Vươn ra xa để cạnh tranh gần
Tất cả 6 quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm trong chuyến công du đang diễn ra đều không quan trọng đối với Nhật Bản về phương diện thị trường xuất khẩu bằng phương diện hợp tác đầu tư và ảnh hưởng chính trị.
Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm 6 nước châu Á, từ ngày 23.10 – Ảnh: AFP
Các điểm đến bao gồm Mông Cổ và 5 quốc gia vùng Trung Á Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Ông Abe còn là Thủ tướng Nhật đầu tiên thăm Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Nhìn từ giác độ địa chiến lược thì có thể thấy chủ ý của ông Abe là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.
Ở khu vực này, ảnh hưởng của Trung Quốc đặc biệt sâu đậm và đang có phần vượt qua Nga. Về địa lý, tất cả những nước nói trên đều gần Trung Quốc hơn Nhật Bản.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tận dụng triệt để tiềm lực kinh tế – tài chính của mình để thiết lập những thể chế tài chính đa phương mới cũng như nhiều cơ chế hợp tác mới để tập hợp và tranh thủ các đối tác ở khu vực. Đặc biệt là những nước có nhu cầu lớn về viện trợ và hỗ trợ tài chính để phát triển như 6 nước mà Thủ tướng Abe tới thăm.
Trong đó, phải kể đến việc đẩy mạnh thể chế hóa, mở rộng phạm vi hoạt động và kết nạp thành viên mới vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của Nhóm BRICS và Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Nhật Bản không hề thua kém Trung Quốc về tiềm lực kinh tế – tài chính nhưng chỉ có mỗi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) làm công cụ. Vì thế mà Thủ tướng Abe phải cất công đi xa, tới những đối tác bị xao nhãng ở thời trước để ganh đua với đối tác ở gần mình.
Thảo Nguyên
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Nga mở cánh cửa lớn cho Trung Quốc kiểm soát Trung Á
Hai hội nghị thưởng đỉnh diễn ra ở Ufa, Nga đã giúp Trung Quốc phát huy "hỏa lực" kinh tế đối ngoại, Nga khao khát đầu tư và tìm kiếm từ phương Đông.
Diễn tập giữa các nước Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 16 tháng 7 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 15 tháng 7 đăng bài viết "Nga mở cánh cửa lớn Trung Á cho Trung Quốc".
Theo bài báo, tuần trước, nhà lãnh đạo của các nước có tổng dân số chiếm gần một nửa thế giới tập trung ở Ufa, Nga. Nga tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, nhấn mạnh với thế giới rằng Nga có rất nhiều bạn bè.
Đối với Trung Quốc, hai hội nghị thượng đỉnh này đã cung cấp thêm một cơ hội để tiếp xúc toàn cầu và hỗ trợ cho Bắc Kinh thúc đẩy 2 tổ chức tài chính quốc tế.
Trên vũ đài quốc tế, Bắc Kinh thường xuyên hành sự thận trọng. Họ phát hiện có thể dùng tiền để phát huy vai trò ảnh hưởng, sẽ không gây ra quá nhiều chỉ trích, các hội nghị ở Ufa đã đem lại một cơ hội cho Trung Quốc phát huy nguồn lực tài chính.
Diễn tập giữa các nước Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)
Toàn thế giới chỉ quan tâm đến con đường chậm chạp gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải của Ấn Độ và Brazil, về cơ bản đã coi nhẹ một điểm then chốt của hội nghị thượng đỉnh: vị thế chi phối tài chính ngày càng tăng lên của Trung Quốc ở Nga và sân sau của Nga.
Sau Hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS ở Ufa, Ngân hàng phát triển các nước BRICS đã trở nên rõ ràng hơn. Sau khoảng 1 ngày, các thành viên SCO tiếp tục đồng ý thúc đẩy ý tưởng Ngân hàng phát triển SCO hoặc ít nhất là một quỹ chung.
Trung Quốc thúc đẩy ý tưởng tổ chức tài chính SCO đã trải qua một khoảng thời gian. Trung Quốc nhin thây, hợp tác kinh tế là ưu thế chủ yếu của họ ở Trung Á, nhưng trải qua nhiều năm, Trung Quốc mới lần đầu tiên đề xuất ý tưởng thiết lập Ngân hàng phát triển SCO.
Song, ý tưởng này rất ít tiến triển, đặc biệt là Nga lo ngại, điều này sẽ làm cho cánh cửa lớn của Trung Á mở ra cho Bắc Kinh.
Diễn tập giữa các nước Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)
Tuy nhiên, trước khác nay khác, hiện nay Nga trái lại mở cánh cửa lớn cho Bắc Kinh. Trên thực tế, khi Trung Quốc sử dụng con bài ở sân sau Nga, Moscow hầu như đang giúp bảo đảm mở ra cánh cửa lớn.
Trung Quốc đã có Quỹ con đường tơ lụa (trọng điểm là đối tác phía tây của Trung Quốc ở Trung Á và Nam Á) và Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB), hiện nay hội nghị thượng đỉnh Ufa tiếp tục tăng cường "hỏa lực" kinh tế đối ngoại của họ.
Bản thân Nga cũng tiếp tục mở cửa nền kinh tế của mình cho đầu tư của Trung Quốc, cho phép doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tiến hành đầu tư vốn lớn vào dầu mỏ và khí đốt.
Moscow khao khát đầu tư nước ngoài, nhưng lại không thể tiếp tục trông chờ phương Tây, vì vậy tìm kiếm sự hỗ trợ từ phương Đông, đồng thời rõ ràng sẵn sàng mở sân sau của mình và Trung Á.
Kết quả, Trung Quốc đầu tư rất nhiều vốn cho khu vực này và tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở, làm cho vai trò ảnh hưởng của họ ở Trung Á tiếp tục được tăng cường.
Diễn tập giữa các nước Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)
Trong ngắn hạn, không có gì phải lo ngại đối với loại đầu tư này (hạ tầng cơ sở của những nước này kém, phương thức kết hợp giữa công ty xây dựng chi phí thấp và khoản vay lãi suất thấp của Trung Quốc làm cho họ được lợi).
Về lâu dài, vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc chắc chắn giúp cho Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát khu vực này.
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Nga tăng cường quân sự trên đảo tranh chấp với Nhật Nga sẽ xây dựng căn cứ quân sự mới trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trong kế hoạch tăng cường hiện diện tại đây. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm một trung đoàn ở Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc hồi tháng 8 - Ảnh: Reuters Đài TV Zvezdad của Nga ngày 23.10 dẫn lời Bộ trưởng...