Vườn quốc gia nơi cá sấu ngự trị ở Mỹ
Là nhà của rất nhiều sinh vật hoang dã nhưng Everglades được biết đến nhiều hơn nhờ cá sấu mõm ngắn, loài bò sát bản địa duy nhất miền nam nước Mỹ.
Nằm ở miền nam Florida (Mỹ), công viên quốc gia Everglades được xem như báu vật thế giới khi xuất hiện trong 3 danh sách lớn: Di sản thế giới, Khu dự trữ sinh quyển quốc tế và Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng nhất thế giới. Everglades là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật hoang dã với hơn 400 loài chim, 275 loài cá và trên 20 loài rắn. Ảnh: Chauncy Davis.
Công viên thành lập năm 1947, rộng 600.000 hecta và được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Nơi đây bảo tồn được 20% nguyên trạng ban đầu của vùng đất Everglades và lớn thứ 3 nước Mỹ chỉ sau Death Valley và Yellowstone. Ảnh: G. Gardner.
Thế nhưng Everglades được biết đến nhiều hơn như là nơi sinh sống của cá sấu Mỹ, loài bò sát bản địa duy nhất miền nam nước Mỹ, chủ yếu sinh sống ở vùng đất ngập nước. Loài cá sấu mõm ngắn đang dần biến mất ở nhiều khu vực và cho đến nay chỉ thực sự phong phú ở Florida. Everglades được lập ra ban đầu với mục đích để bảo tồn loài cá sấu quý hiếm này. Ảnh: Migual Vieira.
Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ, cá sấu Mỹ thu hút được một lượng lớn du khách đến xem, đứng quan sát tại những khu vực có rào ngăn, ví dụ như Anhinga Trail. Ngoài ra, Everglades cũng là nhà của hơn 275 loài cá khác, phần lớn sinh sống tại cửa sông hoặc biển. Một vài loài trong số đó là đối tượng quan trọng trong những cuộc thi thu hút hàng nghìn người ham mê câu cá tới công viên. Ảnh: Everglades NPS.
Video đang HOT
Đài quan sát với tầm nhìn 360 độ toàn cảnh công viên. Với những người ưa khám phá, họ thường chọn những con đường mòn để tự đạp xe hoặc đi xe điện. Nhờ thế, du khách có thể được nhìn tận mắt những sinh vật sống trong đầm lầy. Ảnh: Timothy Valentine.
Cá sấu Mỹ đang ăn thịt con mồi trong công viên quốc gia. Ảnh: Everglades NPS.
Cuộc chiến giữa cá sấu và trăn. Ảnh: Everglades NPS.
Du khách lạc bước trong công viên quốc gia. Ảnh: Peggy Greb.
Cá heo và các loài chim tại Vịnh Florida. Vịnh Florida chiếm 1/3 diện tích Vườn quốc gia Everglades. Tuy nhiên hiện các đảo trên vịnh đã đóng cửa không cho du khách tới thăm quan nhằm bảo vệ các loài chim làm tổ. Sự đa dạng về sinh vật hoang dã tại Everglades khiến bất kỳ ai cũng phải sửng sốt và kinh ngạc. Ảnh: R. Cammaul.
Vẻ đẹp hoang dã của Everglades hớp hồn rất nhiều du khách. Tuy nhiên, còn hơn cả một danh lam thắng cảnh, Everglades đã tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn nhất Tây bán cầu. Ảnh: Everglades NPS.
Theo VNExpress
7 điều kỳ thú của công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới
Yellowstone (thuộc các bang Wyoming, Montana và Idaho, Mỹ) có hơn 800.000 ha đồi núi, những mạch nước phun kỳ ảo và cả khung cảnh khiến bất kỳ ai cũng phải trầm trồ.
Hơn một nửa mạch thủy nhiệt trên thế giới nằm Yellowstone: Yellostone hiện có hơn 10.000 mạch thủy nhiệt, với nhiều loại suối nước nóng, hố bùn, lỗ phun khí, ruộng bậc thang travertine, và cả mạch nước phun. Rất nhiều vi sinh vật ưa nhiệt sinh sống trong những mạch thủy nhiệt này, tạo nên những mảng màu sặc sỡ cho công viên.
Mạch nước Old Faithful phun thất thường: Yellowstone sở hữu các mạch nước phun nhiều nhất thế giới. Trong số ấy, nổi tiếng nhất phải kể đến Old Faithful (Thủy chung) - cái tên được đặt dựa vào tần suất phun nước thường xuyên của mạch nước. Tuy nhiên, trong những thập niên vừa qua, thời gian giữa những lần phun nước đã dài hơn. Dù vậy, đây vẫn là mạch nước phun thường xuyên nhất trong số các mạch nước lớn - khoảng 17 lần một ngày.
Xe cộ phải chia sẻ đường đi với động vật: Ngoài mạch nước, Yellowstone còn nổi tiếng với bò rừng bison. Đây là nơi duy nhất trên đất Mỹ mà loài bò này tồn tại được từ thời tiền sử cho đến nay. Khái niệm giờ cao điểm ở đây cũng khác thường với nguyên nhân là những chú bò này - phương tiện cơ giới phải chờ cho chúng băng qua đường mới tiếp tục được di chuyển.
Lịch sử công viên đã bắt đầu cách đây 11.000 năm: Dù công viên mới chỉ được thành lập cách đây 144 năm, lịch sử loài người ở khu vực này đã lên tới hơn 11.000 năm. Những hóa thạch nguyên vẹn và lâu nhất được tìm thấy tại công viên được phát hiện bên bờ hồ Yellowstone. Người Mỹ đầu tiên khám phá ra Yellowstone là John Colter, một cựu chiến binh của đoàn thám hiểm Lewis & Clark. Sau nhiều năm xông pha tìm kiếm, Colter đã kể cho mọi người nghe về những hiện tượng tự nhiên lạ lùng ở đây. Nhưng đa số người nghe đều cho đó là chỉ là lời bịa đặt.
Yellowstone là một siêu núi lửa: Một trong những núi lửa lớn nhất thế giới còn hoạt động nằm tại đây. Núi lửa phun lần đầu ở Yellowstone cách đây 2,1 triệu năm, bao phủ muội than lên khoảng 15.000 km2. Đây là một trong những vụ phun trào lớn nhất từng được biết đến, biến Yellowstone trở thành một siêu núi lửa (thuật ngữ chỉ núi lửa có sức phun trào hơn 1000 km3 magma). Dù núi lửa vẫn đang hoạt động, lần phun trao cuối cùng ở nơi này đã cách đây 70.000 năm.
Yellowstone là quê hương của rất nhiều loài động vật: Hệ động vật tại Yellowstone vô cùng phong phú, đa dạng với gần 300 loài chim, 16 loài cá, 67 thú có vú - số lượng lớn nhất tại Mỹ. Danh sách các loài thú gồm có gấu xám Bắc Mỹ, sói, cáo, linh miêu, nai sừng tấm. Dù chúng đáng yêu ra sao, bạn cũng không nên lại gần. Công viên quy định bạn phải đứng cách gấu và sói ít nhất 90 m, cách các loài động vật lớn 22 m.
Yellowstone cũng có một Grand Canyon: Grand Canyon không chỉ có ở Arizona, mà còn có một người anh em tại Yellowstone. Hẻm đá bị sông Yellowstone bào mòn, sâu 300 m, rộng khoảng 450 m, và dài khoảng 32 km. Một trong những khung cảnh đẹp nhất ở Yellowstone nằm tại hẻm núi ở Artist Point.
Theo Zing News
16 quốc gia sẽ là 'điểm nóng' du lịch trong 2016 Thế giới tự nhiên ở Namibia, đất nước cổ kính Cuba, nước Mỹ náo nhiệt,... hay Nepal, Myammar,... đều nằm trong danh sách 16 quốc gia sẽ là 'điểm nóng' du lịch trong 2016. Cho năm 2016, có khá nhiều lựa chon hấp dẫn gắn liền cùng nhiều sự kiện như Olympic mùa hè Rio de Janeiro Brazil, kỉ niệm 100 năm hệ...