Vùng Tây Bắc: Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã cần gắn với du lịch
Đó là khuyến nghị, đề xuất của nhiều đại biểu tại Hội thảo “Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn vùng Tây Bắc – Tiềm năng, thách thức và giải pháp”. Hội thảo do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Viện Kinh tế Nông nghiệp hữu cơ tổ chức ngày 6/9 tại TP. Sơn La.
Dự và phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc Hội – Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) luôn có một vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước và trong đường nối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước. Điều này đã được khẳng định trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị; được cụ thể hóa tại Luật Hợp tác xã năm 2012 và các Nghị quyết của Quốc hội liên quan.
Hiện nay, cả nước đã có 21.212 Hợp tác xã, 94.270 tổ hợp tác và 61 liên hiệp Hợp tác xã; các HTX đã có 6,6 triệu thành viên và gần 27 triệu người lao động tham gia; tổng tài sản là trên 80.000 tỷ đồng và có 45,3% số HTX hoạt động có hiệu quả. Điều này, chứng tỏ sức sống của kinh tế hợp tác, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và khẳng định vai trò của khu vực này trong nền kinh tế.
Hội thảo “Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn vùng Tây Bắc, nhằm tìm hướng đi mới và đầu ra tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Theo Phó Chủ tịch Quốc Hội – Phùng Quốc Hiển, cùng với cả nước, kinh tế hợp tác, HTX ở vùng Tây Bắc có những bước phát triển khá tích cực, toàn diện trên các mặt; thậm trí có mặt nổi trội và cao hơn một số vùng khác. Đến nay, toàn vùng đã có 2.462 HTX với 272.000 thành viên, vốn góp đạt 1.500 tỷ đồng, doanh thu đạt 3.200 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân người lao động gần 3 triệu đồng/người/tháng. Đây là một kết quả khá tốt, góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi Tây Bắc, xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, kinh tế hợp tác, HTX, trong thời gian qua vẫn còn những thách thức, khó khăn, hạn chế; thậm chí yếu kém, tụt hậu, nhất là ở các tỉnh vùng Tây Bắc.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn Tây Bắc. Vùng Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại; đồng thời có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành kinh tế đa dạng, có hiệu quả, gắn với chuỗi giá trị ở trong nước và khu vực. Tây Bắc chiếm 35% diện tích tự nhiên của cả nước, có quỹ đất rất lớn cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là một trong những nguồn lực quan trọng, thuận lợi cho huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp đến đầu tư và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm với người tiêu dùng.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc Hội – Phùng Quốc Hiển phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam khẳng định tại hội thảo: “Nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác, HTX trong phát triển kinh tế – xã hội được nâng lên, việc chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đạt kết quả cao. Cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm phát triển kinh tế hợp tác, HTX, chú trọng tổ chức sản xuất, khuyến khích liên kết, hình thành các HTX. Liên minh HTX các tỉnh chủ động tư vấn, hỗ trợ, củng cố, xây dựng mô hình HTX kiểu mới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX đã thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Thời gian qua, nhiều HTX trên địa bàn Sơn La đã có bước phát triển đột phá đem lại lợi nhuận và năng xuất cao trong sản xuất trồng trọt, tiêu biểu như HTX dâu tây ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.
Tỉnh Sơn La được đánh giá cao việc hoạt động có hiệu quả của các HTX. Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La cho biết: “Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã tổ chức các đoàn công tác để chủ động tìm kiếm thị trường, xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Nhiều hợp tác xã đã liên kết với nhau trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để có quy mô lớn và sức lan tỏa rộng, làm ăn thật sự có hiệu quả.
Đến nay, tỉnh Sơn La đã có 514 HTX và 4 Liên hiệp HTX hoạt động theo luật HTX năm 2012; đã hình thành 57 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định; 11 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mô hình HTX, liên hiệp HTX có hiệu quả để nhân rộng. Tỉnh tập trung hỗ trợ khâu tiêu thụ, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; ứng dụng công nghệ cao; liên kết thành chuỗi xuất khẩu nông sản thực phẩm hữu cơ…”
Hội thảo lần này quy tụ đại diện liên minh HTX nhiều địa phương trong cả nước về tham dự tại Sơn La.
Để phát triển tốt kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn vùng Tây Bắc, các ý kiến tham luận tại hội thảo tập trung vào các vấn đề: Đẩy mạnh xây dựng mô hình chuỗi giá trị nông sản đặc sản theo hướng kết hợp giữa phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và tạo thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Tạo dựng vai trò trung gian của các HTX nông nghiệp trong việc thúc đẩy nông dân hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, phát triển du lịch trên địa bàn. Các tỉnh vùng Tây Bắc cần thực hiện tốt công tác tái cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, qua đó khắc phục tình trạng sản xuất hàng nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều…
Theo Danviet
5.000 tỷ đồng xây nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận được xây dựng trên vùng diện tích rộng 300ha có tổng công suất 204MW. Đây là dự án tích hợp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, nhằm khai thác lợi thế về nắng và gió của tỉnh Ninh Thuận.
Dự án có tổng công suất 204MW, được xây dựng trên vùng diện tích gần 300ha với kinh phí gần 5.000 tỷ đồng. Đây là dự án tích hợp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2019, đóng góp khoảng 450 triệu Kwh điện hòa lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam được khởi công xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lương Xuân Vĩnh cho biết với lợi thế về tốc độ gió, số giờ nắng và độ bức xạ, tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ tạo điều kiện phát triển năng lượng tái tạo. Do đó, tỉnh Ninh Thuận tích cực quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư dự án năng lượng tái tạo.
Theo ông Vĩnh, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận với đặc trưng nắng và gió, là yếu tố tự nhiên đặc biệt để khai thác, phát triển các dự án năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời.
Theo quy hoạch năng lượng tái tạo 2020 và tầm nhìn 2030, tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam, phát triển trên 2.000MW điện mặt trời.
Hiện, tỉnh Ninh Thuận quy hoạch 27 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng công suất 1.600MW. Trong đó, 11 dự án đã triển khai tổng công suất khoảng 800MW và dự án điện mặt trời khởi công hôm nay là dự án thứ 12.
Theo ông Vĩnh, ngoài việc đóng góp nguồn điện cho điện lưới quốc gia thì dự án nhà máy điện mặt trời cũng góp phần ổn định kinh tế địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Do đó, ông đề nghị chủ đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành phối hợp và tạo điều kiện để dự án sớm hoàn thành, đưa vào khai thác.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu tỉnh Ninh Thuận tiếp tục thu hút đầu tư để phát huy tiềm năng địa phương, sớm trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Quốc Anh
Theo Dantri
Quốc hội lập đoàn giám sát về đất đai đô thị và phòng cháy chữa cháy Sáng nay (15/6) Quốc hội đã thông qua chương trình giám sát năm 2019 và nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018". Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng...