Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thế giới lần thứ hai
Với những giá trị ngoại hạng, Phong Nha Kẻ Bàng là Vườn quốc gia thứ 3 châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trên 4 tiêu chí dành cho một di sản thiên nhiên.
Vào hồi 17h30 phút (giờ Việt Nam) ngày 3/7/2015, tại kỳ họp lần thứ 39 diễn ra ở Bonn (Cộng hòa liên bang Đức), với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban di sản thế giới (WHC), Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) lần thứ hai ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới theo 2 tiêu chí mới: Là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix) và tiêu chí Sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học (tiêu chí x).
Như vậy, sau khi được công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7/2003 theo tiêu chí VIII: giá trị ngoại hạng về địa chất và địa mạo thì Phong Nha – Kẻ Bàng lại một lần nữa được vinh danh. Ủy ban Di sản Thế giới cũng chấp thuận mở rộng Vườn quốc gia từ diện tích 85,754 ha lên diện tích 123,326 ha. Đây là một trong 2 hồ sơ di sản thiên nhiên được duyệt trong tổng số 5 hồ sơ đệ trình lần này.
Video đang HOT
Sự công nhận của Ủy ban di sản thế giới không những khẳng định mức độ đa dạng, đặc hữu và toàn vẹn của thế giới tự nhiên tồn tại nơi đây mà còn ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tỉnh Quảng Bình và Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đối với nỗ lực quản lý, bảo tồn, nghiên cứu, bảo vệ, thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Theo_An ninh thủ đô
Cây Bồ đề 132 năm tuổi được công nhận là cây Di sản Việt Nam
Sáng 1.6, tại Nhà văn hóa cộng đồng buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức lễ vinh danh, gắn biển, công bố cây Bồ đề 132 năm tuổi tại buôn Yang Lành là cây di sản Việt Nam.
Cây Bồ đề được công nhận là cây Di sản Việt Nam có niên đại hơn 132 năm tuổi, tên khoa học là Ficus Religiosa L- thuộc họ dâu tằm Moraceae. Cây có 9 thân, chiều cao gần 29m; đường kính 2,7m; tán tỏa bóng mát gần 30m2.
Theo một số già làng buôn Yang Lành, cây Bồ đề 132 năm tuổi này do một nhà sư từ Pắc Xế của nước bạn Lào, mang đến trồng tại buôn Yang Lành, giao cho ông Y Thua chăm sóc.
Cây Bồ đề 132 năm tuổi
Trước đó, tháng 3.2014, Tổ chức kỷ lục Châu Á, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục cho cây Bồ đề 132 năm tuổi này là cây được trồng lâu năm nhất trên vùng đất Tây Nguyên.
Tại buổi lễ, đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công bố Quyết định, gắn biển công nhận cây Bồ đề 132 tuổi là cây Di sản Việt Nam.
Ông Y - BHăm Enuôl, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết: Cây Bồ đề 132 năm tuổi được công nhận là cây Di sản Việt Nam không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng các dân tộc buôn Yang Lành, xã Krông Na mà còn là niềm tự hào của tỉnh Đắk Lắk. Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk kêu gọi cộng đồng các dân tộc Việt - Lào buôn Yang Lành tiếp tục chăm sóc, bảo vệ, giới thiệu quảng bá đến khách du lịch về cây Bồ đề ở Buôn Đôn.
Theo_Dân việt
Chưa thể đưa cáp treo Sơn Đoòng vào quy hoạch xây dựng Bộ VH-TT&DL vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng nói rõ quan điểm "chưa thể bổ sung tuyến cáp treo vào quy hoạch chung Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vào thời điểm hiện nay". Nếu dự án cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng được cấp phép thì chiều dài của nó là gần 11 km, có 30 trụ...