Vườn quốc gia Bù Gia Mập và ước mơ… xanh!
Ngày xuân là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên gia đình, thăm hỏi người thân, bạn bè.
Thế nhưng, vì sự bình yên cho những cánh rừng và muông thú, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước vẫn cần mẫn làm việc, ngày đêm lặn lội khắp cánh rừng tuần tra, canh giữ ‘lá phổi xanh’ của vùng Đông Nam Bộ.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng – Ảnh: Kiều Đình Tháp, Trường Giang
Gió thổi mạnh khiến những cành, lá va chạm vào nhau nghe xào xạc, như reo mừng chúng tôi đến với rừng. Cùng đi với Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa kiểm tra việc phòng, chống cháy rừng và chúc tết sớm các trạm kiểm lâm, nhìn những đàn khỉ rung cành đùa giỡn trên tán cây, tiếng chim rừng hót ríu rít, tôi bày tỏ: “Ở trong rừng yên bình quá, anh ha!”. Anh Hòa cười trả lời: “Thấy vậy thôi, chứ anh em ở đây lúc nào cũng áp lực. Dịp tết thì càng áp lực hơn, dường như không có thời gian nghỉ, cả ngày lẫn đêm đều phải trực phòng, chống cháy và bảo vệ rừng…”.
Diện tích rừng được bảo vệ tốt
Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa chia sẻ: Năm 2023, điều khiến Chi bộ, Ban Giám đốc vườn cảm thấy vui là rừng được bảo vệ tốt, không bị xâm hại. Các vụ việc vi phạm lâm luật cũng giảm. Điều đó có nghĩa là mọi người ngày càng yêu rừng hơn.
Cây di sản tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập – Ảnh: Thanh Trà
“Hiện nay, chúng tôi ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với hơn 600 hộ nhận khoán ở 10 cộng đồng là các thôn vùng đệm thuộc 3 xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Các cộng đồng muốn nhận bảo vệ nhiều hơn diện tích được giao, nhưng do phải chia sẻ đều để cùng chung trách nhiệm nên không đáp ứng mong mỏi của bà con được. Nhưng đó cũng là niềm vui, cho thấy người dân nơi đây đã thực sự ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng. Nếu không có các cộng đồng, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi lực lượng kiểm lâm mỏng, diện tích rừng lớn, đường đi hiểm trở, chưa nói là các đối tượng xấu ở khu vực giáp ranh vẫn âm thầm theo dõi, chỉ cần sơ hở là mất rừng ngay!” – Giám đốc Hòa nhấn mạnh.
Nhiều tin vui mới
VQG Bù Gia Mập là cánh rừng nguyên sinh liền khoảnh lớn nhất của tỉnh Bình Phước với diện tích gần 26.000 ha, độ che phủ hơn 90%, phần lớn là rừng tự nhiên với 2 kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Hai kiểu rừng này tạo nên tính đa dạng của các loài thực vật, từ đó tạo sinh cảnh thuận lợi cho nhiều loài động vật phát triển.
Thác Đắk Bô, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn rất nhạy cảm. Một số tiểu khu vùng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông và biên giới Việt Nam – Campuchia luôn là điểm “ nóng” về công tác bảo vệ rừng, đường đi rất khó khăn… Thế nên, tất cả lực lượng chức năng nơi đây đều phải luôn cảnh giác và đặt ra mục tiêu quyết tâm bảo vệ rừng thật tốt. Thời gian qua, bên cạnh 10 trạm kiểm lâm, đơn vị đã lập thêm nhiều chốt nằm sâu trong rừng để bảo vệ an toàn cho những cánh rừng. Nhờ đó, tài nguyên rừng được bảo vệ nguyên vẹn, không xảy ra cháy rừng.
Trong năm 2023, VQG Bù Gia Mập được công nhận là khu du lịch sinh thái cấp tỉnh, đạt tiêu chí đề cử di sản thiên nhiên cấp quốc gia và khu vườn di sản ASEAN (AHP). Hiện tỉnh Bình Phước và Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đang khảo sát lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận vườn là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” với vùng lõi là toàn bộ VQG Bù Gia Mập hiện hữu; vùng đệm và vùng chuyển tiếp bao gồm huyện Bù Đốp, Lộc Ninh và một phần của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Điều đáng mừng là lượng khách đến du lịch trải nghiệm tại vườn năm 2023 đạt khoảng 6.300 lượt, tăng hơn 1.300 lượt so với năm 2022. Những ngày đầu năm 2024, thác Đắk Mai 1, thôn 8, xã Bù Gia Mập nằm liền kề VQG vào top 7 điểm du lịch sinh thái có cảnh đẹp ấn tượng năm 2023 do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức bình chọn. Đó là những tín hiệu vui cho du lịch sinh thái ở VQG trong thu hút khách tham quan.
Video đang HOT
Vườn quốc gia Bù Gia Mập ngày càng có đông du khách tìm đến vui chơi, dã ngoại – Ảnh: Trường Giang
Đón tết ở… rừng
Đến Trạm kiểm lâm Đắk Trang, chúng tôi thấy những ba lô áo quần, đồ đạc, gạo, thức ăn và cả những chiếc bánh chưng, bánh tét chuẩn bị theo các anh vào rừng. Ở đây, không khí tết đến, xuân về rõ ràng hơn khi cành mai được trang trí trước thềm; bàn thờ Bác Hồ cũng có hoa trái và bánh tét, bánh chưng.
Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập Vương Đức Hòa thăm, động viên, tặng quà tết cán bộ, nhân viên Trạm kiểm lâm Đắk Trang – Ảnh: Ngọc Thảo
Tâm sự với các anh, chúng tôi hiểu, ai cũng rất muốn về sum vầy bên tổ ấm, gia đình và bạn bè dịp tết, nhưng vì nhiệm vụ giữ rừng nên đành tiếp tục lỗi hẹn. Anh Đinh Duy Thắng, Phó trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang cho hay: Chúng tôi chia làm 2 ca trực để bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, 100% danh sách trực tuân thủ nghiêm 24/24 giờ giữ rừng, phòng chống cháy rừng, không để “lâm tặc” lợi dụng các dịp lễ, tết vào khai thác rừng trái phép.
Anh Đinh Duy Thắng, Phó Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang trang trí cành hoa đào ngày xuân – Ảnh: Ngọc Thảo
Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng tuy phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập nhưng không làm các anh nản chí, mà càng gắn bó với rừng hơn. Rất nhiều kỷ niệm khó quên đọng lại với các anh trong những thời điểm đón xuân nơi đại ngàn xanh thẳm. Có người hơn 20 tết không được vui đón giao thừa cùng gia đình; có người hơn 40 tuổi vẫn “ế”, chưa tìm được nhân duyên. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc hành hung cán bộ kiểm lâm khiến một số người không khỏi dao động… Đó cũng là những trăn trở của lãnh đạo Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập.
Chia tay những người bảo vệ rừng ở VQG Bù Gia Mập, chúng tôi hiểu rằng, dẫu tết có xa nhà, thực hiện nhiệm vụ nơi non cao, rừng thẳm, đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng tình yêu rừng đã giúp họ chiến thắng tất cả. Để những bước chân không biết mỏi ngày đêm băng rừng, lội suối canh giữ, bảo vệ bình yên cho đại ngàn.
Ngày xuân là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên gia đình, thăm hỏi người thân, bạn bè.
Thế nhưng, vì sự bình yên cho những cánh rừng và muông thú, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước vẫn cần mẫn làm việc, ngày đêm lặn lội khắp cánh rừng tuần tra, canh giữ ‘lá phổi xanh’ của vùng Đông Nam Bộ.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng – Ảnh: Kiều Đình Tháp, Trường Giang
Gió thổi mạnh khiến những cành, lá va chạm vào nhau nghe xào xạc, như reo mừng chúng tôi đến với rừng. Cùng đi với Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa kiểm tra việc phòng, chống cháy rừng và chúc tết sớm các trạm kiểm lâm, nhìn những đàn khỉ rung cành đùa giỡn trên tán cây, tiếng chim rừng hót ríu rít, tôi bày tỏ: “Ở trong rừng yên bình quá, anh ha!”. Anh Hòa cười trả lời: “Thấy vậy thôi, chứ anh em ở đây lúc nào cũng áp lực. Dịp tết thì càng áp lực hơn, dường như không có thời gian nghỉ, cả ngày lẫn đêm đều phải trực phòng, chống cháy và bảo vệ rừng…”.
Diện tích rừng được bảo vệ tốt
Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa chia sẻ: Năm 2023, điều khiến Chi bộ, Ban Giám đốc vườn cảm thấy vui là rừng được bảo vệ tốt, không bị xâm hại. Các vụ việc vi phạm lâm luật cũng giảm. Điều đó có nghĩa là mọi người ngày càng yêu rừng hơn.
Cây di sản tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập – Ảnh: Thanh Trà
“Hiện nay, chúng tôi ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với hơn 600 hộ nhận khoán ở 10 cộng đồng là các thôn vùng đệm thuộc 3 xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Các cộng đồng muốn nhận bảo vệ nhiều hơn diện tích được giao, nhưng do phải chia sẻ đều để cùng chung trách nhiệm nên không đáp ứng mong mỏi của bà con được. Nhưng đó cũng là niềm vui, cho thấy người dân nơi đây đã thực sự ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng. Nếu không có các cộng đồng, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi lực lượng kiểm lâm mỏng, diện tích rừng lớn, đường đi hiểm trở, chưa nói là các đối tượng xấu ở khu vực giáp ranh vẫn âm thầm theo dõi, chỉ cần sơ hở là mất rừng ngay!” – Giám đốc Hòa nhấn mạnh.
Nhiều tin vui mới
VQG Bù Gia Mập là cánh rừng nguyên sinh liền khoảnh lớn nhất của tỉnh Bình Phước với diện tích gần 26.000 ha, độ che phủ hơn 90%, phần lớn là rừng tự nhiên với 2 kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Hai kiểu rừng này tạo nên tính đa dạng của các loài thực vật, từ đó tạo sinh cảnh thuận lợi cho nhiều loài động vật phát triển.
Thác Đắk Bô, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn rất nhạy cảm. Một số tiểu khu vùng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông và biên giới Việt Nam – Campuchia luôn là điểm “nóng” về công tác bảo vệ rừng, đường đi rất khó khăn… Thế nên, tất cả lực lượng chức năng nơi đây đều phải luôn cảnh giác và đặt ra mục tiêu quyết tâm bảo vệ rừng thật tốt. Thời gian qua, bên cạnh 10 trạm kiểm lâm, đơn vị đã lập thêm nhiều chốt nằm sâu trong rừng để bảo vệ an toàn cho những cánh rừng. Nhờ đó, tài nguyên rừng được bảo vệ nguyên vẹn, không xảy ra cháy rừng.
Trong năm 2023, VQG Bù Gia Mập được công nhận là khu du lịch sinh thái cấp tỉnh, đạt tiêu chí đề cử di sản thiên nhiên cấp quốc gia và khu vườn di sản ASEAN (AHP). Hiện tỉnh Bình Phước và Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đang khảo sát lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận vườn là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” với vùng lõi là toàn bộ VQG Bù Gia Mập hiện hữu; vùng đệm và vùng chuyển tiếp bao gồm huyện Bù Đốp, Lộc Ninh và một phần của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Điều đáng mừng là lượng khách đến du lịch trải nghiệm tại vườn năm 2023 đạt khoảng 6.300 lượt, tăng hơn 1.300 lượt so với năm 2022. Những ngày đầu năm 2024, thác Đắk Mai 1, thôn 8, xã Bù Gia Mập nằm liền kề VQG vào top 7 điểm du lịch sinh thái có cảnh đẹp ấn tượng năm 2023 do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức bình chọn. Đó là những tín hiệu vui cho du lịch sinh thái ở VQG trong thu hút khách tham quan.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập ngày càng có đông du khách tìm đến vui chơi, dã ngoại – Ảnh: Trường Giang
Đón tết ở… rừng
Đến Trạm kiểm lâm Đắk Trang, chúng tôi thấy những ba lô áo quần, đồ đạc, gạo, thức ăn và cả những chiếc bánh chưng, bánh tét chuẩn bị theo các anh vào rừng. Ở đây, không khí tết đến, xuân về rõ ràng hơn khi cành mai được trang trí trước thềm; bàn thờ Bác Hồ cũng có hoa trái và bánh tét, bánh chưng.
Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập Vương Đức Hòa thăm, động viên, tặng quà tết cán bộ, nhân viên Trạm kiểm lâm Đắk Trang – Ảnh: Ngọc Thảo
Tâm sự với các anh, chúng tôi hiểu, ai cũng rất muốn về sum vầy bên tổ ấm, gia đình và bạn bè dịp tết, nhưng vì nhiệm vụ giữ rừng nên đành tiếp tục lỗi hẹn. Anh Đinh Duy Thắng, Phó trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang cho hay: Chúng tôi chia làm 2 ca trực để bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, 100% danh sách trực tuân thủ nghiêm 24/24 giờ giữ rừng, phòng chống cháy rừng, không để “lâm tặc” lợi dụng các dịp lễ, tết vào khai thác rừng trái phép.
Anh Đinh Duy Thắng, Phó Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang trang trí cành hoa đào ngày xuân – Ảnh: Ngọc Thảo
Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng tuy phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập nhưng không làm các anh nản chí, mà càng gắn bó với rừng hơn. Rất nhiều kỷ niệm khó quên đọng lại với các anh trong những thời điểm đón xuân nơi đại ngàn xanh thẳm. Có người hơn 20 tết không được vui đón giao thừa cùng gia đình; có người hơn 40 tuổi vẫn “ế”, chưa tìm được nhân duyên. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc hành hung cán bộ kiểm lâm khiến một số người không khỏi dao động… Đó cũng là những trăn trở của lãnh đạo Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập.
Chia tay những người bảo vệ rừng ở VQG Bù Gia Mập, chúng tôi hiểu rằng, dẫu tết có xa nhà, thực hiện nhiệm vụ nơi non cao, rừng thẳm, đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng tình yêu rừng đã giúp họ chiến thắng tất cả. Để những bước chân không biết mỏi ngày đêm băng rừng, lội suối canh giữ, bảo vệ bình yên cho đại ngàn.
Đại ngàn trên cao nguyên
Dân tộc Pu Péo ngày xưa còn có tên là Ka Beo, Pen Ty Lô Lô, là một trong những tộc người có số dân ít trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, khoảng trên dưới 600 người và từng được xem là những cư dân đầu tiên khai phá vùng núi non hiểm trở.
Dân tộc Pu Péo chỉ có duy nhất tại Hà Giang, vừa có thể làm ruộng nước, vừa tận dụng thế mạnh của rừng trong cuộc sống mưu sinh và họ có ý thức trồng rừng, bảo vệ rừng rất hiệu quả. Hiện người Pu Péo còn duy trì Lễ cúng thần rừng vào ngày 6/6 (Âm lịch) hàng năm.
Tôi mang câu hát "Bài ca chào mặt trời" - dân ca của đồng bào dân tộc Pu Péo mà lên với Phố Là tít tắp, vời vợi trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Bài dân ca có câu: "Sáng sáng mặt trời thức giấc từ phương Đông/Chiều chiều mặt trời về phương Tây ngủ yên/Như thế, như thế trời đất tưng bừng/Làng bản sướng vui...". Lời dân ca vấn vít, dài như 13 đời người Pu Péo gian nan trên con đường thiên di từ phương Bắc về Phố Là và công cuộc khai khẩn đất đai, duy trì phát triển cộng đồng...
Vượt gần 200 cây số đường núi, chúng tôi đã có mặt tại Phố Bảng dưới thời thuộc Pháp, Phố Bảng được mệnh danh là Hồng Kông thứ hai. Thuốc phiện và súng đạn được bày bán tự do, có sòng bạc xuyên Đông Dương, là trạm chung chuyển thuốc phiện lớn nhất phía Bắc, nằm trong Tam giác vàng lục địa châu Á. Nơi đầy rẫy những toan tính, tranh giành nguồn lợi từ buôn bán, cờ bạc, đặc biệt là thuốc phiện. Cuối năm 1979, trung tâm huyện chuyển ra xã Đồng Văn. Hiện giờ Phố Bảng vẫn là cửa khẩu nhộn nhịp, đang được tỉnh đầu tư quy hoạch với quy mô thị tứ.
Mùa Xuân trên Cao nguyên đá. Ảnh: Lê Lâm
Từ trung tâm Phố Bảng rẽ trái, chúng tôi ngược lên Phố Là 15 km, có thể là do địa hình cao hơn Phố Bảng, hay gió từ cánh rừng thổi về không ngớt mà giữa Hè vẫn lạnh. Đi được vài cây số đã gặp rừng, không phải rừng non hay rừng mới trồng, đây là cánh rừng nguyên sinh kéo từ Phố Bảng sang Phố Cáo rộng dài trên 2.000 ha, với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm và động, thực vật phong phú. Thi thoảng chúng tôi gặp những chú thỏ, sóc bông vút qua đường, hoặc tiếng gà gô gáy te te, tiếng suối chảy ầm ào xa xăm, mây trắng đọng từng vũng trong các lòng khe...
Trung tâm Phố Là quần tụ trong một thung lũng bằng phẳng, có một hồ nước tự nhiên đầy ắp, rộng chừng 2 ha, đảm bảo cho việc tưới tiêu canh tác 2 vụ. Trụ sở làm việc của xã, trường học, trạm xá được đầu tư xây dựng kiên cố khang trang. Điện lưới quốc gia ổn định nên đời sống của đồng bào có nhiều cải thiện. Dãy núi đá vôi sừng sững khéo dài lên phía Bắc, đây cũng là đường biên giới giữa Phố Là và huyện Ma Ly Pho - Vân Nam - Trung Quốc. Điểm trường chính cấp I, II của xã trên 500 học sinh, là một trong những điểm sáng nhiều năm của ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Đồng Văn. Con em đồng bào Pu Péo, do biết vị thế của dân tộc mình nên chăm chỉ học tập, ra sức rèn luyện. Điều đáng quan tâm là người Pu Péo thường kết hôn cận huyết thống, có lẽ vì thế mà dân số của dân tộc này khó đông lên được. Mặc dù Đảng, Nhà nước khuyến khích không hạn chế đồng bào sinh con. Tìm hiểu trong dân ca và dõi theo cách ứng xử với cuộc sống hiện tại, điều khẳng định đây là một dân tộc thông minh, nhạy bén, thể hiện rõ nhất trong canh tác lúa ruộng 2 vụ, tổ chức cuộc sống gia đình, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, bảo vệ rừng, ít có dân tộc thiểu số nào sánh được.
Có một huyền thoại nổi tiếng, gắn với sinh hoạt tâm linh của dân tộc Pu Péo còn được truyền tụng đến giờ. Truyện kể rằng: Từ thuở khai thiên lập địa, bất ngờ có trận đại hồng thủy ập xuống trần gian, tất cả bị nhấn chìm trong biển nước. Rất may 2 chị em người Pu Péo được bà tiên ngủ trong chiếc nong tròn cứu thoát. Chiếc nong tròn là con thuyền cứu mạng và 2 chị em chính là thủy tổ của người Pu Péo. Chiếc nong tròn đến nay vẫn là vật linh thiêng của họ... Huyền thoại ấy cứ ám ảnh tôi suốt chặng đường trở ra thôn Củng Chá, nơi đang được chuẩn bị lễ vật để cúng thần rừng vào sáng hôm sau. Củng Chá có hơn 29 hộ dân sinh sống đều mang họ Củng. Ở thôn còn giữ được cánh rừng nguyên sinh rộng trên 600 ha xanh tốt và bí ẩn.
Người Pu Péo giữ lửa quanh năm trong nhà, bếp lửa được đặt nơi trang trọng nhất gọi là bếp lửa thiêng, khách quý mới được mời ngồi ở bếp lửa này. Sau bữa cơm tối, đống lửa được đốt lên bừng sáng trên cánh ruộng mà đồng bào vừa thu hoạch lúa xong. Trẻ em, thanh niên nam, nữ, có cả người già nắm tay nhau vòng trong, vòng ngoài nhảy múa, ca hát rất náo nhiệt. Thanh niên nam, nữ hát dao duyên, hát đối, hát đố... Với mong ước cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, tình yêu thương con người thân tình, ấm áp như ngọn lửa chẳng bao giờ nguội lạnh.
Cuộc vui kết thúc khi trời đã vào khuya. Cả thôn Củng Chá không ngủ. Các cụ già, thanh niên đang hoàn tất mọi công việc theo sự phân công của trưởng thôn. Người Pu Péo có quan niệm ngày đẹp nhất trong năm là ngày 6.6 (Âm lịch). Vào ngày này người Pu Péo làm Lễ cúng thần rừng, cầu mong cho dân tộc mình đông đúc, đời sống no đủ, còn là thành quả một năm lao động không mệt mỏi nhằm báo cáo với Tổ tiên...
Buổi sớm sương mù chưa tan, mọi lễ vật trịnh trọng chuyển ra bìa rừng và được bày lên chiếc nong tròn, đặt trên một giàn tre chắc chắn. Dân tộc Pu Péo có quan niệm: Giàn tre tượng trưng cho cánh rừng thiêng đã từng che chở, nuôi sống dân làng, còn chiếc nong tròn, để con cháu không quên Tổ tiên ngày trước...
Cơm nắm dẻo thơm, trứng gà luộc được sắt ra từng miếng nhỏ, con dê đực vừa tuổi trưởng thành lông mượt béo mập, đôi gà tơ chân vàng (gồm con trống và mái) được buộc ngay sát giàn tre là lễ vật chính. Người chủ lễ khăn áo chỉnh tề, tay cầm một nhành lá nhỏ nhúng vào bát rượu, đi vòng quanh nơi bày lễ, những giọt rượu từ nhành lá được vẩy ra bốn phía và lễ cúng bắt đầu...
Đồng bào Pu Péo đứng vòng tròn quanh ông thầy cúng, mùi rượu thơm nồng, quyện hòa cùng dìu dịu khói hương, cảm giác như thần rừng thấu hiểu tấm lòng của người dân Pu Péo mà rẽ mây rẽ lá trở về... Đôi gà và con dê được mổ thịt ngay tại chỗ, đầu và chân các con vật được rửa sạch trong rượu, dâng lên lễ cúng. Sau đó tất cả được nấu chín bày lên giàn tre cả con... Thầy cúng xem cẩn thận từng bộ phận: Tim, gan, phổi, chân gà... để biết năm đó, đồng bào Pu Péo làm ăn thuận lợi hay khó khăn mà thỉnh cầu với thần rừng che chở, phù hộ, cũng là nhằm nhắc nhở bà con chăm lo sản xuất, tiết kiệm, thực hiện đầy đủ quy ước chăm sóc, bảo vệ rừng...
Người chủ lễ cúng qua năm phần mới kết thúc. Đồng bào Pu Péo Phố Là có trọn nửa ngày để giao hòa với thiên nhiên, trời đất. Và bữa cơm được bày ra cạnh bìa rừng cả làng bản cùng ăn... Khi men rượu ngô đã ngấm vào từng đường gân thớ thịt cũng là lúc chuyện vui, chuyện buồn được mỗi người kể ra... Nào chuyện học hành, công tác của con cháu, chuyện Chính phủ tiếp tục đầu tư kinh phí để đồng bào Pu Péo bảo vệ và trồng rừng. Chuyện dân tộc Pu Péo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đoàn kết xây dựng quê hương Phố Là giàu đẹp.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh ông chủ lễ cùng với dân bản ngược núi đến cây Nghiến đại thụ cao nhất rừng, tán lá xòe rộng bằng nửa vạt ruộng. Ông trịnh trọng thắp hương dưới gốc, báo cáo với thần rừng lễ cúng đã hoàn tất và xin một ít cây non để thanh niên mang về trồng vào những khoảng đồi còn trống... Đó là sự tiếp nối kỳ diệu của rừng cây - đời người và của cả cộng đồng.
Những điểm du lịch Ba Vì nhất định phải đến Ba Vì đang ngày càng trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với nhiều loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn. Dưới đây là top những điểm du lịch lý thú tại Ba Vì mà bạn nhất định phải ghé thử một lần trong đời: Vườn Quốc gia Ba Vì Vườn Quốc gia Ba Vì...