Vụng trộm với thầy giáo hơn 15 tuổi, tiểu thư lập kế hoạch tinh vi để ’soán ngôi chính thất’
27 năm ngồi tù để trả giá cho một mối tình vụng trộm là quá đắt đỏ với một người phụ nữ. Thế nhưng sẽ ra sao nếu những gì cô từng gánh chịu lại không phải tội ác do cô gây ra?
Carolyn Warmus lớn lên tại thành phố Birmingham, bang Michigan, Mỹ. Cô là tiểu thư của một triệu phú tự thân kinh doanh bảo hiểm. Thời còn học đại học, Carolyn đã có vài mối tình nhưng không đi đến đâu, tất cả là do hành vi kỳ quặc và ám ảnh của cô đối với đàn ông.
Carolyn có tật theo dõi người tình của mình. Một trong những người bạn trai cũ của cô là Paul Laven thậm chí còn phải xin lệnh cấm từ tòa án sau khi người phụ nữ này liên tiếp có những hành vi điên rồ. Carolyn gọi điện cho tình cũ và vị hôn thê của anh, để lại tin nhắn thoại, liên lạc với bạn bè họ để quấy phá. Thậm chí, cô còn bịa ra chuyện có thai với Paul để chọc phá đối phương. Carolyn cũng nổi tiếng với sở thích yêu những người đàn ông đã có gia đình.
Carolyn tốt nghiệp ngành tâm lý học, sau đó chuyển đến thành phố New York. Cô lấy bằng thạc sĩ giáo dục tiểu học tại Đại học Columbia. Năm 1987, Carolyn xin vào làm tại trường tiểu học Greenville ở thị trấn Scarsdale, New York. Khi ở đó, cô gặp Paul Solomon, 38 tuổi và vợ anh ta. Paul là một giáo viên lớp 5 tại trường Greenville còn vợ anh, Betty Jeanne là nhân viên hỗ trợ khách hàng tại New York. Cặp đôi đã có một cô con gái 13 tuổi tên Kristan.
Không lâu sau lần gặp gỡ đầu tiên, Carolyn, lúc ấy 23 tuổi và Paul đã bắt đầu cặp bồ với nhau. Họ thường hẹn hò trong căn hộ và xe hơi của Carolyn hoặc thuê khách sạn. Để được gần gũi hơn với Paul và giấu chuyện ngoại tình, Carolyn đã kết bạn với cả Betty và bé gái Kristan.
Vào ngày 15/1/1989, một nhân viên trực tổng đài New York nhận được cuộc gọi lạ. Người phụ nữ ở đầu dây bên kia hoảng sợ, kêu thất thanh rồi đột nhiên cuộc gọi bị ngắt. Người trực điện thoại lập tức gọi cảnh sát. Các nhà chức trách cố gắng xác định vị trí của người gọi nhưng danh bạ ngược lại có địa chỉ không chính xác nên họ không thể biết cuộc gọi xuất phát từ đâu.
Vào lúc 23h42 tối hôm đó, thi thể vợ Paul Solomon được tìm thấy trong ngôi nhà của họ tại Greenburgh. Chính Paul là người đã phát hiện ra vợ mình. Cô Betty bị bắn trực diện vào mặt và đầu, 9 phát vào lưng và chân bằng súng lục. Hàng xóm xung quanh không ai nghe thấy tiếng súng, cũng không có dấu hiệu ngôi nhà bị đột nhập, không có bằng chứng giằng co. Biến động duy nhất trong nhà là một chiếc điện thoại bị ngắt kết nối và chiếc găng tay len màu đen của phụ nữ gần thi thể nạn nhân.
Video đang HOT
Cuộc điều tra ban đầu tập trung vào Paul Solomon nhưng anh ta nói tối hôm đó mình có mặt tại sân chơi bowling địa phương để gặp bạn bè, rồi dành khoảng thời gian còn lại của buổi tối với Carolyn Warmus. Anh ta khai họ ở nhà hàng Treetops Lounge của khách sạn Holiday Inn, Yonkers. Khi Carolyn và một số nhân chứng khác xác nhận bằng chứng ngoại phạm, cảnh sát chuyển sự chú ý sang nơi khác.
Paul Solomon cũng thay đổi khi bất ngờ cắt đứt quan hệ với Carolyn và công khai bạn gái mới. Tên cô ấy là Barbara Ballor.
Lúc này, các nhà điều tra đột nhiên chú ý đến tình cũ của Paul, Carolyn Warmus khi cô bắt đầu đeo bám Paul và bạn gái mới của anh. Khi cô bám theo cặp đôi đến tận Puerto Rico và gọi điện cho gia đình Barbara để buộc họ chấm dứt quan hệ thì các manh mối bắt đầu nổi lên. Điều tra viên thu được thông tin Carolyn đã có được một khẩu súng lục cỡ nòng 25 kèm theo một ống giảm thanh không lâu trước khi vợ Paul bị sát hại.
Các thám tử cũng bắt đầu để ý đến cuộc gọi từ nhà Carolyn vào ngày 15/1. Họ phát hiện cuộc gọi được thực hiện lúc 15h02 tới Ray’s Sport Shop ở New Jersey. Hồ sơ cửa hàng cho thấy người phụ nữ duy nhất mua một khẩu súng 25 ly tên là Lisa Kattai, đến từ Long Island. Khi bị thẩm vấn, bà Lisa nói mình chưa từng đến cửa hàng này, cũng chưa hề mua bất cứ loại vũ khí nào. Tuy nhiên, bà Lisa tiết lộ mình đã bị mất bằng lái xe. Điều trùng hợp, Lisa Kattai chính là đồng nghiệp của Carolyn.
Khi mọi bằng chứng đã được thu thập, Carolyn bị truy tố về tội giết người cấp độ 2 vào ngày 2/2/1990. Bố cô ta đã phải bỏ ra 250.000 USD (gần 5,7 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) cho con gái tại ngoại. Phiên tòa xét xử Carolyn diễn ra tại Tòa án quận Westchester. Mọi lời khai, bằng chứng, suy đoán đều được bồi thẩm đoàn xem xét kỹ lưỡng. 12 ngày sau khi đưa ra tuyên bố trên, bồi thẩm đoàn đã tuyên bố đây là một phiên xử sai.
Tuy nhiên, vào tháng 1/1992, phiên tòa xét xử Carolyn lần 2 bắt đầu. Lần này, bồi thẩm đoàn đã chú ý đến chiếc găng tay đẫm máu gần thi thể nạn nhân. Nó được phát hiện trong một bức ảnh chụp hiện trường và được xác định là của hung thủ. Chiếc găng tay thuộc về Carolyn Warmus.
Phiên tòa lần 2 diễn ra trong 6 ngày, cuối cùng bồi thẩm đoàn kết luận Carolyn phạm tội giết người. Tuyên bố được đưa ra ngày 26/5/1992.
Tại buổi tuyên án vào tháng 6/1992, Carolyn vừa khóc vừa nói trong phòng xử: “Tôi chỉ có thể xin sự khoan hồng vì tôi vô tội. Nếu tôi phạm bất cứ tội danh gì thì chỉ đơn giản là tôi ngu ngốc tin vào những lời nói dối, lời hứa mà Paul Solomon đã đưa ra cho mình”.
Tuy nhiên, thẩm phán đã không cho Carolyn sự khoan hồng như nhiều người mong đợi. Thay vào đó, thẩm phán nói rằng cô ta đã “thực hiện một hành động ghê tởm, vụ giết người cực đoan, bất hợp pháp và dã man nhất”. Carolyn Warmus, kẻ sát nhân thực sự, đã phải đối mặt với mức án tối thiểu là 15 năm. Nhưng cuối cùng, thẩm phán đã kết mức án cao nhất là 25 năm tù giam. Carolyn đủ điều kiện ân xá vào năm 2017.
Vào năm 2019, Carolyn đã được ân xá sau 27 năm ngồi tù. Cho đến tháng 5 năm nay, các công tố viên New York đã đồng ý xét nghiệm ADN bằng chứng mà phiên tòa năm 1992 đã dùng để kết tội bà ta. Dù đã thi hành án xong nhưng Carolyn luôn một mực khẳng định mình vô tội. Đến nay, bà tin rằng kết quả xét nghiệm tinh dịch, máu và chiếc găng tay từ hiện trường sẽ minh oan được cho mình.
Một bằng chứng quan trọng cần được xét nghiệm là chiếc găng tay mà các công tố viên cho rằng Carolyn đã bỏ lại nhà nạn nhân vào thời điểm giết người. Tinh dịch được thu hồi từ người nạn nhân và máu được tìm thấy trong túi xách của Paul cũng sẽ được xét nghiệm. Carolyn đã đánh mất tuổi thanh xuân vì mối tình vụng trộm sai trái, vậy bà ấy có thực sự oan uổng như những gì mình nói hay không? Tất cả sẽ có câu trả lời sau khi nhà chức trách làm sáng tỏ những bằng chứng kể trên.
Đi chơi, bé 6 tuổi khai quật hóa thạch 'quái thú' kỷ băng hà
Một cậu bé 6 tuổi ở bang Michigan (Mỹ) đã vô tình đạp phải' "vật lạ" khi đi chơi cùng gia đình ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đồi khủng long Rochester Hills. Mẩu hóa thạch thuộc về một "quái thú" ít nhất 11.000 năm tuổi.
Theo CNN, gia đình cậu bé tên Julian Gagnon đã gửi hóa thạch đến Đại học Michigan để phân tích. Mẫu vật to bằng bàn tay người lớn đã được xác định là một chiếc răng khổng lồ của mastodon (voi răng mấu).
Bé Julian Gagnon và hóa thạch do chính em khai quật - Ảnh: CNN
Mastodon là "quái thú" thuộc chi tuyệt chủng Mammut, họ Mammutidae, từng hiện diện trên khắp nước Mỹ và nhiều vùng trên thế giới suốt kỷ băng hà. Sinh vật này có thể dài trên 3 mét, nặng 8 tấn trở lên.
Cận cảnh hóa thạch chiếc răng mastodon - Ảnh: DAILY MAIL
Nói với kênh MDIV , tiến sĩ Abigail Drake, chuyên viên từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Đại học Michigan, cho biết hóa thạch voi răng mấu là rất hiếm gặp. Sinh vật này đã tuyệt chủng khắp thế giới 11.000 năm trước và phần lớn hóa thạch của chúng đã bị thiên nhiên và các hoạt động của con người qua nhiều thời kỳ làm biến mất.
Mẩu hóa thạch chưa được xác định niên đại chính xác, nhưng tất nhiên nó phải có độ tuổi tối thiểu là 11.000 năm, và có thể là cổ xưa hơn rất nhiều.
Theo Daily Mail, "quái thú" mastodon trước đây được cho là sinh vật của Bắc Cực và vùng cận Bắc Cực, nhưng chính một số mẩu hóa thạch tương tự đã chứng minh chúng đã tìm đến thích nghi cả với những khu vực ấm hơn đáng kể, có nhiều nước và lá cây làm thức ăn.
Voi răng mấu - Ảnh đồ họa từ H.Harder
Tuy nhiên sự ấm lên toàn cầu đã khiến các khu vực đó trở nên nóng nực, góp phần vào sự "sụp đổ dân số" của loài quái thú to lớn này, bởi chúng vẫn cần môi trường đủ lạnh ở một mức độ nào đó.
Giai đoạn cuối kỷ băng hà, mastodon bị địa hình Trái Đất giam hãm ở vùng phía Nam của vùng băng giá địa cực, vô tình đụng độ với những con người đầu tiên khai phá bắc Mỹ, bị săn bắt quá mức và rồi tuyệt chủng.
Người đàn ông bị bắt vì lái xe xuống đường ray ở Anh Cảnh sát công bố video cho thấy người đàn ông tên Aaron O'Halloran điều khiển ôtô trên đường ray gần ga xe lửa Duddeston ở thành phố Birmingham, Anh quốc.