Vườn dưa “khủng” độc nhất Cà Mau: Toàn loại độc, lạ khách mê mẩn
Lâu nay, nhiều người nghĩ rằng vùng đất ở một tỉnh ven biển như Cà Mau sẽ không thể trồng được dưa lưới.
Tuy nhiên, mô hình dưa lưới công nghệ cao của gia đình anh Thiệu đã minh chứng điều ngược lại. Không những thế, anh Thiệu còn trồng rất nhiều loại dưa độc lạ thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan và mua dưa.
Những ngày gần đây, tại khu vực khóm 4, phường Tân Thành ( TP.Cà Mau, Cà Mau) nhộn nhịp hẳn lên, bởi có hàng ngàn khách tham quan vào trải nghiệm vườn dưa lưới công nghệ cao đầu tiên và duy nhất của tỉnh.
Lần đầu tiên tại tỉnh Cà Mau, nông dân thử nghiệm trồng dưa lưới công nghệ cao và bước đầu mang lại hiệu quả. Đây là mô hình trồng dưa lưới thí điểm theo tiêu chuẩn VietGAP theo công nghệ của Israel được triển khai cách đây hơn 1 năm của gia đình anh Trần Văn Thiệu.
Vườn dưa lưới đẹp như tranh ở Cà Mau đã vào vụ thu hoạch thứ 3. Ảnh: Chúc Ly.
Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính, anh Thiệu chia sẻ: “Mấy năm trước, từ những mô hình ở các tỉnh khác mình thấy rất thích nên về cũng mày mò tìm hiểu. Cộng thêm gia đình có một đứa cháu theo học chuyên ngành về xử lý môi trường, nên càng có điều kiện để thực hiện mô hình trồng dưa lưới hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng phân thuốc hóa học. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng ai trong nhà cũng ủng hộ và góp sức nên đã cho hiệu quả tốt”.
Hiện tại, trên diện tích 500m2, gia đình anh Thiệu đã trồng 1.600 dây dưa lưới. Riêng ở vụ dưa lưới mới đây, anh Thiệu trồng 3 loại dưa gồm: dưa kita của Nhật Bản ruột vàng; dưa Hà Lan vỏ vàng, ruột xanh; dưa lê Mỹ, vỏ trắng, ruột hồng. Đây là vụ dưa lưới thứ 3 của gia đình anh.
Video đang HOT
Ở vụ dưa năm nay, gia đình anh Thiệu trồng 3 loại dưa. Ảnh: Chúc Ly.
Tuy gặp thời tiết nắng hạn gay gắt, nhưng nhờ nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng bệnh, nên vụ dưa lưới này của gia đình anh Thiệu vẫn đạt hiệu quả khá cao. Hiện tại, dưa lưới của gia đình anh Thiệu đã đến thời điểm thu hoạch. Vào ngày thứ 7 (6/6), anh đã mở cửa cho khách đến tham quan và mua dưa lưới.
Điểm đặc biệt khi du khách đến tham quan tại vườn dưa lưới của gia đình anh Thiệu là không phải mất tiền vé. Ngoài ra, khách được thoải mái tự lựa chọn những trái dưa ưng ý, thậm chí tự cắt trên cây xuống và thưởng thức thức ngay. Mỗi kí dưa lưới mua tại vườn chỉ có giá 80.000 đồng/kg.
Chỉ sau 2 ngày mở cửa đón khách, vườn đã không còn trái để bán. Ảnh: Chúc Ly.
Khách đến vườn dưa lưới độc nhất Cà Mau được hướng dẫn nhiệt tình và tự chọn dưa theo ý thích. Ảnh: Chúc Ly.
Thậm chí là tự cắt dưa theo ý muốn. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Nguyễn Quang Hùng (ngụ phường 4, TP.Cà Mau), cho hay: “Đây là lần thứ 2 gia đình tôi vào vườn dưa lưới này để tham quan. Vườn dưa ở đây trái rất đẹp và ngon. Hơn nữa chủ vườn rất thân thiện và hiếu khách, phục vụ khách rất chu đáo, giá dưa thì quá hợp lý”.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Thiệu cho biết: “Mỗi dây dưa tôi chỉ giữ lại 1 trái để đảm bảo cho dưa to, đều và đạt chất lượng cao nhất, trọng lượng trung bình mỗi trái dao động từ 1-2kg. Khách đến được tự do chụp ảnh, quay phim và mọi thắc mắc về dưa lưới đều được chúng tôi giải đáp tận tình. Ngoài ra, ở vụ năm nay vườn dưa lưới còn có dịch vụ quán ăn, phục vụ thêm nước ép và sinh tố dưa lưới nguyên chất”.
Nhiều khách tham quan thích thú chụp ảnh, chọn dưa tại vườn dưa lưới của gia đình anh Thiệu. Ảnh: Chúc Ly.
Du khách được thưởng thức dưa lưới tại vườn. Ảnh: Chúc Ly.
Theo anh Thiệu, mỗi vụ dưa lưới có thời gian sinh trưởng không dài, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng từ 70-85 ngày, tùy theo thời tiết của từng vụ. Mỗi vụ dưa vừa qua có khoảng hơn 2.000 lượt du khách từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Ở hai vụ dưa lưới trước, gia đình có nguồn thu nhập hơn 350 triệu đồng.
Theo anh Thiệu, mỗi dây dưa lưới anh chỉ để 1 trái để đảm bảo cho chất lương tốt nhất phục vụ khách hàng. Ảnh: Chúc Ly.
Mỗi trái dưa lưới dao động trung bình từ 1-2kg. Ảnh: Chúc Ly.
Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ rằng vùng đất ở một tỉnh ven biển như Cà Mau sẽ không thể trồng được dưa lưới. Tuy nhiên, mô hình dưa lưới công nghệ cao của gia đình anh Thiệu đã minh chứng điều ngược lại. Đây là một điểm sáng cho phong trào áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Cà Mau: Xôn xao nấm 4 tầng bất ngờ mọc ra từ cột gỗ lim Thiền Viện Trúc Lâm
Thời gian gần đây, dư luận ở Cà Mau xôn xao về việc cột gỗ lim ở Thiền Viện Trúc Lâm (phường Tân Xuyên, TP.Cà Mau) mọc nấm 4 tầng và có thể trị được bệnh.
Trao đổi với phóng viên, thầy Thích Thông An (quản lý Thiền Viện Trúc Lâm Cà Mau), cho biết: "Tối rằm tháng 3 âm lịch (7/4) vừa qua thì tôi phát hiện nấm mọc ở cột chánh điện. Trong khi buổi sáng, có hơn 10 người dọn dẹp, rồi dọn đồ cúng nhưng không phát hiện, chứng tỏ buổi sáng nó chưa mọc. Nấm mọc cùng 1 lúc 4 tầng, ban đầu thì nhỏ nhưng giờ từ từ phát triển lớn thêm".
"Ngoài cột lim chính điện có nấm mọc thì phía sau nhà mới mọc thêm 1 nấm và đang phát triển. Trước đây cũng có 1 mọc nấm mọc từ cột nhưng do cao quá, không dùng lưới kẽm bảo vệ nên bị dơi ăn mất" - thầy Thích Thông An cho hay.
Cây nấm 4 tấng mọc ở cột chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm ở Cà Mau. Ảnh: CTV.
Để bảo vệ cho cây nấm 4 tầng này, Thiền Viện Trúc Lâm đã dùng lồng kẽm bao lại. "Nấm mọc ra là dơi vào ăn, nên tôi cho làm lồng bao lại để tránh dơi ăn. Ngay đêm rằm khi nấm mọc, thì sáng hôm sau nấm bị dơi ăn hết 2 chỗ".
Theo thầy Thích Thông An, thầy cũng chưa nghe việc nấm này chữa được bệnh và khẳng định đó là chỉ là lời đồn. Mọi người đến xem vì hiếu kỳ, chứ không có ai đặt vấn đề nấm trị bệnh.
Thiền Viện dùng lồng kẽm bao lại vì sợ dơi ăn cây nấm 4 tầng. Ảnh: CTV.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trần Thức - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau cho rằng: "Việc cây cột mọc nấm là chuyện bình thường. Khi mình ra vườn, bất kỳ cây gỗ nào cũng có thể mọc được nấm khi nó có ẩm độ và một số điều kiện phù hợp. Cho nên, trường hợp cây cột ở Thiền Viện Trúc Lâm mọc nấm là rất bình thường, không có yếu tố tâm linh gì cả".
Ông Thức cũng khuyến cáo: "Nấm có thể là một loại thức ăn hoặc dược liệu rất tốt. Tuy nhiên, những cây nấm mọc hoang dã thì không nên ăn, vì mình không biết nó có độc hay không. Một cây nấm muốn xác định có độc hay không phải lấy mẫu phân tích, đã có nhiều trường hợp ăn nấm dại mà dẫn đến ngộ độc hoặc tử vong nên người dân cần cẩn thận".
Một cây nấm khác cũng mọc ra từ cột gỗ ở Thiền Viện Trúc Lâm. Ảnh: CTV.
Còn theo UBND phường Tân Xuyên, đơn vị đã nhận được tin báo về việc cột gỗ lim ở Thiền Viện Trúc Lâm mọc ra cây nấm 4 tầng, nhưng hiện tại thì không có cảnh người dân hiếu kỳ kéo đến xem đông đúc. Tuy nhiên, phường sẽ phân công cán bộ tuyên truyền cho bà con hiểu việc cột ẩm thấp mọc nấm đó là chuyện bình thường và cũng chưa cơ quan nào khẳng định nấm đó có công dụng trị bệnh.
Chàng trai 9X mơ về nông nghiệp công nghệ cao với... 3 con bò Khởi nghiệp bằng 3 con bò cái, nhưng chàng trai Nguyễn Phúc Bách (SN 1992), xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) chưa bao giờ nghĩ mình chỉ dừng lại ở chăn nuôi. Anh mơ về mô hình nông nghiệp công nghệ cao với những sản phẩm sạch, an toàn, và bước đầu, giấc mơ ấy đang dần hiện hữu. Từ 3...