Vườn dưa lưới toàn trái “khủng”, treo lủng lẳng của nữ thạc sĩ 8X xinh đẹp
Vườn dưa lưới diện tích 1.000m2 của nữ thạc sỹ 8X xinh đẹp ở Vĩnh Long đang cho trái “khủng”. Nhìn những quả dưa to tròn treo lủng lẳng trên cây, du khách khi đến thăm vườn đều rất thích thú chụp ảnh, mua về ăn và làm quà biếu.
Chị Lê Ngọc Hiền bên vườn dưa lưới của mình
Chủ nhân vườn dưa lưới toàn trái “khủng” treo lủng lẳng trên cây này là chị Lê Ngọc Hiền, thạc sỹ chuyên ngành tài nguyên môi trường ở khóm Tân Quới Đông, phường Trường An, TP Vĩnh Long (Vĩnh Long).
Trước đây, chị Hiền làm việc tại Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long. Với niềm đam mê khởi nghiệp, chị quyết định xin nghỉ hẳn (từ 1/4/2020) để tập trung cho công việc mới đầy thử thách. Chị chia sẻ, người dân hiện nay chú trọng các sản phẩm sạch, an toàn và đảm bảo sức khỏe. Đó cũng là điều chị mong muốn nên thử sức với mô hình trông dưa lưới công nghệ cao.
Chị Hiền bổ dưa phục vụ khách thăm quan ngay tại vườn.
Khách thăm quan thích thú với những trái dưa lưới vàng ươm, ăn ngọt mát.
Vượt qua những khó khăn ban đầu khi kiến thức về nông nghiệp gần như bằng không, đến nay chị Hiền đang thu hoạch vụ dưa thứ 3. Cây nào cũng cho trái to, đều và chất lượng hơn 2 vụ trước. Dự kiến năng suất đạt trên dưới 5 tấn.
“Tất cả đều có sự trả giá, ban đầu chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả đem lại chưa cao. Càng làm, tôi càng đam mê và học hỏi thêm nên năng suất và chất lượng cao hơn”, chị Hiền chia sẻ.
Chị Hiền bên những trái dưa lưới “khủng” treo lủng lẳng trên cây, phải dùng dây buộc lên giàn đỡ.
Nữ thạc sĩ ngành môi trường đã gặt hái thành công bước đầu trong lĩnh vực mới
Trái dưa lưới vỏ mỏng, ruột vàng ươm.
Video đang HOT
Vườn dưa lưới áp dụng công nghệ của Israel.
Hiện tại, chị cho khách vào tham quan và bán sản phẩm ngay tại vườn nên thu hút khá đông khách. Nhiều người cảm thấy thích thú khi được chiêm ngưỡng, chụp ảnh làm kỷ niệm và thưởng thức ngay tại vườn thay vì phải vào siêu thị hay ra chợ.
Nữ thạc sĩ xinh đẹp kiểm tra trọng lượng trái dưa lưới trong vườn.
Du khách cảm thấy thích thú khi trực tiếp tham quan và mua dưa lưới tại vườn.
Nở rộ bệnh viện tư ở miền Tây
Hàng loạt bệnh viện tư ở Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng... đem lại nhiều lựa chọn dịch vụ y tế cho người dân những vùng xa xôi, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời kích thích phát triển hệ thống y tế công lập.
Bệnh viện Đột quỵ tim mạch là một trong nhiều bệnh viện tư nhân vừa đưa vào hoạt động ở Cần Thơ. Bệnh viện này cùng với Bệnh viện Nhi đồng (đã hoàn thành) và Bệnh viện Ung bướu (đang xây dựng) tạo thành một khu chuyên điều trị y tế khu vực ven TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC
Từ chủ trương xã hội hóa, nhiều bệnh viện tư nhân đã ra đời trải rộng khắp nhiều tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ.
Không chỉ góp phần mở rộng hệ thống y tế mà còn kích thích phát triển hệ thống y tế công lập, đem lại nhiều sự lựa chọn dịch vụ y tế cho người dân ở những vùng xa xôi và giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Từ năm 2011, công trình Bệnh viện Sản nhi Long An (phường 7, TP Tân An, Long An) được khởi công, với mục tiêu nâng cao hệ thống y tế công trên địa bàn đang chịu nhiều áp lực quá tải. Là công trình trọng điểm của tỉnh Long An nhiệm kỳ 2010 - 2015, thế nhưng vì nhiều lý do, nhất và do thiếu vốn, công trình này cứ ì ạch kéo dài quá thời hạn đề ra.
Sự đầu tư bài bản trong việc tiếp thị hình ảnh, cung cách phục vụ chu đáo của các bệnh viện tư đã góp phần rất lớn tạo sự khởi sắc cho bộ mặt y tế của TP Cần Thơ nói chung.
Bác sĩ Lý Hồng Khiêm (phó trưởng phòng kế hoạch - tài chính Sở Y tế TP Cần Thơ)
"Giải cứu" công trình bệnh viện ngàn tỉ
Theo đó, bệnh viện có quy mô thiết kế 500 giường bệnh này được xây dựng trên diện tích gần 14.000m2, với vốn đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng. Do công trình cứ ì ạch mãi nên đến năm 2019, UBND tỉnh Long An phải thay đổi mục tiêu, xây dựng một đề án xã hội hóa, chuyển hướng mở gói thầu cho tư nhân vào khai thác.
Bác sĩ Huỳnh Minh Phúc - giám đốc Sở Y tế Long An - cho biết việc chuyển đổi chủ trương xây dựng đề án xã hội hóa kêu gọi tư nhân vào hoạt động xem như mở ra "lối thoát" cho công trình bệnh viện hơn ngàn tỉ. Sau khi trúng thầu, doanh nghiệp đã ngay lập tức chỉnh trang, xúc tiến các thủ tục để nhanh chóng đưa công trình thành cơ sở y tế chất lượng phục vụ cho người dân tỉnh Long An.
"Công ty cổ phần Tập đoàn Thế giới kỹ thuật (TWG, Q.Tân Phú, TP.HCM) trúng thầu hơn 23,5 tỉ đồng mỗi năm. Hiện tỉnh đã cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh theo hình thức phòng khám đa khoa và đang trong quá trình lập thủ tục trình Bộ Y tế thẩm định cấp phép hoạt động", bác sĩ Phúc nói.
Trong khi đó, nhiều địa phương khác ở ĐBSCL cũng đã phát triển mạnh mẽ hệ thống bệnh viện tư nhân từ chủ trương xã hội hóa. Như tại Sóc Trăng, từ năm 2009, Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn (phường 3, TP Sóc Trăng) chính thức hoạt động, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên tư nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế ở tỉnh này.
Đến năm 2016, trung tâm này phát triển thành Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn với 10 khoa, phòng và trên 70 bác sĩ, trong đó 5 bác sĩ chuyên khoa II, còn lại đều chuyên khoa I. Ngoài khoa thận nhân tạo mới đưa vào hoạt động, bệnh viện đa khoa này cũng đang mở rộng quy mô xây thêm khoa khám, điều trị dịch vụ chât lương cao.
Ngoài bệnh viện tư nhân đầu tiên trên, Sóc Trăng còn có Bệnh viện chuyên khoa mắt tư nhân (đường Lê Hồng Phong, phường 3, TP Sóc Trăng) đã đi vào hoạt động. Bệnh viện Phương Châu (đường Phú Lợi, phường 2, TP Sóc Trăng) có kinh phí đầu tư 20 triệu USD, quy mô 6 tầng với 100 giường bệnh cũng sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.
"Những bệnh viện tư này đa số đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Trước đây, người dân Sóc Trăng thường nghĩ đến TP Cần Thơ hoặc TP.HCM mỗi khi có bệnh, nhưng nay tâm lý đó đã giảm dần, khi họ nhận thấy các bệnh viện gần nhà cũng hiện đại và chất lượng" - bác sĩ Trần Văn Khải, phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Sóc Trăng, nói.
Tại Vĩnh Long, tháng 7-2018, Bệnh viện đa khoa Triều An Loan Trâm (xã Tân Ngãi, TP Vĩnh Long) được đầu tư hơn 800 tỉ đồng đi vào hoạt động, với quy mô 500 giường, 6 phòng mổ hiện đại, khu điều trị VIP cùng trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến...
Đến tháng 10-2018, tỉnh này lại tiếp tục có Bệnh viện đa khoa Xuyên Á - Vĩnh Long (phường 9, TP Vĩnh Long) khánh thành vơi quy mô 10 tầng, tổng mức đầu tư 1.150 tỉ đồng, với 28 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, gồm cả chuyên khoa sâu như can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim hở, mạch máu, thần kinh - sọ não...
Bệnh viện Vinmec tại Cần Thơ đã xây dựng xong phần thô, đang hoàn thiện những hạng mục còn lại - Ảnh: CHÍ QUỐC
Thay đổi bộ mặt hạ tầng y tế
Việc xã hội hóa y tế ở TP Cần Thơ trong những năm qua cũng có kết quả rất rõ rệt khi đang có đến 6 bệnh viện ngoài công lập hoạt động gồm Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, Bệnh viện quốc tế Phương Châu, Bệnh viện Hòa Hảo Medic Cần Thơ, Bệnh viện Tâm Minh Đức, Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa quốc tế SIS.
Bên cạnh đó, 3 bệnh viện do tư nhân đầu tư khác cũng đang xây dựng là Bệnh viện quốc tế Vinmec (dự kiến hoạt động trong năm 2020), Bệnh viện đa khoa Nam Cần Thơ, Bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa gan mật Trung Sơn.
Bác sĩ Lý Hồng Khiêm, phó trưởng phòng kế hoạch - tài chính Sở Y tế TP Cần Thơ, nhận định: "Để cạnh tranh, các bệnh viện tư thường triển khai đầu tư mạnh vào kỹ thuật cao và chuyên sâu như: can thiệp tim mạch, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi, chụp mạch vành, chụp MRI cản quang, chụp DSA và nhiều kỹ thuật mới khác...
Đồng thời, sự đầu tư bài bản trong việc tiếp thị hình ảnh, cung cách phục vụ chu đáo của các bệnh viện tư này cũng góp phần rất lớn tạo sự khởi sắc cho bộ mặt y tế của TP Cần Thơ nói chung".
Trong khi đó, ông Phạm Thành Nhơn, phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh An Giang, cho biết hiện tỉnh này có đến 5 bệnh viện tư nhân lớn đang hoạt động, góp phần rất lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng y tế để phục vụ người dân từ TP Long Xuyên, TP Châu Đốc đến thị xã Tân Châu.
"Hiện tại, tỉnh An Giang đang khuyến khích các bệnh viện tư nhân này tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cao các kỹ thuật chữa bệnh chuyên sâu nhằm góp phần tạo nên một hệ thống y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho bà con vùng tứ giác Long Xuyên nói chung", ông Nhơn nói.
Còn ở Sóc Trăng, sau khi đầu tư bệnh viện đa khoa thành công, Công ty TNHH Hoàng Tuấn cũng đã tiếp tục phát triển đa dạng hơn về cơ sở y tế khi chi ra 45 tỉ đồng xây dựng Trung tâm an dưỡng Hoàng Tuấn ở ngay TP Sóc Trăng.
Đồng thời, chủ đầu tư này cũng chi ra tiếp 50 tỉ đồng để xây dựng Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), dự kiến năm 2021 sẽ hoạt động.
Ông Trần Hoàng Thắng - chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu - cho biết một khi Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn đi vào hoạt động, mỗi ngày khám và điều trị từ 200 đến 300 bệnh nhân, giảm áp lực rất lớn cho các bệnh viện công.
"Rất mừng là bà con dân tộc Khmer ven biển có điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn, không phải mất nhiều thời gian chờ đợi, đi xa, rất thuận lợi cho bà con", ông Thắng hào hứng cho biết.
Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư
Ngoài các chương trình thu hút đầu tư theo mục tiêu xã hội hóa chung của Chính phủ, nhiều địa phương ở ĐBSCL cũng uyển chuyển tạo thêm nhiều hình thức mời gọi doanh nghiệp quan tâm phát triển y tế địa phương.
Như tại TP Cần Thơ đang kêu gọi đầu tư xã hội hóa y tế trong thời gian tới với ưu đãi giảm 100% tiền thuê đất đối với dự án xã hội hóa trên địa bàn các huyện, giảm 80% tiền thuê đất đối với dự án trên địa bàn quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt... Đồng thời đang tiếp tục kêu gọi đầu tư nhiều dự án về y tế đa dạng, chuyên sâu hơn như bệnh viện điều dưỡng và chăm sóc người già, bệnh viện chuyên khoa nội tiết...
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hồ (giám đốc điều hành Bệnh viện quốc tế Phương Châu, TP Cần Thơ): Chăm sóc bệnh nhân tốt nhất
Là một bác sĩ chuyên khoa phụ sản 20 năm công tác trong ngành, tôi thấy nhu cầu của người dân trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà đặc biệt là sản phụ khoa rất lớn. Do đó tôi quyết tâm vận động nguồn lực tài chính từ gia đình để xây dựng bệnh viện chuyên khoa phụ sản, cung cấp dịch vụ sản phụ khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế cho người dân trong khu vực ĐBSCL.
Hiện bệnh viện hoạt động đa khoa nhưng chuyên sâu vẫn là lĩnh vực sản phụ khoa với 100 giường bệnh, chúng tôi đã mở rộng sang các địa phương lân cận như Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc đã hoạt động, và sắp tới là Bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng.
Chúng tôi coi bệnh nhân như khách hàng để chăm sóc một cách tốt nhất. Chủ trương xã hội hóa y tế đã có, tiềm năng ở miền Tây cũng còn rất nhiều, quan trọng là khi đầu tư phải giữ đúng cam kết về dịch vụ, chất lượng thì sẽ có khách hàng.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn (giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tuấn): Giúp người dân không đi xa, tốn kém
Chứng kiến cảnh người dân Sóc Trăng chập tối đón xe đò, thức trắng đêm đi TP.HCM để kịp lấy số khám bệnh là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi đầu tư xây dựng phòng khám. Chúng tôi đã dồn hết sức vào việc trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, chiêu mộ bác sĩ giỏi khắp nơi để đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, giúp người dân không phải lặn lội đường xa, tốn kém thêm chi phí.
Cũng nhờ có địa phương tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp trong chủ trương xã hội hóa y tế nói chung mà chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều cơ sở y tế như hiện nay. Và tôi cố gắng để sẽ còn đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng các cơ sở y tế hơn nữa.
Kích thích bệnh viện công thay đổi Bác si Cao Minh Chu - giám đốc Sở Y tế Cần Thơ - cũng cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các bệnh viện ngoài công lập đã tạo ra sự cạnh tranh và những hiệu ứng tích cực đối với các cơ sở y tế công lập. Bệnh nhân được chăm sóc tại Trung tâm an dưỡng Hoàng...