Vũng Tàu truy tìm khẩn cấp thiết bị phóng xạ thất lạc
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sáng 6/4 phải tổ chức cuộc họp khẩn với các ban ngành sau khi nhận thông tin Nha may thep Pomina 3 bị thât lac nguôn phong xa.
Theo Pomina 3 (KCN Phu My I, huyên Tân Thanh), nha may co năm nguôn phong xa lăp đăt trên dây chuyên san xuât. Khoảng giưa thang 3, khi ban giao tai san do thay đôi nhân sư phu trach an toan bưc xa, nhà máy phat hiên môt nguôn phong xa dung đê đo mưc thep Co-60 (nguôn phong xa thuôc nhom 4) bi thât lac.
Nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai
Trong cuộc họp sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Thanh Dũng chỉ đạo bằng mọi giá phải tìm được nguồn phóng xạ bị thất lạc trong thời gian sớm nhất. “Người nào có thông tin về nguồn phóng xạ sẽ được thưởng”, ông Dũng nói và yêu cầu mọi hình ảnh về nguồn phóng xạ phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong nhà máy và đến với người dân, nhất là các vựa ve chai quanh huyện Tân Thành để cùng tìm kiếm.
Cục trưởng An toàn bức xạ và hạt nhân Vương Hữu Tấn cùng các cơ quan chức năng, trong đó có Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đang có mặt tại Nhà máy Pomina 3 để ghi nhận hiện trường, chỉ đạo công tác tìm kiếm.
Theo Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nguồn phóng xạ Co-60 sử dụng để đo mực thép lỏng trên dây chuyền sản xuất phôi thép. Nguồn phóng xạ có hoạt độ hiện tại khoảng 2,33mCi. Ở khoảng cách 10 cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu xạ là 2,5mSv/h, trong khi mức cho phép đối với người bình thường trong một năm chỉ là 1mSv.
“Nguồn phóng xạ có thể gây ra tác hại cho sức khỏe của con người khi tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, việc tìm kiếm và thu hồi nguồn phóng xạ này là vô cùng cấp bách”, Sở Khoa học nêu và kêu gọi mọi người nếu biết vị trí thiết bị này báo gấp cho Sở theo số điện thoại 0643.858298 hoặc liên hệ trực tiếp đến ông Đỗ Vũ Khoa – Phó trưởng phòng Sở Khoa học và Công nghệ:0909262464.
Video đang HOT
Thiết bị dò tìm nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai.
Trước đó, ngày 18/9/2014, một công ty tại TP HCM cũng bị trộm thiết bị chụp ảnh NDT. Thiết bị này có chức năng chụp ảnh xuyên thấu (NTD) chứa nhiều chất phóng xạ, trong đó nguy hiểm nhất là chất Iridium 192, có thể khiến người nhiễm bị bỏng, nhiễm độc phóng xạ và chết. TP HCM đã tung lực lượng truy tìm và thu hồi được thiết bị trong căn phòng trọ của nghi can trộm cắp.
Xuân Mai – Trung Sơn
Theo VNE
Học sinh lớp 12 sáng chế thiết bị 'Bạn đã ngồi sai tư thế'
Duy Tâm đã sáng chế thành công thiết bị cảnh báo những khuyết tật học đường này, đồng thời tích hợp thêm một số tính năng hỗ trợ học tập.
Thấy nhiều bạn bè vì ngồi sai tư thế trong khi học tập nên bị vẹo cột sống, cận thị, Tâm đã sáng chế thành công thiết bị cảnh báo những khuyết tật học đường này, đồng thời tích hợp thêm một số tính năng hỗ trợ học tập.
Nguyễn Duy Tâm (học sinh lớp 12TL1, trường THPT Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã đặt tên cho sáng chế của mình là "Thiết bị đa năng chống khuyết tật học đường và hỗ trợ học tập".
Cảnh báo thế ngồi
Đó là thiết bị hình hộp chữ nhật bằng nhựa, lớn hơn chiếc hộp đựng bút, thước kẻ của học sinh một chút, có hai "con mắt" cảm ứng được kéo nhô lên ở giữa chiếc hộp để quan sát "thân chủ" và dẫn tín hiệu về bộ vi xử lý Arduino nhằm điều khiển toàn bộ thiết bị.
Nguyễn Duy Tâm bên thiết bị đa năng chống khuyết tật học đường.
Bên phải chiếc hộp có một màn hình LCD để hiện menu và các thông số, còn phần phía trước, gần với đáy hộp, là một dãy các bóng đèn LED nhỏ hơn chiếc cúc áo. Thiết bị này được dùng chung với một thiết bị tương tác khác cũng dạng hình hộp, kích thước cỡ bàn tay người lớn, có chức năng phát ra âm thanh, kết nối với đèn bàn.
Theo Tâm, chức năng chính của sản phẩm là phát hiện và cảnh báo các khuyết tật học đường. Nó tự động phát hiện, cảnh báo học sinh ngồi sai tư thế, giúp hạn chế các bệnh ly về mắt và cột sống.
"Thiết bị đo được khoảng cách từ mắt đến bàn học cho phép trong khoảng 30-70 cm (tùy chiều cao của học sinh). Nếu người sử dụng khom lưng, mắt đặt sát vở, nghĩa là sai tư thế, thì ngay lập tức nguồn sáng trắng từ hệ thống đèn LED sẽ chuyển sang màu đỏ chiếu vào vở, đồng thời phát ra âm thanh cảnh báo liên tục, buộc chúng ngồi thẳng đúng tư thế cho phép" - Tâm vừa "thị phạm" vừa giải thích.
Thiết bị này có thể hoạt động tương tác với sản phẩm khác. Khi học sinh ngồi vào bàn, kết nối đèn với thiết bị tương tác. Nếu ngồi đúng tư thế, đèn bàn sẽ sáng, nếu sai đèn tắt và hệ thống phát ra âm thanh: "Bạn đã ngồi sai tư thế". Bên cạnh đó, nó còn "nhắc" giúp học sinh cần nghỉ ngơi vài phút để bớt căng thẳng đầu óc, để thị giác thư giãn sau mỗi 45 phút hoạt động.
Sản phẩm còn có chức năng tiết kiệm năng lượng: khi học sinh rời khỏi bàn học mà quên tắt đèn thì hệ thống sẽ đếm trong 6 giây và tự động tắt đèn bàn, nếu học sinh quay lại bàn thì đèn tự động bật sáng ngay.
Là chiếc đồng hồ luyện thi
Ngoài bốn chức năng chính trên, sáng tạo của Nguyễn Duy Tâm còn có bốn chức năng hỗ trợ gọi là "thước kẻ thông minh". Chiếc hộp của Tâm có thể thông tin chính xác về thông số môi trường như ánh sáng, độ ẩm, CO2. Đây cũng là "chiếc đồng hồ luyện thi" để học sinh tự cài đặt thời gian 15, 45 phút nhằm thực hành phân phối thời gian làm bài kiểm tra; là thước đo góc chuẩn xác và đo những vật kích thước to lớn, ở xa theo thuật toán hình học phẳng, hình học không gian.
Tâm kể, em sáng chế món đồ này vì thấy nhiều bạn bè bị cận thị, vẹo cột sống trong quá trình học tập nhưng không được cảnh báo để chỉnh sửa, giảm thiểu các khuyết tật trên.
"Ý tưởng thì có từ khi học lớp 9, nhưng em thực hiện từ giữa năm 2014" - Tâm cho hay. Vốn là học sinh ở huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên), năm 2014 Tâm tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông toàn quốc nhưng không đoạt giải chính thức.
Tại hội thi ấy, Tâm quen với Ngô Huỳnh Ngọc Khánh (học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, đoạt giải nhất quốc gia hội thi năm 2014 với sáng chế "Robot đa năng"). Tâm đã xin cha mẹ (làm nông dân ở Sông Hinh) chuyển đến Trường THPT Nguyễn Huệ ở TP Tuy Hòa để học tập nhằm được Khánh hướng dẫn về lập trình máy tính.
Từ tháng 5/2014, Tâm cặm cụi nghiên cứu, lập trình, cưa cắt, hàn tiện, lắp ráp... để tháng 1/2015, sản phẩm hoàn thành giai đoạn một và đoạt giải nhất Hội thi sáng tạo KHCN học sinh phổ thông tỉnh Phú Yên. Mới đây, sản phẩm này đã được trao giải nhì toàn cuộc Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông toàn quốc năm 2015.
Với kết quả này, Tâm đủ điều kiện được tuyển thẳng vào ĐH. "Đã có hai trường ĐH liên lạc đề nghị em về học, nhưng có lẽ em sẽ chọn vào lớp sinh viên tài năng của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP HCM) hoặc ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM" - Tâm cho biệt.
Theo Duy Thanh/Báo Tuổi trẻ
LG khai trương nhà máy 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng Tổ hợp công nghệ LG - Hải Phòng sẽ là nơi sản xuất, lắp ráp các dòng TV, điện thoại, sản phẩm gia dụng và thiết bị cho xe hơi, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Được xây dựng trên tổng diện tích 800.000 m2 tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng, tổ hợp công nghệ mới khai trương...