Vườn Quốc gia Cát Tiên mở rộng thêm 10 ngàn ha
Vườn Quốc gia Cát Tiên vừa làm thủ tục tiếp nhận hơn 10.000 ha rừng tự nhiên. Đây là khu vực rừng tự nhiên liên tục, liền khoảnh không có dân cư sinh sống có chiều dài khoảng 26 km.
Bàu Sấu – VQG Cát Tiên là vùng đất ngập nước rộng 5 đến 7 ha có hệ sinh thái đặc biệt (Ảnh: Minh Hậu)
Ngày 7/7, thông tin từ ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên cho biết, đơn vị này vừa làm thủ tục tiếp nhận thêm 10.000 ha rừng tự nhiên do Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp La Ngà bàn giao. Diện tích này bao gồm 4.900 ha rừng gỗ và 5.760 ha rừng hỗn giao thuộc địa bàn huyện Định Quán, Đồng Nai.
Video đang HOT
Diện tích rừng tự nhiên mà VQG Cát Tiên vừa tiếp nhận là khu vực không có cư dân sinh sống, là dải rừng liên tục, liền khoảnh, giáp với VQG Cát Tiên và có chiều dài khoảng 26 km. Được biết, đây là diện tích rừng lớn nhưng Công ty TNHH một thành viên La Ngà không đủ khả năng quản lý.
Ông Diện cho biết, Vườn Quốc gia Cát Tiên được tiếp nhận thêm diện tích liền khoảnh, liền lô là điều rất tốt, thuận lợi về mặt bảo tồn. Có thể mở rộng sinh cảnh cho các loài thú qúy hiếm như voi, bò tót, bò rừng, vượn đen má vàng, chà vá chân đen…và đặc biệt là cho loài voi châu Á, nhằm giảm áp lực xung đột giữa voi và người.
Được biết, thủ tục tiếp nhận này mới chỉ là thủ tục bước đầu. Tiếp theo, VQG Cát Tiên sẽ báo cáo lên các cấp quản lý như UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ NN&PTNT và Chính phủ để được hợp thức hóa.
Theo Dantri
Sự thật về vụ cắm 11 sổ đỏ Vườn Quốc gia
Dòng sông ngầm chảy giữa các vách đá trong hang Phong Nha. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ thông tin địa chất.
Cơ quan cảnh sát điều tra, CA tỉnh Quảng Bình đã trả lời về vấn đề có hay không việc "thế chấp", "cầm cố" sổ đỏ vườn quốc gia.
Theo ông Lưu Minh Thành - GĐ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng - vườn được UBND tỉnh giao quản lý gần 125.000ha rừng đặc dụng, đã được cấp 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với diện tích 122.864ha.
Năm 2010, dự án 661 kết thúc đầu tư cho chương trình bảo vệ và trồng mới 5 triệu hécta rừng, tại thời điểm đó, vườn gặp khó khăn về công tác quản lý, bảo vệ rừng lực lượng lao động hợp đồng và các hộ dân với gần 100 người đang hợp đồng khoán bảo vệ rừng với vườn có nguy cơ không có nguồn vốn để chi trả công...
Tháng 4/2011, bà Trần Thị Trường - GĐ Cty TNHH phát triển hạ tầng lâm nghiệp Việt Nam - và ông Dương Văn Thùy - GĐ Cty Lâm Trạch (đều có trụ sở tại TP.Đồng Hới, Quảng Bình) - hứa giúp vườn tìm kiếm nguồn vốn với mức đầu tư từ 25-30 triệu đồng/ha với điều kiện cho họ mượn sổ đỏ của vườn để chứng minh diện tích quản lý với nhà tài trợ.
Chiều 7/4, cơ quan CSĐT CA tỉnh cho biết: Ông GĐ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mang 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ - PV) ra Hà Nội nhằm mục đích xin vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, chứ không phải mang đi "thế chấp" hoặc "cầm cố".
Ngày 19/4/2011, tại Hà Nội, ông Thành đã bàn giao 11 bìa sổ đỏ cho bà Trường và ông Thùy, giấy biên nhận ghi rõ: Bên nhận hồ sơ cam kết không để mất, thất lạc và trả lại chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày bàn giao. Sau đó 11 sổ đỏ không được trả lại theo thỏa thuận. Gần đây, dư luận cho rằng ông Thành đã tự ý đem sổ đỏ đi "thế chấp, "cầm cố" để chạy dự án. UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị ông Thành gặp các đối tác để thu hồi sổ đỏ của vườn.
Ngày 3/4, ông Thành đã thu hồi 11 sổ đỏ về báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh. Ngày 5/4, sở TNMT tỉnh đã thẩm định 11 sổ đỏ và xác định đây đúng là số sổ đỏ do cơ quan chức năng cấp vào các năm 2000, 2005, 2008. Như vậy, sau hai năm "lưu lạc", những cuốn sổ đỏ đã về lại với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Chiều 7/4, cơ quan CSĐT CA tỉnh cho biết: Ông GĐ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mang 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ - PV) ra Hà Nội nhằm mục đích xin vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, chứ không phải mang đi "thế chấp" hoặc "cầm cố".
Theo 24h
Ngắm "báu vật" 700 năm tuổi giữa đại ngàn Cây Gõ Đỏ 700 năm tuổi với tên gọi "cây Gõ bác Đồng" được xem là "báu vật" của Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Đó là loài cây Gõ Đỏ Afzelia xylocarpa phân bố chủ yếu ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Gõ đỏ được liệt kê vào loại quý hiếm, nguy cấp cần được...