Vườn Quốc gia Cát Tiên bị từ chối công nhận di sản thiên nhiên thế giới
Vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ bị UNESCO từ chối công nhận là di sản thiên nhiên thế giới do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Tin từ Wildlife Conservation Society (WCS) – Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, Chương trình Việt Nam – cho hay, theo tài liệu đánh giá các ứng cử cho di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO (ban hành ngày 3/5/2013) dùng làm cơ sở cho việc công bố danh sách di sản vào kỳ họp chính thức thứ 37 tới của Uỷ ban Di sản thế giới ngày 16-27/6/2013 tại Phnom Penh, tổ chức này thông báo sẽ từ chối công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới.
Bà Dương Việt Hông, phụ trách truyền thông WCS, cho biết, nguyên nhân là do Vườn Quốc gia Cát Tiên có phần trùng với khu vực được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và khu ngập nước Ramsar.”Ngoài ra, theo tài liệu đánh giá đưa ra trong cuộc họp của Uỷ ban di sản thế giới ngày (3/5/2013) tại Paris: Vườn Quốc gia Cát Tiên cần sử dụng các hình thức công nhận của quốc tế hiện tại để tạo các phương pháp bảo về và quản lý mạnh mẽ hơn cho khu vực này, chống lại các mối đe doạ như thủy điện, khai thác đá, du lịch thiếu kiểm soát và đặc biệt cần có những hành động khẩn cấp chống lại nạn buôn bán và săn bắn động vật hoang dã trái phép – nguyên nhân gây hại nghiệm trọng tới những giá trị tự nhiên của khu vườn”, bà Hồng thông tin thêm.
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích 71.920 ha. Hiện Vườn là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam và là một trong 4 đề cử trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Vườn quốc gia Cát Tiên đang có rất nhiều loại chim, thú quý hiếm trong đó có sếu đầu đỏ.
Video đang HOT
Vườn có hệ thực vật phong phú gần 1.700 loài và hơn 700 loài thú, chim quý hiếm. Ngoài ra Vườn quốc gia Cát Tiên còn có khoảng trên dưới 20 đàn bò tót với tổng số khoảng 120 cá thê. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là quần thể bò tót hoàn hảo nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, vào 4/2010, sự kiện tê giác Java 1 sừng duy nhất còn sống tại Cát Tiên bị bắn chết để lấy sừng đã gây xôn xao dự luận trong nước và quốc tế. Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF và Quỹ bảo vệ tê giác quốc tế IRF thông báo: Tê giác 1 sừng Java của Việt Nam đã tuyệt chủng.
Sau đó lại diễn ra sự việc cá thể bò tót bị 17 người dân ở thôn Phước Sơn (xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên) giết hại và xẻ thịt, bày bán công khai giữa chợ.
Theo Dantri
Thủy điện Đồng Nai 6, 6A đang chờ một quyết định
Sau 6 năm lên kế hoạch xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên sông Đồng Nai (đoạn qua Vườn Quốc Gia Cát Tiên), đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện, vẫn chờ một quyết định đồng ý hoặc loại bỏ của Chính phủ.
Vườn Quốc gia Cát Tiên đoạn xây dựng 2 dự án thủy điện ĐN 6 và 6A
Dự án thủy điên Đông Nai 6, 6A do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư từ năm 2007, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa được thi công do vấp phải những ý kiến trái chiều từ các tỉnh, các ban ngành có liên quan.
UBND huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) cho rằng, xây dựng thủy điện sẽ góp phần giúp Cát Tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang nông - công nghiệp nhanh hơn. Không chỉ vậy, xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A sẽ giúp Cát Tiên không còn bị động mỗi khi lũ về... Chính vì vậy, chính quyền huyện Cát Tiên ủng hộ dự án thủy điện này.
Không chỉ có Cát Tiên và tỉnh Bình Phước đồng ý, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ việc đồng ý xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Bộ NN&PTNT cho rằng, 2 dự án này có làm mất rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên nhưng ảnh hưởng ít, không tác động đến sinh cảnh khu vực quan trọng là Bàu Sấu.
Bộ Công thương cũng cho rằng dự án này thực hiện đúng quy định của pháp luật, không có sai phạm gì và có diện tích chiếm đất thấp hơn nhiều so với các công trình thủy điện khác, hiệu quả kinh tế cao.
Trong khi đó, Đồng Nai là tỉnh nằm ở hạ lưu của dự án thủy điện này đã lên tiếng phản đối dữ dội. Tỉnh này phân tích, dự án thủy điện khi thực hiện sẽ chiếm 137,5 ha diện tích rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên, ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai; làm thay đổi môi trường sinh thái, mất đi sinh cảnh của nhiều loài quý hiếm, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng.
Khi xây dựng đập và mở đường cho thủy điên sẽ tạo điều kiện cho lâm tặc phá rừng, săn bắn thú rừng. Không chỉ vậy, dự án sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của vùng hạ lưu, vì Đồng Nai 6, 6A sẽ làm thay đổi dòng chảy, gia tăng nguy cơ xói mòn đất, sạt lở bờ sông, lũ quét... vào mùa mưa; mùa khô sẽ ít nước tưới tiêu gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai đã gửi văn bản chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường của Quốc hội xem xét không triển khai thực hiện xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A; đồng thời loại bỏ khỏi quy hoạch thủy điện bậc thang sông Đồng Nai 2 bậc 6 và 6A.
Bảo vê dự án, theo ông Trần Bá Hiệp - Phó Giám đốc Công ty CP phát triển điện năng Đức Long Gia Lai - 2 dự án thủy điện trên nếu đi vào hoạt động có tổng công suất là 241MW, hàng năm có thể cung cấp sản lượng điện gần 1 tỷ KWh/năm, tương đương giá trị 1.000 tỷ đồng/năm; hàng năm sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 320 tỷ đồng...
Còn ông Phạm Anh Hùng, Phó tổng Giám đốc Đức Long Gia Lai - cho rằng: "Hai dự án thủy điện này không tác động đến môi trường sống tự nhiên nơi đây và do đó sẽ không ảnh hưởng đến việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học của khu vực này".
Theo Dantri
Chủ đầu tư "bảo vệ" dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A Sau bài báo đăng trên Dân trí phản ánh Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (BQL) đề nghị loại bỏ thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL), chủ đầu tư 2 dự án này đã có văn bản phản ứng với nhận định của BQL. Các nhà khoa học khảo sát tại khu...