Vườn “thượng uyển” kiểng treo sinh thái từ trái dừa khô
Tận dụng vỏ những trái dừa khô, ai cũng có thể tạo nên một vườn “thượng uyển” thân thiện, độc đáo…
Các kiểu vỏ xơ và gáo (sọ) dừa khô đã trở thành nguyên liệu để tạo thành khu vườn độc nhất vô nhị tại nhà ông Phạm Hồng Bình (Bình SVC) ở phường 9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên.
Một góc vườn kiểng dừa treo của ông Phạm Hồng Bình.
Vốn là nghệ nhân cây cảnh, ở tuổi 68, ông Bình SVC “buồn tình” nghĩ kế ghép kiểng lên trái dừa. Đủ các loại kiểng treo từ trái dừa non khô đã bị vạt núm (sau khi uống giải khát) đến phần gáo và vỏ xơ trái dừa khô. Hầu hết các loại cây cảnh loại nhỏ và dây leo đều có thể phát triển tốt trong lòng trái dừa.
Cây sanh kiểng trồng trong trái dừa non khô.
Cây ớt trồng trong trái dừa.
Kiểng treo từ trái dừa già khô.
Các loại dương xỉ, hoa lá, rau ăn đều phát triển tốt trong vỏ xơ trái dừa.
Video đang HOT
Với trái dừa non đã khô, chỉ cần dùng vật nhọn chọc một vài lỗ, rồi cho đất vào trồng cây. Với một trái dừa già, ông Bình có thể chọc lỗ trồng cây vào nguyên trái, hoặc tách làm hai kiểng.
Các kiểu kiểng treo từ gáo dừa già.
Ông dùng cưa vạt phần đuôi trái dừa, rồi luồn bóc phần sọ, giữ nguyên phần xơ tròn bên ngoài. Hoặc xé phần xơ thành 5 – 7 mảnh nhưng vẫn giữ liên kết ở đầu vỏ dừa, rồi chụm các mảnh lại để đặt cây bên trong.
Nửa mảnh gáo dừa cũng có thể làm chậu treo với bùn, nước.
Xơ dừa còn được ông Bình dùng lót chèn vào rổ để trồng kiểng treo hoặc để bàn.
Những trái dừa khô chuẩn bị vào “cuộc chơi” kiểng treo ở nhà ông Bình SVC.
Riêng phần gáo dừa, ông Bình SVC đập tách đôi, cậy dùng phần cơm dừa, rồi chọc lỗ, cho đất vào, dùng keo dán khớp lại hai mảnh hoặc trồng cây vào từng mảnh… Xong, dùng các loại dây, móc chậu thông thường để treo lên các cành cây hoặc ban công, cửa sổ nhà; tưới nước cho cây hoa qua các khe hở của “chậu” dừa.
Theo Danviet
Kỳ lạ: Thú chơi rùa khủng long cổ đại ở Việt Nam
Loài rùa đặc biệt này có thân hình giống như khủng long thời cổ đại đang gây sốt trong giới chơi thú cưng ở Việt Nam. Hiện, loài này đang được một số người ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM rao bán với giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng/con.
Là một người có kinh nghiệm khá lâu trong nghề kinh doanh rùa cảnh, anh Tuấn - một chủ cửa hàng bán rùa cảnh ở quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết, anh bắt đầu nhập loài rùa này về nuôi được 3 năm nay. Nhìn chung loài rùa này khá dễ nuôi, thức ăn của chúng là các loài cá nhỏ, dế...
Nhìn bề ngoài loài rùa này có các tấm vảy sừng trên mai nhô cao như vảy cá sấu, mõm như hình mỏ chim, thân có nhiều gai nhọn...
Theo anh Tuấn, loài rùa này nằm trong nhóm 2 loài rùa cá sấu được du nhập về Việt Nam gần 2 năm nay. "Đây là loài rùa khá kén người chơi, phải là người có đam mê rùa mới chịu chơi, bởi rùa có hình thù khá kỳ quái" - anh Tuấn chia sẻ.
Rùa lạ có thân hình rất kỳ quái.
Cũng theo anh Tuấn, trên thế giới loài rùa này sống ở nước ngọt được mệnh danh là loài rùa lớn nhất thế giới nhưng khi được nhân giống đưa vào Việt Nam rùa chỉ có size nhỏ đến rất nhỏ, khoảng trên dưới 20cm/con với giá bán khoảng trên dưới 1 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/con, tùy loại và kích cỡ.
Loài rùa này khá hiền lành, người nuôi có thể cầm chơi trên tay bình thường.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt về loài rùa cảnh đặc biệt này, ông Nguyễn Quảng Trường - Cán bộ phòng động vật có xương sống thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Rùa trong ảnh là loài rùa cá sấu với tên khoa học là Macrochelys temminckii, có nguồn gốc từ Mỹ.
Giá trung bình của loài rùa này từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng/con tùy loại và kích cỡ.
"Loài này có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới) ở bậc VU (sẽ nguy cấp) và thuộc phụ lục III của CITES (Công ước CITES hay còn gọi là công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, hiện cơ quan quản lý CITES đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT - PV)" - ông Trường khẳng định.
Cận cảnh một con rùa khủng long có giá trên dưới 5 triệu đồng đang được anh Tuấn nuôi dưỡng tại cửa hàng của mình.
Ông Trường cho biết thêm, qua quan sát bề ngoài loài rùa này thì thấy rõ các tấm vảy sừng trên mai nhô cao như vảy cá sấu, mõm như hình mỏ chim, thân có nhiều gai nhọn. Chính vì có hình thù kỳ dị nên được ưa chuộng nuôi làm cảnh.
Phía bụng dưới của rùa khủng long trông khá giống với rùa bản địa của Việt Nam.
"Nhìn chung, loài rùa này không độc, hiền lành. Tuy nhiên, đây là loài ngoại lai, cần được nuôi trong môi trường kiểm soát tốt, không được làm ảnh hưởng đến các loài bản địa của Việt Nam, tránh lây lan bệnh dịch, lai tạp nguồn gen, phát tán ra ngoài môi trường tự nhiên" - ông Trường khuyến cáo.
Rùa khủng long có thể nhốt chung với một số loài rùa khác được bình thường.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia về động vật, đây là loài rùa có xuất xứ ngoại nhập nên cần nuôi nhốt trong bể kính cẩn thận, tránh để sổng ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và các loài khác.
Theo Danviet
Chuyện lạ: Nuôi cáo tuyết Bắc Cực làm thú cưng ở Việt Nam Tưởng rằng cáo Bắc Cực (hay còn gọi là cáo tuyết) chỉ có thể sống ở nơi có thời tiết khắc nhiệt băng giá, nhưng khá lạ khi hiện loài vật này đang được một số người nhân nuôi, bán phục vụ nhu cầu cho giới mê thú cưng ở Việt Nam. Anh Phan Minh - chủ trại kinh doanh các loài thú...