Vườn thú Nhật Bản điều tra vụ sóc chết hàng loạt nghi do ngộ độc thuốc
Hàng chục con sóc ở vườn thú Inokashira ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, bị chết sau khi được điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng.
Nhật Bản là nơi cư trú của 3 loài sóc, gồm sóc Nhật Bản, sóc bay Nhật Bản và sóc bay khổng lồ Nhật Bản. (Nguồn: Inokashira)
Một vườn thú ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã mở cuộc điều tra sau khi có khoảng 30-40 con sóc bị chết được cho là do sai sót khi điều trị diệt ký sinh trùng.
Ngày 4/12 vừa qua, các nhân viên vườn thú Inokashira ở Tokyo đã tiêm thuốc diệt ký sinh trùng cho sóc như một biện pháp phòng ngừa; đồng thời xịt thuốc diệt trùng vào chuồng sóc.
Ngay sau đó, 1 con sóc đuôi rậm, một loại sóc phổ biến ở Nhật Bản, đã chết.
Trong những ngày sau đó thêm nhiều sóc bị chết, tính đến sáng 11/12 có 31 con chết.
Vườn thú Inokashira đã ra tuyên bố bày tỏ xin lỗi sâu sắc và không loại trừ khả năng những con sóc bị ngộ độc thuốc.
Tuyên bố cho biết vườn thú đang điều tra nguyên nhân sóc chết và theo dõi tình hình sức khỏe của các cá thể sống sót.
Vườn thú sau đó đã được làm sạch và kiểm tra an toàn và những con sóc sống sót được đưa trở lại cho du khách tham quan.
Nhật Bản là nơi cư trú của 3 loài sóc, gồm sóc Nhật Bản, sóc bay Nhật Bản và sóc bay khổng lồ Nhật Bản./.
Video đang HOT
Loài gặm nhấm độc đáo nhất thế giới: Tự rụng đuôi hay không có mắt
Chuột chũi trần (Heterocephalus glaber), phân bố ở Châu Phi. Chúng sống theo đàn trong lòng đất, có tổ chức xã hội giống như loài mối, với chuột chúa làm nhiệm vụ sinh sản và các thành viên khác đảm nhiệm những công việc khác nhau. Ngoài ra, một số loài còn tự rụng da đuôi khi có nguy hiểm hay có lông cảm giác thay vì có mắt.
Sóc bay khổng lồ đỏ trắng (Petaurista alborufus), ở Trung Quốc và Đài Loan. Loài này dành cả ngày để ngủ trong hốc cây, đêm mới mò ra kiếm ăn
Như các loài sóc bay khác, chúng có thể chao liệng nhờ màng da giữa các chân
Chuột nhảy Ai Cập nhỏ (Jaculus jaculus), phân bố khắp các vùng sa mạc Bắc Phi
Hai chân sau đặc biệt dài giúp chúng có những bước nhảy rất xa so với kích thước cơ thể
Dúi mù lớn (Spalax microphthalmus), là loài bản địa ở các thảo nguyên Ukraina và Đông Nam Nga
Loài gặm nhấm sống chủ yếu dưới lòng đất này không có mắt và tai ngoài. Chúng có các lông cảm giác ở vị trí từ mõm đến các hốc mắt
Thỏ nhảy Nam Phi (Pedetes capensis), cu trú ở các sinh cảnh khô phía Nam châu Phi
Loài này trú ẩn trong hang vào ban ngày, đến tối mới ra ngoài gặm cỏ. Chúng di chuyển bắng cách nhảy trên hai chi sau
Chuột chũi trần (Heterocephalus glaber), phân bố ở những sinh cảnh đồng cỏ khô ráo của vùng Sừng châu Phi
Sống theo đàn trong lòng đất, loài này có tổ chức xã hội giống như loài mối, với chuột chúa làm nhiệm vụ sinh sản và các thành viên khác đảm nhiệm những công việc chuyên môn hóa khác nhau
Chuột lang Patagonia (Dolichotis patagonum), phổ biến tại các vùng trống trải ở Tây Nam Argentina
Khác với các loài chuột lang khác, con vật trông như lai ghép giữa thỏ, hươu và chuột này có thể chạy rất nhanh nhờ các chi dài mạnh mẽ
Chuột thỏ Azara (Dasyprocta azarae), cư trú trong các khu rừng Nam Brazil, Paraguay và Bắc Argentina
Chúng sủa khi cảm thấy hoảng sợ
Chuột kangaroo Merriam (Dipodomys merriami)
Chuột sóc rụng đuôi (Glis glis), được ghi nhận ở hầu khắp châu Âu và một phần Tây Á
Nếu loài gặm nhấm này bị kẻ thù tóm vào đuôi, lớp da đuôi dễ dàng bị đứt và trượt khỏi xương, tạo điều kiện để trốn thoát. Sau đó vết thương lành lại, tạo thành một lớp lông mới.
Nhật Bản phát triển thiết bị 'đào tạo' hát karaoke hay như ca sĩ Ít ai biết rằng hát karaoke - thú vui tiêu khiển được hàng triệu người trên thế giới yêu thích - có nguồn gốc từ Nhật Bản. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người ở mọi lứa tuổi tại quốc gia châu Á này đam mê hát karaoke. Ảnh: O.C Nhưng người đam mê ca hát không có nghĩa...