Vườn đá độc đáo ở Ấn Độ
Khu vườn điêu khắc nổi tiếng với tác phẩm nghệ thuật tinh tế được làm từ rác thải công nghiệp và đô thị.
Vườn đá Nek Chand là một hình ảnh thu nhỏ của trí tưởng tượng và sự sáng tạo phong phú của nghệ nhân Nek Chand.
Thành phố Chandigarh được biết đến với khu vườn đá điêu khắc tuyệt đẹp, với tên gọi là Nek Chand, được đặt theo tên của người sáng lập ra nó. Vào năm 1957, Nek Chaud đã chính thức thực hiện dự án của mình ấp ủ bấy lâu nay. Khu vườn đá rộng trải dài hơn 64 mẫu Anh bao gồm các tác phẩm điêu khắc làm từ những nhiều loại vật liệu phế thải khác nhau là kết quả của một quá trình sáng tạo kì công của ông và trông khu vườn giống như một phòng triển lãm ở ngoài trời.
Đó là lần đầu tiên Nek Chand đặt chân đến thành phố Chandigarh, lúc ấy nơi đây chỉ là một bãi đất trống, hoang được chính phủ Ân Độ sử dụng làm nơi xử lí rác thải công nghiệp và của hộ gia đình trong các thành phố lân cận. Ông được chính phủ giao cho một công việc liên quan đến vấn đề xử lí rác thải.
Vào năm 1957, Nek Chand đã chính thức bắt đầu làm việc trên dự án mơ ước của mình: biến số rác thải thành nguyên liệu có ích cho công trình của mình. Ông thu thập các loại vật liệu thải ra như kim loại để chế tác hình dạng của con người, động vật và những sinh vật tưởng tượng khác. Ông bắt đầu công việc bí mật của mình tại một góc khuất trong khu vực gần rừng, nơi mà các công trình xây dựng không được phép thi công. Ông cũng thu thập thêm những tảng đá có hình dạng độc đáo tại các con sông và hồ gần đó để làm phong phú thêm nguồn vật liệu của mình.
Video đang HOT
Trong vòng một vài năm, Nek Chand đã có một bộ sưu tập lớn về đồ phế thải. Đây là nguyên liệu chính để ông tạo ra hàng trăm tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật. Ông thực hiện công việc điêu khắc vào những ngày cuối tuần và tăng dần tốc độ làm việc lên, bất cứ khi nào rảnh, thậm chí ban đêm ông cũng vẫn miệt mài làm công việc yêu thích này. Cuối cùng ông cũng đã hoàn tất công việc xây dựng một vương quốc bí mật của mình đó là những túp lều, cung điện, gian hàng và hàng trăm tác phẩm điêu khắc khác.
Nek Chand đã che giấu công trình mà mình xây dựng nhiều năm liền để tránh sự nhòm ngó của mọi người, nhất là các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Nhưng ngày nay vườn đá là một trong những địa điểm du lịch phổ biến nhất ở Ấn Độ, với hơn 3.000 du khách tham quan mỗi ngày.
Khi đến khu vườn đá, đi bộ dọc theo khu vườn, bạn sẽ nhận ra các tác phẩm điêu khắc với những hình dạng khác nhau. Đó là những sinh vật huyền ảo có tính chất thần thoại đã được tạo ra từ các ve chai, kính, gạch, đá, nồi gốm, sành sứ, các thiết bị điện bị hỏng…Cùng với những thứ đó, bạn cũng không thể rời mắt khỏi các tác phẩm điêu khắc khác như nhạc sĩ và vũ công. Tất cả đều được làm bằng rác thải. Thật khó tin đối với những ai chưa một lần viếng thăm nơi này, vì không ai có thể nghĩ những vật liệu phế thải này lại là nguyên liệu lí tưởng cho khu vườn.
Khu vườn thu hút một lượng khách tham quan khá lớn không chỉ vì sự độc đáo của những tác phẩm điêu khắc đa dạng trong ý tưởng, mà còn thêm một khía cạnh quan trọng khác nữa, đó là tác phẩm điêu khắc làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên và tôn vinh di sản văn hóa tinh thần của người Ấn Độ. Những bức tượng của động vật ở đây cho thấy sự đa dạng phong phú của động vật hoang dã và một số di tích kiến trúc ở Ấn Độ cũng được tác giả đưa vào tác phẩm điêu khắc của mình, khiến cho vườn đá Nek Chand càng nổi bật hơn, không chỉ vẻ đẹp bên ngoài mà còn ý nghĩa bên trong. Điều này đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi ghé thăm nơi đây.
Tô điểm thêm vẻ đẹp của khu vườn là các con suối và thác nước dệt xung quanh các tòa nhà và lối đi lại. Bạn cũng sẽ nhìn thấy các bức tường được dựng lên bằng các chậu đất nung xinh xắn. Đi trên con đường đầy bóng mát được lát đá cuội, tưởng chừng như ta lạc vào mê cung hay bước vào một thế giới thần tiên đầy quyến rũ và mê hoặc. Một khu vườn mà không có bất cứ một cây hoa nào, là địa điểm của lễ hội Teej truyền thống được tổ chức hằng năm.
Giờ đây người ta vẫn đánh giá cao về khả năng sáng tạo của Nek Chand, thay vì xử lí rác thải theo cách thông thường thì ông Nek Chand đã biến chúng thành những vật liệu hữu ích. Tái chế và sử dụng rác thải vừa một công đôi việc, vừa bảo vệ môi trường lại vừa có được sản phẩm điêu khắc tuyệt vời. Kết quả của một quá trình miệt mài làm việc, giờ đây những tác phẩm của ông được cả thế giới biết đến sự ngưỡng mộ sâu sắc.
Được coi là hiện thân của trí tưởng tượng mới và lạ, vườn đá ở thành phố Chandigarh là một tác phẩm nghệ thuật hiếm thấy, không thể đánh đồng hay so sánh với bất cứ thứ gì khác trên thế giới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Công viên "đá" kỳ lạ
Đây là 1 kỳ quan mới của Ấn Độ!
Khu vườn đá ở Ấn Độ này là một công viên rộng 50 mẫu có cả trung tâm mua bán, thác nước và hàng ngàn vật độc đáo làm từ vật liệu tái chế. Để tạo ra nó ấn tượng như ngày nay, Nek Chand đã trải qua bốn thập kỷ thiết kế và xây dựng.
Năm 1958, Nek Chand là một thanh tra đường bộ cho Sở Công chính. Sau khi thất bại với công việc đóng thuyền bè thủ công ông đã dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi niềm đam mê của mình là đá và đá. Ông bắt đầu thu thập chúng từ những nơi gần đồi Shivalik, Sukhna Cho, Patiala Rao và ven sông Ghaggar. Khoảng thời gian này kiến trúc sư Thụy Sĩ Le Corbusier đã được yêu cầu thiết kế thành phố Chandigarh - Ấn Độ nên các làng nhỏ xung quanh khu vực này đã bị phá hủy. Nek Chand đã tận dụng các loại đá bị phá hủy để bổ sung cho bộ sưu tập đá của mình.
Năm 1965, sau khi thu thập trọn bộ sưu tập ấn tượng từ đống phế liệu của ngôi làng đã bị phá hủy, Nek Chand đã bắt đầu mơ về một vương quốc cổ tích của riêng mình. Sau đó ông làm việc để tạo ra thành phố Chandigarh không tưởng. Ông tìm thấy một hẻm núi hẻo lánh, trong rừng ở vùng ngoại ô của thành phố và quyết định đó sẽ là nơi ngự trị vương quốc của mình. Mặc dù nhiều dự án của ông là bất hợp pháp nhưng điều này không ngăn chặn Nek từ bỏ việc mở rộng vườn đá. Những mảnh vỡ chai lọ, các mảnh gạch và đá tự nhiên là những nguyên liệu chính được sử đụng dể tạo ra một thế giới khác biệt.
Những tác phẩm hết sức kỳ công.
Cuối cùng, ông mạnh dạn mời kiến trúc sư M.N.Sharma đến xem công trình của mình. Miễn cưỡng đi cùng Nek Chand vào rừng, vị kiến trúc sư hết sức ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của khu vườn và khả năng sáng tạo của Nek Chand. Vì vậy ông khuyên Nek tiếp tục công việc của mình trong bí mật cho đến khi ông thuyết phục với thế giới rằng, dù bất hợp pháp và trái phép, khu vườn đá cần được bảo tồn.
Phải mất 1 năm để M.N. Sharma thuyết phục các nhà chức trách Ấn Độ, những nỗ lực của ông đã được đền đáp, vườn đá cuối cùng cũng được chấp nhận tồn tại. Nek Chand nhận được quyền mở rộng dự án của mình và vườn đá được mở cửa cho công chúng vào năm 1976. Ít ai biết tác giả của nó đã làm việc dưới sự đe dọa bị phá hủy trong 18 năm nhưng cuối cùng tất cả đã được đền đáp xứng đáng. Nek còn tiếp tục thu gom phế thải ở các bệnh viện, khách sạn, nhà hàng.
Ngày nay, ước tính hơn 5.000 người dân Ấn Độ và khách nước ngoài đến tham quan vườn đá của Nek Chand mỗi ngày. Công trình này đã đi từ trí tưởng tượng ra đến thực tế để hiện tại là điểm du lịch hút khách thứ hai của Ấn Độ, sau đền Taj Mahal.
Rất ấn tượng nhỉ?
Theo VCTV