Vườn hồng chín mọng hút khách check-in ở Nghệ An
Những ngày này, về dãy núi Đại Huệ (thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), du khách sẽ bị hút hồn bởi những vườn hồng chín mọng, đỏ rực giữa núi rừng.
Ngày 30/10, PV Báo Giao thông có mặt tại dãy núi Đại Huệ (thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Từ dưới chân núi nhìn lên, giữa núi non trùng điệp, xanh ngắt rừng thông là các vườn hồng cổ đang mùa chín mọng, đỏ rực điểm tô cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây.
Đang dùng thang hái hồng, Bà Nguyễn Thị Tuyết (ở xóm 7, xã Nam Anh) cho biết: Nhà bà có 40 gốc hồng, với những gốc hồng cổ có kích thước lớn cho năng suất khoảng 150kg.
“Một kg hồng vừa hái xuống được thương lái mua với giá 20 ngàn đồng. Còn về ngâm nước cho hồng giòn, ngon ngọt mà không bị chát thì giá lên đến 30 ngàn đồng/kg”, bà Tuyết cho biết.
Bên cạnh bán quả, nhiều nông dân ở Nam Anh còn tận dụng địa thế lưng chừng đồi, không khí trong lành, đã biến những vườn hồng cổ thành điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Trọng Sách, một trong những người tiên phong làm du lịch từ vườn hồng cho biết: Dù mới đầu mùa nhưng ngày cao điểm, có đến khoảng 200 lượt du khách đến vườn hồng. Năm ngoái, ngày nhiều nhất có đến 500 lượt du khách về vườn chụp hình, check-in.
“Ngoài điểm nhấn là vườn hồng cổ, với nhiều cây có tuổi đời lên đến hơn 130 năm tuổi, gia đình còn cung cấp nhiều trang phục, phụ kiện để du khách có thể lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất”, anh Sách nói và cho biết thêm.
Gia đình có bố trí thêm một số khung cảnh để phù hợp với không gian nhưng tuyệt đối không tác động vào thiên nhiên, cây cối, cũng như không làm thay đổi hiện trạng đất đai.
Là sinh viên năm cuối đang theo học ở TP Vinh, bạn Hải (áo trắng, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) chia sẻ: Ở đây cảnh đẹp, không khí lại trong lành. Giữa xanh ngắt núi rừng, ngắm nhìn cành hồng trĩu quả, chín đỏ rực khiến tinh thần ta thư thái, tươi vui hơn.
Một lãnh đạo xã Nam Anh cho biết, địa phương có khoảng 150ha hồng chủ yếu tập trung trên sườn núi Đại Huệ, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 500 tấn quả.
Năm nay, năng suất hồng cũng trung bình như năm ngoái, nhưng được các cơ sở thu mua với 30.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 5.000 – 8.000 đồng nên nông dân rất phấn khởi.
Ngoài ra, nhiều mô hình du lịch sinh thái từ vườn hồng đã hình thành từ nhiều năm, giúp người dân có thêm thu nhập. Địa phương cũng thường xuyên kiểm tra, định hướng, và động viên các gia đình phát triển theo hướng kinh tế xanh.
Du khách về vườn hồng có thể kết hợp chuỗi tham quan quê Bác, viếng mộ bà Hoàng Thị Loan và vãn cảnh chùa Đại Tuệ – một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Nghệ An.
Được biết, ngoài Nam Anh, quả hồng còn có ở các xã Nam Xuân và Nam Hưng. Tính chung cả huyện Nam Đàn, mỗi vụ hồng được mùa đã cung cấp cho thị trường khoảng 800 – 900 tấn quả.
Lên Kỳ Sơn ngắm hồng đỏ
Khi những cơn rét len lỏi từng ngóc ngách, sương mù bao phủ cũng là lúc những vườn hồng của đồng bào Mông ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chín đỏ rực cả một góc trời.
Nhờ khí hậu phù hợp nên hồng ở đây cho quả ngọt lịm và là điểm check - in lý tưởng của giới trẻ.
Ngoài giá trị kinh tế, những vườn hồng đỏ còn là nơi "check - in" đáng nhớ ở bản làng.
Những ngày này, tại các xã Tây Sơn, Huồi Tụ, Mường Lống, Nậm Càn, Na Ngoi... thuộc huyện Kỳ Sơn, nhiệt độ xuống thấp, mây mù bao phủ cả ngày. Đây cũng là thời điểm những sản vật vùng biên như hoa đào, hoa mận, hồng... khoe sắc. Nếu như hoa mận, hoa đào phải cận Tết mới nở thì cây hồng đã bắt đầu cho những quả chín mọng rực đỏ cả một vùng núi rừng.
Thời điểm này, cây hồng chỉ còn trơ trọi quả.
Theo tìm hiểu, từ dự án hỗ trợ xóa bỏ cây thuốc phiện do huyện Kỳ Sơn triển khai, cây hồng bắt đầu được trồng tại đây vào năm 1996. Cây hồng rất hợp với thời tiết, khí hậu ở vùng đất này. Vào mùa đông giá rét, những cây hồng đỏ rực nổi bật lên giữa núi đồi mờ sương tạo cảm giác thật huyền ảo, kỳ thú.
Đặc biệt, tại xã Tây Sơn, nơi định cư lâu đời của cộng đồng người Mông, mùa đông đến, khắp các bản làng rực lên một màu đỏ của những trái hồng chín. Thân cây hồng rụng hết lá chỉ còn trơ lại trên cành những chùm quả chín đỏ mang đến một bức tranh phong cảnh đẹp đến mê mẩn lòng người. Không chỉ có vậy, cây hồng đã góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho đồng bào nơi đây vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo.
Thiếu nữ Mông check - in bên cây hồng đỏ.
Hồng chín đỏ trong cái lạnh thấu xương ở vùng cao xứ Nghệ.
Ghé thăm bản làng Tả Phìn rực sắc vàng giữa núi rừng Tây Bắc mùa lúa chín Tả Phìn không còn quá xa lạ với những du khách đam mê khám phá nét đẹp hoang sơ, đây là bản làng nằm ẩn mình dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Mùa vàng Sa Pa luôn là chủ đề được du khách săn đón, và Tả Phìn chính là một trong những điểm đến không thể bỏ qua. Khi những...