Vườn rau Việt sai lúc lỉu trên đất Mỹ
Anh Nhật Tân (ở bang Washington) dành 4 tiếng chăm vườn suốt nhiều năm qua, tạo ra vườn rau quả tốt ngùn ngụt.
Tình yêu với vườn trong anh Bùi Nhật Tân, 42 tuổi, ở thành phố Seattle (bang Washington) được bồi đắp suốt tuổi thơ với khu vườn đủ các loại trái cây của bà nội ở Đồng Nai.
“Nội thường nói ’sau này con lớn lên, có thời gian và điều kiện thì nên tự làm một cái vườn’ vì bà quan niệm vườn là phong thuỷ của ngôi nhà. Vườn có trái cây sum suê là một điều may mắn, muốn làm gì cũng sẽ thuận lợi”, anh Tân, chủ một tiệm nail, chia sẻ.
Năm 17 tuổi theo cha mẹ sang Mỹ, anh Tân luôn khắc ghi lời của nội. Đến khi lập gia đình, anh bắt đầu tái hiện một khu vườn nhiều rau quả trên diện tích chừng 3.000 m2. “Tôi muốn đem khu vườn vào tuổi thơ của hai con, để chúng sống gần gũi thiên nhiên và sau này con cái của chúng cũng được hưởng những ký ức êm đềm này”, anh Nhật Tân nói.
Hai năm trước, gia đình anh Tân chuyển đến một nơi ở mới rộng 1.500 m2. Rất tiếc vườn cũ, song anh xem đây là cơ hội để làm lại vườn mới hợp ý mình hơn. Dọc tường rào gỗ, anh đổ đất trồng cây bao quanh ngôi nhà.
Để vườn nhanh đẹp, anh trồng từ những cây 2 năm tuổi trở lên, chấp nhận giá cao gấp 5-10 lần cây con. Chỉ sau một thời gian, ngôi nhà trống trơn ban đầu đã tươi xanh và được thu hoạch quả. Trong vườn hiện có nhiều đào, mận, lê, táo, cherry, mâm xôi…
Với rau, anh thường trồng trong chậu hoặc ô được phân lô, chủ yếu rau có nguồn gốc Việt Nam như: rau muống, cúc tần, cải canh và các loại rau thơm.
Video đang HOT
Thích bầu, anh Tân đóng giàn gỗ cho leo. Hai năm sống ở nhà mới là hai năm giàn bầu sai lúc lỉu, quả dài cả mét.
Rất muốn trồng các loại trái cây Việt Nam, nhưng nhiều lần thử nghiệm cây đều không trụ được qua mùa đông. Anh Nhật Tân đang lên ý tưởng thiết kế một ngôi nhà kính để trồng vú sữa, chôm chôm, nhãn, xoài… Trong hình là các loại quả trong vườn của anh tháng 6 vừa qua.
Là chủ tiệm nail với 20 nhân viên, mỗi ngày anh Tân phải ở tiệm 10 tiếng, song vẫn cố dành thời gian cho vườn khoảng 4 tiếng. “Nhiều bữa anh ấy làm vườn tới 12 giờ đêm, tôi phải giục vào đi ngủ”, chị Stacey Do, vợ anh Nhật Tân chia sẻ.
Theo anh Tân, cuộc sống ở Mỹ bận rộn, ít ai chịu bỏ thời gian ra để làm vườn nên từng có người tưởng anh phải thuê người làm. Song đối với anh “vườn là một lẽ sống không thể tách rời, càng làm càng ham”.
Phan Dương
Ảnh: BossMan Bui
Theo VNE
Cách trồng mướp trong thùng xốp cho quả vừa to vừa dài, gấp 3 trồng mặt đất
Mướp là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng.
Mướp là loại quả có thể chế biến thành những món ăn cực thanh mát trong ngày hè. Bạn có thể tự tay trồng một giàn mướp trong thùng xốp để gia đình thưởng thức trong cả mùa.
1. Nguyên vật liệu
Thùng xốp, chậu nhựa.
Đất dinh dưỡng: Đất Fusa hoặc Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.
Hạt giống mướp hương F1 hoặc hạt giống mướp hương cao sản.
Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.
2. Cách trồng
2.1 Gieo hạt
Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4-6 giờ.
Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi đem ủ vào khăn ẩm, ủ cho đến khi hạt nứt nanh (khoảng 36-48 giờ) thì đem gieo.
Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 1cm.
Trồng cây con: Khi hạt nảy mầm có từ 2 đến 3 lá non ta tiến hành tách cây con sao cho cây cách cây 0,8-1m, hàng đôi 4-5m.
- Cách tạo rễ cho cây
Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt. Mướp là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt phần tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt.
Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc). Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu. Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.
2.2 Chăm sóc cây
- Tưới nước cho cây
Dùng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa áp lực thấp, hoặc bình tưới phun để tưới cho cây. Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng. Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây. Lượng nước cần gia tăng lúc ra hoa rộ.
- Không nên tưới phun nước lên hoa, quả non
Mướp nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung khác với loài cây cà gai leo thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu mướp không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn.
- Phòng ngừa sâu bệnh
Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh. Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 5 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.
- Thu hoạch
Thu hoạch sau 38-40 ngày gieo, thu khi trái còn non, sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun. Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2 - 3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.
Theo Lê Lê (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Làm phân bón từ vỏ chuối vừa an toàn vừa dễ, bất cứ cây trồng nào trong vườn nhà cũng thích mê Chỉ cần bỏ một chút thời gian và công sức, bạn đã có ngay hũ phân bón từ vỏ chuối dạng lỏng cực dễ hấp thu, giúp cây trồng luôn no đủ và sống tốt. Bón phân cho cây trồng là một trong những công đoạn quan trọng nhằm giúp cây có đủ sức chống chọi với dịch bệnh và tươi tốt hơn...