Vườn xương rồng cả trăm loại “đẹp phát hờn” của nghệ nhân Sài thành
Bước vào khu vườn của nghệ nhân Nguyễn Phước Hùng ở Bình Chánh (TP.HCM), người xem như bị cuốn hút vào vẻ đẹp mê đắm, muôn hình vạn trạng trong thế giới kỳ ảo của xương rồng kiểng.
Xương rồng được biết đến là một loại thực vật đa dạng, được phân chia thành nhiều chi và nhiều loài khác nhau. Ảnh: Nguyên Vỹ
Để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và cho hoa đẹp; đối với những người chơi xương rồng thực thụ thì không đơn giản. Ảnh: Nguyên Vỹ
Quy mô tuy không lớn nhưng chủ vườn hoa Nguyễn Phước Hùng tự tin vườn xương rồng của mình thuộc loại độc đáo và rất nhiều màu sắc.
Với vẻ đẹp kỳ lạ và sức sống mãnh liệt, trong nhiều năm gần đây, xương rồng đã được trồng phổ biến để làm cây cảnh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Vườn xương rồng của ông có diện tích khoảng 100m2, trồng hàng trăm chủng loại xương rồng có hình dáng, kích cỡ khác nhau.
Xương rồng kiểng đa dạng hình hài. Có cây to tròn hoặc cao lênh khênh hoặc nhỏ nhắn với những chiếc gai đâm tua tủa. Ảnh: Nguyên Vỹ
…lại có cây gai mịn như tơ, uốn lượn trông đẹp mắt. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Hùng kể xương rồng để làm hàng rào thì đã có mặt cả trăm năm nay rồi nhưng xương rồng làm kiểng thì mới xuất hiện vài chục năm trở lại đây.
Nhiều người yêu mến loài cây này bởi sức sống tiềm tàng, luôn vươn mình lên trong điều kiện sống khắc nghiệt. Ảnh: Nguyên Vỹ
Xương rồng kiểng ngày càng được nhiều người trồng ưa chuộng, do hình dáng cùng sắc hoa đa dạng của nó.
Quá trình gây giống cây xương rồng từ lúc gieo hạt đến khi trở thành sản phẩm có thể kéo dài 2 – 3 năm. Cây càng lâu, giá trị càng cao, càng lạ, độc thì càng quý. Ảnh: Nguyên Vỹ
Video đang HOT
Cây không khó trồng, dễ nhân giống. Nhờ óc sáng tạo và bàn tay khéo léo nên ngày càng có nhiều người say mê lai tạo cho ra những sản phẩm hấp dẫn hơn.
Trong quan niệm dân gian, xương rồng nở hoa là dấu hiệu của sự may mắn. Được tận mắt chứng kiến khoảnh khắc ấy mới thấy sự kỳ diệu của thiên nhiên. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trái với vẻ gai góc của thân cây, những bông hoa xương rồng thường rất mềm mại, sặc sỡ. Người xem chìm đắm trong thế giới của của đường nét, hình khối, màu sắc từ thân, gai tới vẻ đẹp của hoa. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trên thế giới, không ai có thể thống kê chính xác được đã có bao nhiêu giống xương rồng làm kiểng. Trong nước, các nghệ nhân hoa kiểng cũng lai tạo được nhiều giống lạ, qua sự chiết ghép hoặc nhập cây con và hột giống từ các nước.
Không chỉ có sự đa dạng về hình dáng, màu sắc của các loài hoa xương rồng vô cùng phong phú gồm các màu xanh lá cây, màu lục nhạt, hồng ngọc, đỏ, vàng, trắng, đỏ tía, đỏ phớt vàng, tím đỏ và màu đen… Ảnh: Nguyên Vỹ
Xương rồng lại tượng trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ khi phải sinh trưởng trong những điều kiện khó khăn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tại khu vườn của mình, ông Hùng dành hẳn một khu vực riêng để nhân giống nuôi cấy mô. Cũng tại khu vườn này, có những dòng sản phẩm lần đầu tiên được trồng thành công tại Việt Nam.
Xương rồng là một loại cây rất đa dạng về hình dáng. Cây có dạng hình cầu, hình trụ, hình tròn hoặc oval .. mọc thành bụi, dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống, lá có thể hình tròn, lá kim, dạng hạt đính, xù, hoặc gai nhọn… Ảnh: Nguyên Vỹ
“Vườn hoa của tôi vẫn thường xuyên xuất hàng ngược sang Thái Lan. Trừ hết chi phí, mỗi năm vườn cho lợi nhuận gần 200 triệu đồng”, ông Hùng kể.
Xương rồng được lai ghép cho ra các mẫu đa dạng hình hài màu sắc. Ảnh: Nguyên Vỹ
Không tốn nhiều diện tích và công chăm sóc, lại có thể dễ dàng di chuyển, xương rồng từ lâu đã trở thành thú chơi của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Phần lớn sản phẩm tiêu thụ ở TP.HCM và các tỉnh thành trong nước. Ngoài vườn của ông Hùng, ở các huyện ngoại thành khác như Thủ Đức, Hóc Môn cũng có nhiều vườn xương rồng khác hiện đang tiếp tục mở rộng diện tích. Đây được xem là mô hình kinh tế phù hợp với đặc thù nông nghiệp gắn với đô thị.
Vấn đề lai tạo thêm giống cây cảnh mới chắc chắn không ngừng ở đây, mà càng ngày càng được phát huy hơn nữa, do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn, nhiều hơn của giới chơi hoa kiểng ở khắp nơi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Danviet
Đưa "hàng độc" dừa 2 màu vào trong chậu kiểng vừa sang vừa hiệu quả
Cây gì cũng có thể làm kiểng, dừa cũng vậy. Trồng dừa vừa ăn trái vừa ngắm cảnh, thậm chí trồng dừa cả ở trong chậu, ngay giữa lòng thành phố đang thu hút nhiều sự quan tâm.
Cây dừa được nhắc đến là giống dừa lùn của anh Nguyễn Chí Cường (ngụ phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM). Giống dừa của anh không tuyền một màu như các giống dừa khác. Màu cam của thân cùng màu xanh, màu vàng của lá làm cả khu vườn ánh lên sắc màu tươi mới.
Mô hình trồng dừa kiểng 2 màu của anh Cường. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Dừa được trồng làm kiểng ngay trong chậu, đặt trên nền xi măng, trong các căn nhà giữa phố. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Giống dừa 2 màu này có tên gọi là Adona. Những trái dừa 2 màu này không còn xa lạ với nhiều người dân ở TP.HCM nhưng việc trồng dừa làm kiểng ngay trong chậu, đặt trên nền xi măng, trong các căn nhà giữa phố mới thì được coi là "hàng độc" - là dòng sản phẩm chính mà anh Cường đặt mục tiêu đạt tới.
Thú chơi dừa kiểng không chỉ bổ sung thêm một sản phẩm độc đáo, còn nâng cao giá trị cây trồng. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Anh Cường kể: "Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp dưới Cần Thơ, anh đi làm ở phòng nông nghiệp địa phương rồi mới lưu lạc lên thành phố này. Những năm tháng còn ở dưới quê, máu đam mê hướng dẫn bà con làm khuyến nông đã ăn sâu. Lên thành phố, đất chật người đông, anh bỗng nhớ da diết từng nhành cây ngọn cỏ. Phải đưa tất cả vào chậu, vừa tận dụng diện tích vừa đỡ nhớ nghề, anh đặt mục tiêu như vậy, rồi bắt tay vào thực hiện".
Anh Cường (trái) mất 6 năm phối giống, lai tạo để tạo ra giống dừa 2 màu vàng, cam hiện nay. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ban đầu là ổi, sau rồi mít, khế... cứ làm tới đâu lại được nhiều người quan tâm tới đó. Cứ thế anh mở rộng dần diện tích. Anh cũng là một trong những người đầu tiên đưa phong trào chơi ổi trồng chậu phát triển mạnh tại TP.HCM.
Dừa giống. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Giống dừa Adona được anh manh nha ý định từ trước khi lên thành phố. 6 năm gian khổ phối giống, lai tạo đã mang đến cho anh thành quả là trái dừa 2 màu vàng, cam hiện nay.
Những cây dừa lùn này ít rụng lá, 2 màu sáng tươi. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Theo anh Cường, giống dừa này có khả năng thích nghi tốt ở nhiều môi trường đất, nước, khí hậu, khả năng kháng bệnh tốt, lại dễ chăm sóc.
Một chú chằng hiu liên tục đổi màu khi di chuyển qua các bộ phận có màu sắc khác nhau trên thân cây. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Trước giờ bà con thường chỉ nghĩ đến trồng cây để lấy quả mà ít quan tâm đến giá trị của thân. "Điều này cũng góp phần dẫn đến điệp khúc được mùa mất giá, đụng hàng dội chợ", anh Cường nói.
Dừa trồng chỉ 2 năm thì trổ buồng. Mỗi cây có thể trổ nhiều buồng cùng lúc. Ảnh: Nguyên Vỹ
Dừa 2 màu vừa làm kiểng vừa có thể ăn trái như thường. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trái dừa 2 màu vàng, cam. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tại vườn dừa của anh Cường, du khách chỉ cần đưa tay ra là có thể ôm và hái được những buồng dừa trĩu quả. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Chăm sóc dừa chuẩn bị mùa Tết. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Từ khi anh đưa giống dừa Adona ra thị trường, nhiều nhà vườn gần xa tìm đến mua cây giống đem về trồng. Ngoài ra, anh Cường còn cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân tại quê nhà để mở rộng diện tích, tăng nguồn hàng.
Theo Danviet
Cây xương rồng quăn queo, dị dạng nhưng có giá hàng tỷ đồng vì lý do này Hiện nay, thông tin về loài thực vật này vẫn còn khá mù mờ và khan hiếm. Vừa qua, một cửa hàng xương rồng ở New York đã rao bán một cây xương rồng với giá 250.000 USD (5,7 tỷ đồng). Nhìn vẻ ngoài quăn queo, xấu xí, ít ai ngờ đây là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt...