Vườn cẩm cù 10.000 cây đủ loại rực rỡ khoe sắc của cô giáo Hà Nội
Vườn hoa cẩm cù quanh năm rực rỡ khiến ai đi qua cũng phải dừng lại ngắm nhìn do chính tay một cô giáo mầm non tại Hà Nội ươm trồng.
Đam mê hoa đến quên ăn, quên ngủ
Chị Việt Thuận hiện đang giáo viên mầm non tại xã Tích Giang, Phúc Thọ, Hà Nội. Với niềm đam mê dành cho cây cảnh, ngay từ khi lập gia đình, bà mẹ hai con đã quyết tâm gây dựng cho mình một khu vườn nhỏ. Chị cùng chồng tìm hiểu một số loại hoa để “trang trí” cho khu vườn và loài cẩm cù đã chinh phục được chị. Hơn 5 năm kể từ ngày bắt đầu chơi cầm cù, hiện nay khu vườn của chị đã có 180 loại với hơn 10.000 cây.
Chị Thuận đã có 5 năm chơi cẩm cù.
Chị Thuận cho biết, những ngày đầu chơi cẩm cù chị đã gặp khó khăn trong việc lựa chọn giống hoa phù hợp với khí hậu Việt Nam. “Những ngày đầu khi nhập hoa từ Thái Lan về, không hiểu sao cây cứ héo và chết dần, sau tìm hiểu mới biết khí hậu tại Việt Nam lạnh hơn, hoa không sống nổi.” – chị Thuận chia sẻ.
Hiện trong vườn nhà chị có 180 loài cẩm cù với khoảng 10.000 cây.
Chị cùng chồng tìm cách khắc phục khó khăn từ việc lựa chọn giống cẩm cù phù hợp với thời tiết Việt Nam, làm giá thể trồng cây, che chắn và để cây trong bóng râm, chú ý nhiệt độ và độ ẩm cần thiết cho cây. Từ đó vườn cẩm cù của chị rực rỡ quanh năm, mỗi loại lại có vẻ đẹp và hương thơm riêng.
Video đang HOT
Một bông cẩm cù khoe sắc.
Chị Thuận nhớ lại những ngày mới chơi cẩm cù, vì lo lắng cho hoa của mình mà có những ngày 12h đêm chị cùng chồng vẫn ra vườn kiểm tra xem hoa phát triển thế nào. Buổi sáng dậy điều đầu tiên cũng là ra vườn hoa, ngắm nhìn những bông cẩm cù rựa rỡ màu sắc.
Loài hoa này có hương thơm dịu nhẹ.
“Mỗi buổi tối, tôi thường cùng chồng con ngồi ghế đá ngắm hoa, đó là cách giúp tôi cân bằng lại cuộc sống sau một ngày làm việc mệt mỏi.” – chị Thuận hào hứng chia sẻ.
Lấy đam mê để nuôi đam mê
Phát hiện ra rất nhiều người cũng yêu thích cẩm cù mà không biết mua ở đâu, chị Thuận quyết định tự nhân giống cây để bán. Hiện, chị có những khách hàng thân thiết từ nhiều tỉnh thành, thậm chí có những khách ở nước ngoài cũng đặt mua cây của chị.
Theo chị Thuận, trồng cẩm cù phải đặc biệt chú ý đến điều kiện nhiệt độ, độ ẩm.
Dù chăm sóc cẩm cù không quá khó khăn nhưng mỗi khách hàng của chị Thuận đều được chị chia sẻ “cẩm nang” chăm sóc.
“Điều quan trọng khi trồng cẩm cù đó là nhiệt độ bởi nhiệt độ cao quá hay thấp quá cũng không tốt cho cây, không nên đặt trực tiếp cây dưới ánh nắng mặt trời, cần che chắn cây trong bóng râm bằng lưới. Cũng không nên tưới nước cho cây quá thường xuyên, một tuần từ 1 – 2 lần là đủ. Khi cẩm cù bị rệp tấn công, nếu ít có thể dùng tay bắt còn nhiều thì pha xà phòng loãng rồi xịt vào cây” – chị Thuận chia sẻ kinh nghiệm.
Mỗi ngày chị Thuận dành thời gian chăm sóc hoa, coi đó là một đam mê bất tận.
Chị Thuận cho biết, nhờ chơi cẩm cù, chị tìm thấy những người bạn chung niềm đam mê. Trong tương lai chị ước mơ gây dựng được một vườn cẩm cù quy mô, hiện đại.
Theo Danviet
Đồng bỏ hoang vì doanh nghiệp xả thải
Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuê đất của Cty Cổ phần Cồn rượu giấy Hà Tây tại xã Tam Hiệp (Phúc Thọ, Hà Nội) để sản xuất đã vi phạm quy định về môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương. Sự việc diễn ra đã lâu, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Cty Cổ phần Cồn rượu giấy Hà Tây cho doanh nghiệp thuê đất để xảy ra vi phạm môi trường
"Pháo đài" gây ô nhiễm
Theo người dân xã Tam Hiệp phản ánh, kể từ khi Cty Cổ phần Cồn rượu giấy (CPCRG) Hà Tây cho một số doanh nghiệp, cơ sở thuê đất để làm miến, bim bim, thú nhồi bông trong quá trình sản xuất, các cơ sở không xây dựng khu xử lý nước thải mà xả thải trực tiếp ra môi trường. Người dân nhiều lần gửi đơn đến các cấp có trách nhiệm, nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra. "Vào mùa hè, mùi nước thải bốc lên rất khó chịu. Chính quyền xã biết nhưng cũng không xử lý được", một người dân địa phương cho hay.
Theo chỉ dẫn của người dân, PV tìm đến đường cống dẫn nước thải từ các cơ sở sản xuất thuê đất của Cty CPCRG Hà Tây. Tại thời điểm quan sát, cống nước thải được chảy ra cánh đồng nằm gần khu dân cư có màu vàng trắng, cây cỏ mọc ven đường nơi nước chảy qua đều héo khô.
Anh N.H.P, một người trồng hoa gần đường mương dẫn nước thải chia sẻ, năm 2017, anh sử dụng nước ở các ao có lẫn nước thải để tưới cho 7 sào hoa ly và hoa đồng tiền. Chỉ sau 2-3 ngày, hoa bị chết hàng loạt, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng. Sau đó, anh này phải khoan giếng ngầm để có nước tưới hoa và không còn hiện tượng hoa chết nhiều như khi tưới có lẫn nước thải. "Nhiều cánh đồng tại đây đã bỏ hoang, một phần vì nước thải gây ô nhiễm nên người dân chuyển sang nghề buôn bán" - anh P cho biết thêm.
Để làm rõ sự việc, PV đến Cty CPCRG Hà Tây liên hệ làm việc. Dù PV đưa giấy giới thiệu, trình bày nhiều lần nhưng bảo vệ Cty vẫn không cho vào đặt lịch làm việc với các cơ sở sản xuất.
Địa phương khó xử lý
Được biết, năm 2010, Cty CPCRG Hà Tây được UBND thành phố Hà Nội cho thuê hơn 27.000 m2 đất tại xã Tam Hiệp để xây dựng văn phòng làm việc và kho xưởng sản xuất. Trong quá trình sử dụng, Cty CPCRG Hà Tây đã cho khoảng 7 cơ sở khác thuê nhà xưởng để sản xuất, kinh doanh và một số cơ sở tại đây xả thải, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Đơn cử, cuối năm 2016, người dân xã Tam Hiệp gửi đơn kiến nghị xưởng in của Cty KL VINA (thuê đất Cty CPCRG Hà Tây) khi sản xuất bốc mùi hóa chất khó chịu; nước thải sau khi cọ rửa khung in, đồ dùng pha sơn, thùng chứa hóa chất đã xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm. Tiến hành kiểm tra Cty KL VINA, UBND xã Tam Hiệp xác định có mùi vật liệu, hóa chất khi sản xuất, chất thải không được xử lý theo quy định mà được tập kết ra bãi rác thải của Cty nên đã báo cáo UBND huyện để xử lý.
Cuối năm 2017, khi UBND xã Tam Hiệp tiến hành kiểm tra, Cty CTCRG Hà Tây không cung cấp được đề án bảo vệ môi trường và giấy phép xả thải theo quy định. Trong khuôn viên Cty cũng chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, xây dựng một số nhà xưởng chưa có giấy phép. Cũng tại thời điểm kiểm tra, thấy khí thải màu đen xả ra môi trường từ hai ống khói tại Cty; nguồn nước thải từ các xưởng cơ khí, mạ..., cặn nước thải có màu trắng đục và bọt trắng trên bề mặt. Đặc biệt, ở nơi sản xuất của Cty Cổ phần thương mại Vĩnh Hưng thuê đất tại đây để làm miến đã xác định nước thải ra môi trường có màu đen. Trước vi phạm này, tháng 4/2018, UBND huyện Phúc Thọ đã xử phạt hành chính Cty Cổ phần thương mại Vĩnh Hưng do vi phạm môi trường.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp xác nhận tình trạng vi phạm môi trường tại Cty CPCGR Hà Tây và một số cơ sở sản xuất thuê đất tại đây trong thời gian qua. Ông Tuấn cũng cho biết, không riêng gì PV, mà nhiều người khác tới đây cũng không được bảo vệ cho vào. "Trong lần đến Cty CPCGR Hà Tây để làm việc đột xuất, tôi cũng bị bảo vệ ách lại. Lúc đó tôi đã đưa thẻ xác nhận là Phó Chủ tịch xã, rồi gọi công an xã tới mới được vào"- ông Tuấn nói.
Theo đề nghị của PV, ông Tuấn gọi điện thoại cho Giám đốc Cty CPCRG Hà Tây, nhưng không thấy nghe máy. Ông Tuấn cho biết, trong một số lần kiểm tra các cơ sở thuê đất tại Cty CPCRG Hà Tây, do không đủ các trang thiết bị chuyên môn cần thiết để có thể đo lường, xét nghiệm, đánh giá theo tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nên xã đã báo cáo các cấp có trách nhiệm của huyện để vào cuộc xử lý. Tháng 4/2018, UBND huyện Phúc Thọ đã lập đoàn kiểm tra, xác định tại Cty CPCGR Hà Tây có vấn đề về bảo vệ môi trường, nên sau đó đã đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Hà Nội tiến hành thanh tra. "Hiện Thanh tra Sở TN&MT Hà Nội đã có quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai và bảo vệ môi trường đối với Cty CPCGR Hà Tây, nhưng đến nay xã chưa biết kết quả"- ông Tuấn nói.
NHÓM PV BẠN ĐỌC
Theo TP
Về quê bây giờ sợ nhất mùi phân lợn đặc quánh, ruồi đậu đen cột nhà Làng quê là chốn thanh bình với màu xanh mướt mắt của những ruộng lúa, nương dâu... Vào những ngày lễ tết, người thành phố đổ xô về làng quê để hưởng sự tĩnh lặng và không khí trong lành cùng những món ăn dân dã. Nhưng làng quê bây giờ đang trở nên ô nhiễm nặng nề từ chính việc làm của...