Vườn chỉ trồng ớt ngọt, bắp sú, cà chua thôi mà lời 1,2 tỷ đồng/năm
Gia đình anh Phan Văn Tình, thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) có 2,4ha đất chỉ trồng ớt ngọt, bắp sú, cà chua mà mỗi năm lời tới 1,2 tỷ đồng. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2018, anh Tình bán 62.000 cây bắp sú thu về 360 triệu đồng…
Cùng với anh Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Lập, chúng tôi đã tìm đến vườn bắp sú của gia đình anh Phan Văn Tình, chi hội trưởng Chi Hội Nông dân thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập. Nhìn vườn bắp sú bạt ngàn, xanh tươi đang vươn lên trong nắng, hình ảnh đó đã nói lên được công lao chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật của một nhà nông một nắng hai sương quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Anh Phan Văn Tình bên vườn bắp sú tốt tươi của gia đình. Trong 2,4ha đất trồng rau thì diện tích trồng bắp sú mang lại cho gia đình anh Tình doanh thu lớn nhất.
Qua trao đổi, anh Phan Văn Tình cho biết, gia đình anh có 2,4ha đất sản xuất nông nghiệp, năm 2017 anh trồng 1ha ớt ngọt, diện tích đất còn lại anh trồng cà chua và bắp sú. Nhờ trúng mùa lại được giá do vậy gia đình anh đã thu nhập được trên 2 tỷ đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư anh còn lãi được trên 1,2 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2018 đến nay, anh bán 62 ngàn cây bắp sú được 360 triệu đồng, hiện nay anh còn 62 ngàn cây bắp sú trồng trong nhà kính được sản xuất theo quy trình công nghệ cao có hệ thống tưới phun, mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, mặc dù thương lái đến hỏi mua nhưng anh chưa bán.
Anh Phan Văn Tình kể về quá trình làm giàu của gia đình. Theo đó, từ nguồn tích lũy sau nhiều năm cần cù chịu khó lao động sản xuất, năm 2017 anh đã xây dựng căn nhà khang trang kiên cố, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình trị giá trên 1,6 tỷ dồng. Cũng từ nguồn vốn tích lũy mà anh Tình đã đầu tư mô hình trồng rau công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Không chỉ là một nông dân tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh Lâm Đồng mà anh Tình còn là một Chi hội trưởng Chi Hội Nông dân tiêu biểu của xã Quảng Lập. Hơn 10 năm làm Chi hội trưởng nông dân, anh đã có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng hội nông dân và đặc biệt là trong phong trào xây dựng xã nông thôn mới.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Lập cho biết thêm: “Anh Phan Văn Tình là một trong những Chi Hội Nông dân đã có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng Hội Nông dân xã Quảng Lập, đặc biệt anh còn là một nông dân sản xuất giỏi được Hội Nông dân huyện Đơn Dương bình chọn là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh”.
Đạt được những kết quả như hôm nay, ngoài việc cần cù chịu khó, tích cực lao động, anh Tình còn chịu khó tìm tòi học hỏi trên sách báo và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất nông nghiệp do Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương và Hội Nông dân xã Quảng Lập tổ chức.
Bên cạnh đó, anh Tình còn học tập kinh nghiệm của những người đi trước, do đó năng suất, sản lượng rau thương phẩm của gia đình anh năm sau tăng hơn năm trước. Bà con nông dân thôn Quảng Lợi nhận xét, anh Phan Văn Tình là người “có duyên trồng cây bắp sú”. Không chỉ sản xuất giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng bằng công sức lao động của mình, anh Tình còn có thêm niềm hạnh phúc là cả 2 người con của anh đều học hành tử tế, cháu trai đầu hiện nay đang là Bí thư Đoàn xã Quảng Lập, còn cháu gái đang học đại học.
Là một trong những đại biểu nông dân tiêu biểu của xã Quảng Lập được bầu chọn đi dự đại hội nông dân huyện Đơn Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018 -2023 và vườn bắp sú sản xuất theo quy trình công nghệ cao của gia đình anh Phan Văn Tình đã được ông Trần Văn Hiệp – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo, cùng các lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy và UBND xã Quảng Lập đến thăm quan../.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nông nghiệp: "Ruộng đất manh mún gây cản trở ứng dụng công nghệ cao"
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, một trong những nguyên nhân khiến việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hiện nay còn hạn chế là kinh tế hộ với ruộng đất manh mún gây lực cản cho việc ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao,...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện, nhất là từ sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành vào cuộc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch. Ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ tại một số vùng, tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau hoa cao cấp, tôm, bò sữa, lợn, gà (tại Lâm Đồng, Kiên Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An...).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong lần đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên tại Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ông Cường, đóng góp của khoa học và đổi mới công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp còn hạn chế; Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với đòi hỏi của một nước mới nổi với thu nhập trung bình; Phat triên doanh nghiêp khơi nghiêp trong linh vưc KH&CN nông nghiệp trong nhưng năm qua con găp nhiêu kho khăn; Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ; Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn; Khó tiếp cận vốn cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Những nguyên nhân gây cản trở ứng dụng CNC vào nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chỉ ra những nguyên nhân gây cản trở việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp, đó là: Kinh tế hộ với ruộng đất manh mún đã gây lực cản cho việc ứng dụng CNC (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC chưa đồng bộ; Chưa có nhiều CNC trong nông nghiệp có thể áp dụng có hiệu quả cao tại Việt Nam.
Bên canh đó, trong tổ chức sản xuất, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào mối liên kết giữa nghiên cứu KH&CN và chuyển giao, ứng dụng. Liên kết giữa 3 nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nông dân còn yếu và thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hộ dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến doanh nghiệp còn hạn chế.
"Nhận thức của một số địa phương về khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC còn chưa phù hợp theo quy định tại Luật Công nghệ cao và Luật Đất đai năm 2013. Một số địa phương chạy đua trong việc xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng nguồn lực có hạn, trông chờ chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Nhiều địa phương chưa chủ động trong công tác quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại Việt Nam
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần phải phát triển nguồn nhân lực như chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao.
Đầu tư công cho phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp bằng cách ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, các cụm liên kết ngành kinh doanh nông nghiệp bằng các nguồn vốn, qua đó tăng cường các mối liên kết (hợp tác và cạnh tranh) và chuyển giao, ứng dụng công nghệ giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta cần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thực thi các chính sách ưu đãi cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp sẽ đem lại năng xuất cao.
Tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản để các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá để sát với giá thực tế đối với các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và các tài sản là sáng chế khoa học công nghệ đã được công nhận.
"Ngoài các giải pháp trên, chúng ta phải đổi mới quản lý nhà nước. Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính. Đẩy mạnh phát triển mô hình Chính phủ điện tử gắn với công tác cải cách hành chính; nâng cao tính hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần phải phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, các chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ về thành lập và vận hành hệ thống vườn ươm, các cơ chế chính sách tài trợ vốn và các ưu đãi khuyến khích tài chính và tạo cơ chế huy động vốn cho thành lập và hoạt động của vườn ươm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Chủ tịch TP.HCM: 'Lãnh đạo bỏ họp lấy gì chỉ đạo cấp dưới' Tại cuộc họp về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm sáng 30.5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã phê bình việc lãnh đạo không đi họp, chỉ cử cấp dưới đi thay là thiếu trách nhiệm. Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong: "Người đứng đầu ngành mà không đi họp thường xuyên thì lấy gì chỉ đạo, triển...