Vườn rau nhỏ trên ban công của gia đình Việt ở Pháp
Từ không biết gì về trồng trọt, chị Chang Nguyễn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để tạo ra không gian xanh ngay trên ban công có diện tích hạn chế.
“Sáng ra vườn rau, chợt thấy bông hoa trắng bé xinh, một quả ớt chuông xanh lộ diện. Mình thấy ngày mới thật đáng yêu với những thứ nhỏ bé, đơn giản như vậy. Dùng bữa sáng nhẹ nhàng, đọc thêm cuốn sách. Vậy là bình yên”, chị Chang Nguyễn (35 tuổi, Hà Nội), đầu bếp, kể đôi chút về nhịp sống thường nhật.
Chia sẻ với Zing , chị Chang cho hay vì dịch bệnh, gia đình chị mắc kẹt ở Pháp hơn một năm nay. Nhà ở chung cư có ban công 2,5 m2, chị bắt đầu làm vườn từ tháng 3 để tìm kiếm niềm vui.
Chị Chang biến ban công 2,5 m2 thành khu vườn nhỏ với góc thư giãn để đọc sách, thưởng trà, ngắm cảnh.
Trước tiên, để phòng tránh sâu bệnh, chị Chang làm đất thật kỹ rồi mới trồng. Chị phơi ải đủ nắng, rắc thêm vôi để ngăn nấm bệnh, diệt sâu bằng thuốc lào, diệt ốc sên bằng vỏ trứng baking soda, diệt côn trùng bằng dung dịch tỏi ớt. Tất cả kinh nghiệm này được chị tham khảo trên một số hội nhóm online.
Vì diện tích nhỏ, chị Chang phải tính toán việc trồng cây gì trước, loại nào sau hay luân canh để vườn liên tục tạo không gian sống xanh.
Chị trồng chủ yếu cây rau gia vị như húng quế, mùi tàu, kinh giới, xà lách, rau răm, hương thảo. Ngoài ra, khu vườn của chị còn có khoai tây, cà rốt, củ cải đỏ, bầu, bí, ớt chuông, rau muống, mồng tơi, cải thảo, cải cúc.
Theo chị Chang, không khó để mua hạt giống vì nhiều loại được nhập khẩu từ Việt Nam, chất lượng tốt.
Video đang HOT
Từ không biết gì về trồng trọt, chị Chang tạo được mảnh vườn xanh ngay trên ban công trong dịch.
“Nhằm tiết kiệm diện tích, mình tận dụng những vật liệu người ta vứt đi như thanh gỗ, ngăn tủ để làm kệ, giá đỡ cho cây. Với bầu, bí, mình không làm giàn mà cho leo trực tiếp lên thành lan can. Những cây gần thu hoạch, mình cho vào chậu nhỏ trưng ở góc để nhường đất trồng cây khác”, chị kể.
Chị Chang dùng hoàn toàn phân bón tự ủ từ rác nhà bếp, vỏ trứng, ruột cá, nước vo gạo với vỏ chuối thay vì phân hoá học. Bởi vậy, các loại rau, củ thu hoạch từ khu vườn đều đảm bảo sạch.
Người mẹ trẻ cho hay chị làm vườn chủ yếu để giải trí và tạo không gian xanh cho ngôi nhà. Đó cũng là nơi để mỗi buổi chiều, các thành viên trong gia đình chị thưởng trà, đọc sách, ngắm hoàng hôn. Chị cũng dạy các con cách trồng cây và biết trân trọng sức lao động.
Chị Chang dự định tiếp tục làm vườn, với quy mô lớn hơn, khi trở về Việt Nam.
“Ở Việt Nam, mình chưa từng trồng trọt. Giờ làm vườn được nửa năm rồi, thấy vui lắm. Một mình chăm cũng đơn giản vì đây là đam mê. Mọi người thường bất ngờ, không tin khi mình nói khu vườn chỉ có 2,5 m2. Họ rất thích thú và muốn học hỏi”, chị nói.
Trong thời gian ở Pháp, chị Chang rất ấn tượng với nghệ thuật sắp đặt vườn ở châu Âu. Khi về Hà Nội, chị dự định gây dựng khu vườn khoảng 300 m2 theo mô hình này với nhiều góc nhỏ để thư giãn.
Có 'ngọn hải đăng' EVFTA chỉ đường, vải thiều Việt ùn ùn vào EU
Theo đài RFI , đầu tháng 6/2021, lần đầu tiên quả vải thiều Việt Nam được đưa vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) theo đường chính ngạch, bắt đầu là Czech và sau đó là Pháp, Bỉ, Hà Lan.
Vải thiều Thanh Hà, Hải Dương được xuất khẩu sang châu Âu. (Nguồn: VTC)
Việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là một điều kiện thuận lợi cho quả vải thiều Việt Nam chinh phục cộng đồng 27 quốc gia nổi tiếng khắt khe về tiêu chí an toàn thực phẩm.
Quá trình xuất khẩu chính ngạch vải thiều Việt Nam sang thị trường châu Âu được Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu tổ chức.
Thâm nhập thị trường khó tính
Ông Chung Trí Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Pacific Foods cho biết, lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên được Công ty cổ phần Pacific Foods chính thức xuất sang thị trường EU thông qua Czech vào chiều 7/6, "sau 3 năm tìm hiểu và đàm phán các thủ tục, điều kiện kỹ thuật cho việc xuất khẩu".
Tiếp theo, gần 1 tấn vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) được nhập vào Pháp qua cảng hàng không Charles de Gaulle ngày 13/6 và thêm gần 1 tấn "hạ cánh" xuống sân bay Schipol (Hà Lan) ngày 17/6.
Theo bà Quỳnh Phương, chủ công ty ACEM (Paris) sở hữu trang bán hàng điện tử chợ Việt-Pháp, viêc tất cả các lô vải thiều chính ngạch vào châu Âu đều được dán tem truy xuất nguồn gốc itrace247, do Cục Xúc tiến Thương mại, là một trong những tiêu chí quan trọng giúp tạo được niềm tin cho người tiêu dùng châu Âu về an toàn thực phẩm.
Bà Phương khẳng định: "Nhờ có tem truy xuất, người tiêu dùng ngay lập tức có thể tiếp cận được với thông tin về nhà sản xuất, cũng như quy trình chế biến, hay chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu.
Toàn bộ quá trình này, bao gồm quá trình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói, đều được hiển thị nhờ có tem truy xuất được Bộ Công Thương Việt Nam cấp. Vải Thanh Hà khi tới Pháp luôn giữ được chất lượng thơm ngon nhất đến tay người tiêu dùng".
Tuy nhiên, theo bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Thanh Hà, để đạt được chất lượng sản phẩm như vậy là cả một quá trình dài: "Vải thiều Thanh Hà có những đặc trưng khác biệt so với những quả vải thiều được trồng ở nơi khác.
Để đến được với những thị trường khó tính, chúng tôi phải quy hoạch các vùng trồng tập trung, hướng dẫn quy trình chăm sóc cho người dân, cử cán bộ theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm những tiêu chuẩn cụ thể đối với từng thị trường. Ví dụ, thị trường như Nhật Bản có những bộ tiêu chí riêng, thị trường EU có những bộ tiêu chí riêng...".
Cũng theo bà Thúy Hà, tỉnh Hải Dương và huyện Thanh hà đã đầu tư kinh phí hỗ trợ cho người dân mua thuốc bảo vệ thực vật, thuê tư vấn để hướng dẫn và giám sát các vùng trồng từ lúc vải ra hoa đến khi thu hoạch, thuê đơn vị lấy mẫu để thử nghiệm xem có đạt tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu đối với từng thị trường không...
Đặc biệt, vấn đề bảo đảm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là rất quan trọng để đáp ứng được các thị trường, thông qua đánh giá, qua kết quả giám định, test thử.
"Do có sự chuẩn bị chu đáo và sự tham gia của chính quyền địa phương, năm 2021, tất cả những vùng trồng vải thiều xuất khẩu của huyện Thanh Hà đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đến thời điểm này, vụ vải thiều Thanh Hà đã thu hoạch xong, do tiêu thụ tốt nên vụ vải năm nay đã rút ngắn thời gian thu hoạch khoảng gần chục ngày so với những năm trước".
Vải thiều được giá, cửa sang EU rộng mở
Tại một số thị trường châu Âu, vải thiều có tem truy xuất nguồn gốc được bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 15-20 Euro/kg, thậm chí tại một số siêu thị trong hệ thống Carrefour ở Brussels (Bỉ) là 25 Euro/kg. Dù được đánh giá tốt về chất lượng, nhưng đây vẫn là mức giá cao, gấp 3 lần so với quả vải nhập từ Madagascar hay Nam Phi được bán rộng rãi vào dịp lễ cuối năm ở châu Âu.
Bà Quỳnh Phương nhận xét: "Với giá thành sản phẩm như vậy, thực ra cũng không hề thấp so với các loại hoa quả khác, nhưng đặc trưng quả vải của Việt Nam là vụ mùa rất ngắn và được vận chuyển bằng đường hàng không nên giá vải như hiện tại là hoàn toàn phù hợp với thị trường bên châu Âu.
Với tư cách là một nhà phân phối bán lẻ, vải của Việt Nam, về mặt chất lượng là rất tốt, nhưng về mẫu mã bao bì thì nên cải tiến một chút. Hiện tại, bao bì còn hơi sơ sài, hy vọng trong tương lai, chúng ta có thể chú trọng hơn về mẫu mã bao bì để nâng giá trị của quả vải Viêt Nam tại thị trường châu Âu".
Chỉ trong khoảng 3-4 ngày, cửa hàng của Quỳnh Phương bán được 500 kg vải thiều Thanh Hà do công ty Rồng Đỏ (Red Dragon) xuất khẩu. Đây là con số không hề nhỏ, chủ yếu bán cho cộng đồng người Việt tại Pháp.
Tuy nhiên, bà Quỳnh Phương vẫn tin vào tiềm năng tiêu thụ quả vải thiều Việt Nam tại thị trường châu Âu: "Trong tương lai, tôi nghĩ quả vải Việt Nam sẽ có tiềm năng lớn để vào các siêu thị tại Pháp, bởi vì với chất lượng như thế này, quả vải thiều Việt Nam sẽ được đón nhận rất nhiệt tình".
Để tăng trưởng xuất khẩu vải thiều nói riêng, nông sản nói chung sang EU trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, hiệp hội triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả EVFTA để tận dụng tối đa cơ hội thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - cơ quan được giao chủ trì về sản xuất tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản cũng như xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu sang EU bền vững.
Đặc biệt, cần chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng và chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực.
Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin Covid-19 Moderna Bộ Y tế vừa quyết định phê duyệt có điều kiện vắc xin Moderna cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, tên vắc xin là Spikevax (hay Covid-19 Vaccine Moderna). Mỗi liều 0,5ml chứa 100mcg mRNA. Mỗi hộp chứa 10 lọ đa liều, mỗi lọ đa liều chứa 10 liều 0,5ml. Cơ sở sản xuất là Rovi...