Vườn trồng cây ăn trái “hái” đều vài trăm ngàn mỗi ngày
Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành nguồn vốn hiệu quả giúp nhiều hội viên, nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) có điều kiện phát triển kinh tế, cải tạo vườn tạp, “háI” đều đều vài trăm ngàn mỗi ngày
Hội viên, nông dân vay vốn Quỹ HTND không cần tài sản thế chấp, thủ tục đơn giản, chỉ cần lập dự án sản xuất kinh doanh khả thi. Sau khi thẩm định, các cấp Hội trực tiếp giải ngân vốn. Mức hỗ trợ bình quân mỗi hộ được vay vốn Quỹ HTND ở huyện Thoại Sơn từ 10 – 40 triệu đồng. Đặc biệt, có những dự án được Quỹ hỗ trợ cho vay lên đến 100 triệu đồng.
Nhiều hộ nông dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn (An Giang) dùng vốn Quỹ HTND đầu tư trồng cây ăn trái. Ảnh: T.L
Quỹ HTND chính là một trong những “kênh” vốn thuận lợi giúp hội viên thêm điều kiện phát triển kinh tế. Từ đồng vốn Quỹ HTND, nhiều hộ nông dân trong huyện từ nghèo khó đã vươn lên khá giả, làm giàu…
Một trong những hộ nông dân nằm trong dự án vay vốn từ Quỹ HTND là anh Trần Hưng Thịnh, xã Định Thành cho biết: “Hai năm nay, tôi đã chuyển đổi 7 công đất ruộng sang trồng cây ăn trái như xoài Cát Chu, dừa, mãng cầu, ổi, đu đủ, cóc… Phía dưới mương, tôi nuôi các loại cá đồng và ốc từ 2 năm nay. Nguồn vốn vay Quỹ HTND huyện Thoại Sơn đã giúp tôi có tiền để cải tạo ruộng thành vườn – ao. Theo đó, thu nhập của gia đình tôi hơn 1 năm nay cũng đến từ các loại cây ăn trái như ổi, đu đủ, cóc, có thu nhập hàng ngày nên ổn định cuộc sống…”.
Với số vốn 40 triệu đồng được vay từ Quỹ HTND huyện Thoại Sơn, anh Nguyễn Văn Long, xã Định Thành đã cải tạo 2.000m2 đất vườn tạp thành vườn trồng cây ổi Đài Loan và mãng cầu xiêm.
Sau gần 1 năm, vào mùa thu hoạch, gia đình anh Long bán mỗi ngày gần 100kg ổi với giá 8.000 đồng/kg, mãng cầu có giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg, thu nhập ổn định mỗi ngày trung bình 200.000 đồng, mỗi tháng có hơn 6 triệu đồng…
Video đang HOT
Gia đình anh Trần Hưng Thịnh và Nguyễn Văn Long là 2 trong số nhiều hộ hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Thoại Sơn được vay vốn Quỹ HTND và sử dụng hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tại xã Định Thành – địa phương đang có tốc độ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp mạnh mẽ thì Quỹ HTND được đánh giá là “kênh” vốn hiệu quả tác động tích cực tới thu nhập của nông dân…
Theo lãnh đạo Hội ND huyện Thoại Sơn, các cấp Hội ND trong huyện đã tích cực vận động, xây dựng tăng trưởng nguồn. Theo đó, việc huy động các nguồn vốn bổ sung tăng trưởng Quỹ HTND các cấp không ngừng tăng.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Hội đã huy động được hơn 837 triệu đồng, trong đó, Quỹ HTND huyện được ngân sách huyện cấp bổ sung 50 triệu đồng. Nguồn vốn cấp bổ sung này Hội đã giải ngân 565 triệu đồng cho 7 dự án, gồm: Dự án trồng cây ăn trái theo hướng an toàn xã Tây Phú; dự án trồng cây ăn trái tại xã Định Thành; dự án dịch vụ phun xịt thuốc và bón phân trong trồng lúa xã Mỹ Phú Đông; dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã An Bình; dự án trồng cây ăn trái xã Vọng Đông; dự án Tổ hợp tác trồng cây ăn trái tại xã Vĩnh Phú; dự án sản xuất rau màu theo hướng an toàn xã Bình Thành…
Bên cạnh Quỹ HTND, những năm qua, để có thêm nguồn vốn cho hội viên, nông dân vay phát triển kinh tế, các cấp Hội ND huyện Thoại Sơn đã thực hiện tốt khâu ủy thác với Ngân hàng CSXH, giải quyết cho các hộ vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ HTND từ T.Ư, tỉnh và của huyện đã giúp cho hội viên nông dân phát triển về kinh tế, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.
Theo Danviet
Làm giàu khác người: Trồng cà na Thái, cây thấp tè, trái quanh năm
Trong khi nhiều hộ dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang nhiều mô hình cây ăn trái như: bưởi, xoài, mãng cầu Xiêm, ổi lê...Riêng gia đình bà Ngô Thị Hai (66 tuổi), ngụ ấp Tân Hòa lại có cách làm giàu khác người-đó là chọn trồng cây cà na Thái. Vườn cà na Thái của bà Hai giờ được bán cả trái, bán cả cây giống...
Thử vận may với cây cà na Thái
Thời điểm này, gia đình bà Ngô Thị Hai đang bắt đầu vào vụ thu hoạch cà na Thái. Bà Hai cho biết, gia đình bà đến với cây cà na Thái rất tình cờ. Trước đây, gia đình bà trồng lúa nhưng do thời tiết bất lợi, gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là tuổi cao, điều kiện sức khỏe không cho phép, trong khi làm lúa lại cực nên bà quyết định chuyển đổi sang cây trồng khác cho phù hợp...
Nghe giới thiệu cây cà na Thái cho trái quanh năm, bà Hai mua 10 gốc về trồng thử. Thấy cây sai trái, bán được giá cao nên bà "đánh cược" mua 26 gốc để trồng. Từ ngày "bén duyên" với cây cà na Thái đến nay, kinh tế gia đình bà có những chuyển biến rõ rệt.
Bà Hai chia sẻ: "Làm lúa chỉ có ăn ở vụ đông xuân. Những vụ khác, năng suất không cao, bị ảnh hưởng sự thất thường của thời tiết; thương lái ép giá nên lãi không nhiều".
Không canh tác lúa, bà Hai chuyển qua trồng sen bán gương. Những năm đầu, gương sen cho năng suất cao, bán được giá nên gia đình bà rất phấn khởi. Dần dần, các hộ dân trong vùng trồng ồ ạt khiến thị trường chững lại. Lo sợ cây sen mất giá, bà Hai quyết định lập vườn cây ăn trái với mong muốn có thu nhập ổn định cho gia đình và phù hợp với điều kiện sức khỏe của vợ, chồng bà.
Đang loay hoay với việc tìm kiếm loại cây trồng phù hợp thì bà được người quen ở Vĩnh Long giới thiệu cây cà na Thái có giá trị kinh tế cao. Lúc đầu, bà còn chần chừ vì địa phương chưa ai trồng cũng như chưa có nhiều thông tin về giống cây trồng này.
Trái chua, thành quả "ngọt"
Hiện nay, trên diện tích 5.000m2, bà Hai trồng 40 gốc cà na Thái, mỗi gốc cách nhau 4m. Bà Hai cho biết, nếu cà na thường chỉ cho trái vào dịp nước nổi thì cà na Thái có thể cho trái quanh năm.
"Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch khoảng 8 tháng nhưng thấy cây còn nhỏ, tôi bỏ trái đợt đầu để dưỡng cây cho trái đợt sau. Mỗi cây cà na Thái cho trái bình quân từ 3 - 5kg trái/đợt. Đối với những cây lớn, có thể cho 10kg trái, đặc biệt, loại cây này có thể cho trái quanh năm. Trái trên cây hái chưa hết đã bắt đầu ra bông và cho trái tiếp" - bà Hai cho biết.
Về kỹ thuật trồng, bà Hai chia sẻ: "Chưa thấy loại cây nào dễ trồng như cà na Thái, từ lúc trồng đến nay, hầu như gia đình tôi chưa sử dụng thuốc trừ sâu lần nào, thỉnh thoảng bón lót thêm phân, để cây lấy lại sức sau những lần cho trái".
Hiện nay, cà na Thái được bà Hai bán cho các thương lái ở Long Xuyên, du khách tham quan hay những mối ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương... Mỗi ngày, bà Hai thu hoạch từ 4 - 10kg trái. Thời điểm thu hoạch rộ vào tháng 8 (âm lịch) có thể thu hoạch 30kg/ngày.
Nếu như cà na thông thường chỉ bán từ 15.000 - 20.000 đồng/kg thì cà na Thái bán được với giá cao hơn, từ 45.000 - 50.000 đồng/kg. Từ cây cà na Thái đã tạo nguồn thu nhập khá cao và ổn định cho gia đình bà trong gần 2 năm qua. Ngoài bán trái ca na, bà Hai còn nhân giống, bán cây con với giá 40.000 đồng/cây.
Thấy được hiệu quả từ mô hình trồng ca na Thái của bà Ngô Thị Hai, các hộ nông dân lân cận bắt đầu mua cây giống, trồng xen với vườn cây ăn trái của gia đình.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Thành Võ Nhật Nam cho biết, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất ruộng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: bưởi, mãng cầu Xiêm, ổi lê Đài Loan... Trong đó có mô hình trồng ca na Thái của hộ bà Ngô Thị Hai.
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
An Giang: Nuôi lươn không bùn bằng ốc bươu vàng, lời 60 triệu/lứa Tận dụng những khoảng trống trong vườn hoặc khuôn viên xung quanh nhà, nhiều hộ dân xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xây bể xi măng, lót bạt thả nuôi lươn không bùn. Lươn nuôi không bùn trong bể xi măng lót bạt chỉ ăn cá tạp, ốc bươu vàng, sau 6 tháng nuôi nhiều hộ có lời 60...