kiếm máy bay Yak-130 nghi rơi tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Địa hình khu vực này được đánh giá hiểm trở, nhiều sông, suối.

Bão Yinxing ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?

14:56:44 08/11/2024
Bão Yinxing mạnh cấp 13-14, giật cấp 17 đang hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chỉ gây mưa vừa ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ nước ta.

Cháy lớn tại khu công nghiệp Sông Công 1

12:59:58 08/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã điều động nhiều xe và phương tiện chữa cháy đến hiện trường.

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng tại Trung Đông: Hamas kêu gọi chấm dứt xung đột

Thế giới

19:33:09 08/11/2024
Chuẩn tướng Itzik Cohen của quân đội Israel nói rằng hàng hóa viện trợ nhân đạo sẽ được phép thường xuyên vào khu vực phía Nam của thành phố Gaza, nhưng không phải phía Bắc do không còn thường dân ở khu vực này.

Thót tim khoảnh khắc nam sinh lớp 10 chạy xe máy tông vào cụ ông đi xe đạp ở Thanh Hoá: Camera an ninh ghi lại gì?

Netizen

19:30:46 08/11/2024
Trong quá trình điều khiển xe máy chở theo bạn trên đường, nam sinh đã không may va trúng cụ ông đang đạp xe cùng chiều khiến cả 2 bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Công bố địa điểm tổ chức concert 2NE1 tại TP.HCM, liệu có lặp lại lịch sử như BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

19:24:13 08/11/2024
2 đêm concert của 2NE1 tại TP.HCM sẽ được tổ chức ở địa điểm quen thuộc - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).

Chủ bản hit "Tình sầu thiên thu muôn lối" Doãn Hiếu lộ diện

Nhạc việt

19:19:58 08/11/2024
Ca sĩ Doãn Hiếu thoát hình tượng thanh xuân vườn trường , hóa bad boy đầy chất chơi ngay sau sinh nhật tuổi 22.

Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!

Sao việt

19:12:24 08/11/2024
Tính đến hiện tại, những lần Vĩnh Thụy chia sẻ về vợ trên mạng xã hội chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, anh cũng quyết giữ kín bưng những khoảnh khắc nét căng trong ngày trọng đại của 2 vợ chồng.

Lưu ý khi làm mới không gian bằng giấy dán tường

Sáng tạo

18:47:56 08/11/2024
Giấy dán tường được xem là giải pháp nhanh chóng cho những người muốn làm mới không gian sống. Tuy nhiên, giấy dán tường cũng có ưu và nhược điểm riêng.

Bất ngờ về bà chủ chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu bị khởi tố cùng ca sĩ Quốc Kháng

Pháp luật

17:53:04 08/11/2024
Bà Lê Thị Mỹ Châu là cổ đông lớn nhất của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group và Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu. Tuy nhiên Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu đã không còn hoạt động.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 15: Hai nữ sinh cùng phòng ký túc xá bị cả trường đồn yêu nhau

Phim việt

17:25:52 08/11/2024
Nga khẳng định luôn mình và Linh đúng là một cặp. Có phải cô nàng Nga lắm chiêu đang cố tình thử thách sự tinh tế và tình cảm của hai anh chàng dành cho Linh?

Demi Moore chia sẻ về cảnh 'nóng' với Margaret Qualley trong 'The Substance'

Hậu trường phim

17:01:35 08/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance theo chủ nghĩa nữ quyền, để lộ toàn bộ cơ thể của Demi Moore và Margaret Qualley.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon

Ẩm thực

16:45:32 08/11/2024
Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng hương vị thơm ngon khiến bữa cơm hấp dẫn hơn rất nhiều.

Quang Vinh, Xuân Son khả năng không dự AFF Cup

Sao thể thao

16:25:44 08/11/2024
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant vẫn chưa có quốc tịch mới, trong khi tiền đạo Nguyễn Xuân Son không đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam trong năm 2024 theo quy định của FIFA.