Vùng tìm kiếm chiếc MH370 rất hoang vu, khắc nghiệt
Cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích đang diễn ra tại một trong những nơi khắc nghiệt và hoang vu nhất thế giới ở phía nam Ấn Độ Dương, gần Nam Cực, theo AFP ngày 21.3.
Phi hành đoàn trên chiếc máy bay trinh sát P-3C Orion của Không lực Hoàng gia Úc đang tìm kiếm hai vật thể tình nghi là mảnh vỡ máy bay mất tích tại vùng biển nam Ấn Độ Dương – Ảnh: Reuters
Hiện nhóm tìm kiếm do Úc dẫn đầu đang tập trung rà soát vùng biển nằm cách thành phố cảng Perth, Úc, 2.500 km về phía tây nam. Khu vực này lộng gió, có sóng lớn và ít tàu thuyền qua lại, theo AFP.
“Điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, một khi bạn đến đó rồi, bạn sẽ thấy ảnh hưởng rõ ràng của Nam Cực đến vùng biển này”, ông Erik van Sebille, một nhà hải dương học tại Trường đại học New South Wales (Úc), cho hay.
Từng đến khu vực này để nghiên cứu vào tháng 12.2013, ông Van Sebille cho biết ngay cả trong điều kiện thời tiết ôn hòa, vùng biển thuộc nam Ấn Độ Dương cũng là một thách thức cho thuyền bè đến đây.
Và với việc mùa thu tại nam bán cầu đang đến gần, thời tiết tại vùng biển này sắp trở nên tồi tệ hơn, nhà hải dương học cho biết.
Video đang HOT
“Đây không phải là nơi bạn muốn ở lâu dài, chẳng hạn như việc lưu lại một tuần để tìm một chiếc máy bay”, ông này nói với AFP.
“Đây là khu vực rất hoang vu, nên nếu có mảnh vỡ, nhiều khả năng đây là mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích hoặc của tàu thuyền bị đắm dưới biển trồi lên mặt nước, vì không có nhiều tàu thuyền qua lại nơi đó”, chuyên gia hải dương học Van Sebille nói.
Ông Nathan Bindoff, giáo sư vật lý hải dương học tại Trường đại học Tasmania (Úc), cũng có chung nhận định: “Khu vực nam Ấn Độ Dương là một vùng có gió mạnh và sóng lớn. Đây là khu vực đại dương lộng gió nhất ở nam bán cầu”.
Còn ông Tim Huxley, Tổng giám đốc công ty vận tải hàng hải Wah Kwong tại Hồng Kông, thì cho biết “đó là một nơi rất, rất hẻo lánh, hoang vu”.
Hoàng Uy
Theo TNO
Máy bay Malaysia mất tích: Úc nói vật thể lạ dài đến 24m
Trong cuộc họp báo về 2 vật thể tình nghi là của máy bay mất tích đươc phát hiện ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương ngày 20.3, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) cho biết vật thể dài nhất có chiều dài lên đến 24m.
Sơ đồ cho thấy hai hành lang tình nghi máy bay mất tích đã bay đến, sau khi băng qua bán đảo Malaysia - Đồ họa: Toby Quốc
Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh của các vật thể này "không rõ ràng lắm" và hiện Úc đã phái 4 máy bay đến vị trí vệ tinh phát hiện ra vật thể, hãng tin NBC News dẫn một quan chức AMSA cho biết.
Mặc dù thận trọng cho biết việc định vị 2 vật thể này sẽ cực kỳ khó khăn và có thể chúng không phải là mảnh vỡ của chiếc MH370, nhưng ông này cũng nói rằng độ dài của vật thể khiến cho các chuyên gia nhận định cần phải tập trung vào khu vực vật thể được phát hiện.
Ảnh vệ tinh vật thể nghi của máy bay mất tích - Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc
"Đây là manh mối, có lẽ là manh mối tốt nhất mà chúng tôi hiện có", quan chức AMSA nói.
Được biết, 2 vật thể nói trên được vệ tinh phát hiện ở vị trí nằm cách bờ biển thành phố Perth, thuộc bang Tây Úc, 2.500 km về hướng tây nam.
Tờ The Sydney Morning Herald dẫn lời các quan chức Úc cho biết máy bay trinh sát của Không quân New Zealand và một chiếc máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ cũng đã bay đến khu vực có vật thể lạ.
Hải quân Malaysia cũng đã điều động 6 tàu với 3 trực thăng đến vùng biển phía nam Ấn Độ Dương để tham gia tìm kiếm 2 vật thể tình nghi, theo CNN.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 19.3 nói chính quyền Trung Quốc quan tâm sâu sát đến công tác tìm kiếm hai vật thể nghi là của máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines, theo đài SBS (Úc). Ông Hồng kỳ vọng tàu và máy bay Úc có thể xác định được liệu rằng hai vật thể này có phải là của máy bay mất tích hay không.
Theo TNO
Máy bay Malaysia mất tích: Mưa, mây mù cản trở tìm kiếm ở Ấn Độ Dương Phi hành đoàn trên chiếc máy bay trinh sát của Không quân Úc được cử đi tìm 2 vật thể tình nghi là mảnh vỡ máy bay MH370 ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương gặp khó khăn vì mây mù và mưa hạn chế tầm nhìn, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) ngày 20.3 cho biết. Ảnh vệ tinh...