Vũng Tàu đình chỉ lãnh đạo phường, xã quản lý không hiệu quả
Kể từ ngày 1-8, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, phường tại TP Vũng Tàu phải chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBND trong trường hợp quản lý địa bàn không hiệu quả.
Ngày 25-7, ông Trần Ngọc Hà, trưởng ban Tuyên giáo thành ủy TP Vũng Tàu cho biết, Ban chấp hành đảng bộ TP này vừa chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực quản lý, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị và môi trường.
Theo đó, kể từ ngày 1-8, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, phường phải chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBND trong trường hợp quản lý địa bàn không hiệu quả.
Cụ thể, nếu xảy ra lần đầu sẽ bị nhắc nhở, lần thứ hai sẽ kiểm điểm trách nhiệm và lần thứ ba sẽ phải nhận hình thức đình chỉ chức vụ, đình chỉ công tác.
Với những việc vượt thẩm quyền, lãnh đạo phường, xã phải chủ động báo cáo lên trên.
Ngoài ra, Ban chấp hành đảng bộ TP Vũng Tàu cũng chỉ đạo đảng ủy, chính quyền xã, phường kiên quyết giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền phát sinh tại địa bàn, làm hết trách nhiệm, tránh tư tưởng “dễ làm khó bỏ”…
Do quản lý địa bàn không hiệu quả, để xảy ra xây dựng trái phép, tại kỳ họp HĐND phường 11, TP Vũng Tàu vừa diễn ra, ông Đỗ Mạnh Lực, phó chủ tịch UBND phường 11, đã không được giới thiệu vào cơ quan dân cử của địa phương.
Hiện ông Lực không còn giữ chức phó chủ tịch UBND phường 11, TP Vũng Tàu.
Theo Tuổi Trẻ
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội
Việc cấp giấy xác nhận nghỉ ốm để làm căn cứ hưởng chế độ BHXH chỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Hỏi: Tôi khám bệnh tại một bệnh viện cấp quận ở TP. Hồ Chí Minh, được bác sĩ cấp giấy cho nghỉ 5 ngày hưởng BHXH. Sau đó, tôi về nhà dưỡng bệnh và tái khám ở bệnh viện tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Sau khi khám tôi mới trình thẻ BHYT và xin nghỉ hưởng BHXH thêm một số ngày vì chưa hết bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ không cấp giấy nghỉ ốm với lý do tôi khám trái tuyến và không xuất trình thẻ BHYT từ khi làm thủ tục. Vậy tôi xin hỏi, bác sĩ giải quyết như vậy có đúng luật không?
Thủ tục hương chê đô ôm đau cua bảo hiểm xã hội
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Việc bác sĩ tại bệnh viện tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không cấp giấy nghỉ ốm được hưởng BHXH cho người bệnh vì khám trái tuyến và không xuất trình thẻ BHYT ngay khi làm thủ tục nhập thông tin là không có cơ sở. Lý do, việc cấp giấy xác nhận nghỉ ốm để làm căn cứ hưởng chế độ BHXH chỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh không liên quan đến việc người bệnh có thẻ BHYT hay không.
Video đang HOT
Theo hướng dẫn ghi thông tin trên giấy nghỉ ốm được hưởng chế độ BHXH, tại dòng 2 mẫu C65-HD1; C65-HD2 đã hướng dẫn rõ là chỉ ghi số thẻ BHYT của người bệnh, nếu người bệnh không trình thẻ BHYT hoặc chưa được cấp thẻ BHYT thì ghi rõ là "không trình thẻ BHYT" hoặc "chưa được cấp thẻ BHYT".
Chế độ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật BHXH được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của người lao động.
2. Việc xác định người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên để tính thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động bị ốm đau, tai nạn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
c) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật BHXH .
Mức hưởng chế độ ốm đau:
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH được tính như sau:
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật BHXH được tính như sau:
Trong đó:
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
- Bằng 65% nếu người lao động đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng BHXHi từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu người lao động đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
3. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
6. Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau:
1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật BHXH.
2. Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
3. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vũng Tàu sẽ thôi việc chủ tịch phường để xảy ra 'chặt chém' Bí thư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, nếu để xảy ra tình trạng "chặt chém" khách du lịch, chủ tịch phường phải viết kiểm điểm, thậm chí bị nghỉ việc. Chiều 18/5, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các sở, ban, ngành khảo sát bãi biển Vũng Tàu sau gần một tháng...