Vườn lan ‘huyền thoại’ có một không hai ở Tuyên Quang
Vườn lan huyền thoại này là của gia đình cựu chiến binh Bùi Văn Dũng và vợ là Nguyễn Lâm Hương, tại thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Tận mắt chứng kiến 8 cây nhãn cổ thụ rực rỡ hoa lan phi điệp tím, giống hoa lan đặc hữu của Tuyên Quang, khiến người yêu lan như lọt vào một chốn thần tiên diệu kỳ. Đây được coi là vườn lan huyền thoại, bởi chủ nhân quá yêu lan, chỉ chăm sóc gầy dựng cho mọi người cùng thưởng lãm, không bán…
Thời điểm rực rỡ nhất, có hàng nghìn vòi hoa phi điệp tím Tuyên Quang khoe sắc, đưa hương
Những cây nhãn được trồng từ khoảng 40 năm trước được ông Bùi Văn Dũng giữ và bảo tồn như một kỷ niệm của gia đình. Từ những nhánh lan rừng ít ỏi đầu tiên, qua hơn 20 năm kiên trì, tỉ mỉ ghép, nhân giống, chăm sóc, đến nay ông Dũng đã có khu vườn huyền thoại, với 8 cây nhãn cổ thụ đầy hoa lan độc đáo.
Ông Bùi Văn Dũng và vợ, bà Nguyễn Lâm Hương, chủ vườn lan huyền thoại ờ thôn Hàm Ếch, xã Ấm Thượng, Sơn Dương, Tuyên Quang
Sắc hoa phi điệp tím soi bóng bên mái ngói cũ đầy rêu xanh đẹp mắt
Toàn bộ khu vườn được ghép phi điệp tím Tuyên Quang. Giống phi điệp đặc hữu của Tuyên Quang, với cánh dày, hoa rất lớn, màu tím hài hòa và thơm ngát. Nhiều du khách từ Hà Nội và các tỉnh thành về tận vườn lan huyền thoại để chiêm ngưỡng
Video đang HOT
Thường người chơi lan hay cắt các thân già để nhân mầm, nhưng chủ nhân khu vườn lan cổ tích này chỉ ghép và để cây phát triển tự nhiên, khi thân già nảy mầm mới, lại cắt để nhân mở rộng. Hoa phi điệp tím chơi được khoảng 2-3 tuần, do các cây hoa nở không trùng nhau, nên thời gian hoa rực rỡ tại khu vườn đặc biệt này kéo dài khoảng 1 tháng.
Ông Bùi Văn Dũng hầu như hiếm khi để hình ảnh cây lan ra khỏi tâm trí. Ông luôn tìm cách để phát triển và bảo vệ để vườn lan được an toàn. Vườn lan của ông Bùi Văn Dũng và bà Nguyễn Lâm Hương được coi là huyền thoại, bởi nó có một không hai ở Tuyên Quang, thậm chí chưa ở đâu tại Việt Nam có vườn lan tương tự
Nhiều người dân thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đến khu vườn cùng chiêm ngưỡng, học hỏi
Ông Bùi Văn Dũng luôn tâm niệm, hoa đẹp phải để mọi người cùng chiêm ngưỡng và suốt mấy chục năm, ông chưa hề bán lan… Vì thế vườn lan ngày càng trở nên đẹp và độc đáo.
Những cây lan phi điệp tím rủ xuống rất thấp bên hiên nhà ông Bùi Văn Dũng
Hiếm lắm mới thấy có vài cây lan vẩy rồng (hoa vàng) xen trong cây nhãn phi điệp tím
Năm 2016, trong 1 đêm, “lan tặc” bóc gọn ghẽ toàn bộ lan trên một cây nhãn trong vườn. Cả nhà ông Bùi Văn Dũng phát ốm vì thương tiếc lan. Sau khi nhân ghép lại, vườn lan đã được làm hàng rào cao hơn, có cổng chắc chắn và hệ thống camera an ninh giám sát.
Thương Huyền – cô cháu gái gọi bà Nguyễn Lâm Hương vợ ông Bùi Văn Dũng là dì ruột. Bức ảnh độc đáo Thương Huyền chụp tại cây nhãn vườn nhà (liền với vườn nhà dì ruột – bà Nguyễn Lâm Hương) đã giành giải nhất cuộc thi của Hội Hoa lan Thân thòng năm 2015. Ngày càng nhiều người biết đến quán thịt dê do Thương Huyền làm chủ, cùng với vườn lan huyền thoại của chú dì liền đó
Những suối hoa phi điệp tím như níu chân người không muốn rời xa
Đến thời điểm này, những cây nhãn – phi điệp đã hết hoa. Những mầm cây mới được cắt để ghép mở rộng trên những cây, những cành nhãn mới. Cả nhà ông Bùi Văn Dũng lại cùng chăm sóc để mùa hoa tháng 6 năm tới thêm rực rỡ, đón người yêu lan đến tham quan, thưởng ngoạn.
Theo ANTD
Độc đáo lễ hội đua mảng ở Hà Giang
Lễ hội đua mảng độc đáo là một trong những hoạt động hấp dẫn tháng 11 tại huyện Bắc Mê (Hà Giang), với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách đến đón xem.
Những năm gần đây, đến tháng 11, đồng bào các dân tộc ở huyện Bắc Mê, Hà Giang, lại hào hứng chuẩn bị mùa lễ hội đua mảng lớn nhất của vùng núi phía Bắc.
Năm nay là lần thứ 3 lễ hội được tổ chức với sự tham gia của 19 đội thi đến từ các xã, huyện ở vùng lân cận và tỉnh thành xung quanh như Cao Bằng, Tuyên Quang... Rất nhiều người dân đã có mặt tại sự kiện, tạo nên không khí vui tươi, sôi động cho lễ hội.
Bè mảng đua của các đội thi được làm từ những cây tre to, tròn, sau đó kết lại thành mặt phẳng hình chữ nhật, không gắn động cơ và di chuyển bằng cách chèo tay thủ công.
Ngay khi tiếng còi báo hiệu vang lên, các đội đua bắt đầu xuất phát trong tiếng hò reo và trống đánh cổ vũ của người dân địa phương.
Lễ hội thú vị này được tổ chức nhằm tái hiện lại không gian lao động trên vùng sông nước của người dân Bắc Mê. Dưới thời tiết se lạnh những ngày cuối thu, các thành viên của các đội thi vẫn thể hiện rõ sự ganh đua gay cấn giữa các bè.
Mỗi người trong đội đua đều miệt mài vững tay chèo để tăng tốc. Giọng hô đều của đội trưởng như nguồn khích lệ tinh thần cho đồng đội gắng sức giành giải cao trong cuộc đua.
Mặc dù đều thấm mệt qua chặng đua dài với nhiều vòng thi đấu quyết liệt, mọi người đều giữ vững tinh thần, cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lái tay chèo để nhanh chóng về đích.
Là thành viên của đội giành giải nhất, anh Khấu Văn Thành (xã Đường Hồng) nói rằng đây là năm thứ 3 anh tham gia cuộc thi. Đội của anh đã từng được giải khuyến khích và giải nhì, lần này được giải cao nhất. Để có kết quả này, anh và 5 đồng đội đã phải tập luyện tích cực trước giải đua.
Bên cạnh lễ hội đua mảng, chuỗi sự kiện không gian văn hóa các dân tộc Tày, Mường, Dao, cũng đã diễn ra nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh về cuộc sống của những con người miền núi Tây Bắc.
Theo zing.vn
Bắc Mê điểm du lịch đẹp mê hồn nhưng ít người biết đến ở Hà Giang Nằm cách thành Phố Hà Giang 56 km về phía Đông, Băc Mê đep hung vi vơi nhưng canh rưng xanh bat ngan, dong sông Gâm thơ mông cung di tich lich sư Căng Băc Mê cô kinh. Băc Mê la môt huyên vung sâu cua tinh Ha Giang. Nơi đây đươc thiên nhiên ban tăng ve đep vưa hung vi, vưa thơ...