Vùng quê xôn xao với mánh lới lừa trúng thưởng mới
Thời gian gần đây, nhiều người tự nhận mình là nhân viên ngân hàng, gọi điện thoại vào các số thuê bao di động để thông báo trúng thưởng lớn. Không ít người đã mất tiền với bọn lừa đảo này.
Bỗng dưng trúng thưởng 250 triệu đồng
Đang gặt lúa dưới ruộng giữa trời nắng oi ả, chị Nguyễn Thị Th. xã Nhân Thành, huyện Yên Thành – Nghệ An được một thuê bao di động Viettel gọi đến thông báo: “ Số thuê bao của chị đang dùng được trúng thưởng trị giá 250 triệu đồng”. Chị Th. mừng thầm, 250 triệu đồng là niềm mơ ước cả một đời đối với người nông dân chân lấm tay bùn. Chị mừng khôn xiết, quên hết cái mệt, cái nắng nghiệt ngã.
Ảnh minh họa
Chị Th. nhanh nhảu khoe với. PV: “Tôi vừa được thông báo là trúng thưởng trị giá 250 triệu đồng, trong đó 200 triệu đồng là tiền mặt, và một chiếc xe máy tay ga trị giá 45 triệu”. Chị kể tiếp: “Người đầu dây bên kia gọi đến thông báo cho chị là một nữ nói giọng Bắc và giới thiệu là nhân viên ngân hàng Vietcombank. Chị ta thông báo cho chị được giải thưởng do mạng di động Viettel tổ chức chương trình quay số trúng thưởng cho các thuê bao di động Viettel”.
Chị Th suy ngẫm một lúc và hỏi nhân viên đầu dây bên kia: “Đây là số Viettel, số thuê bao di động bình thường chứ không phải là số của tổng đài? Nhân viên kia trả lời lại: “Em là nhân viên được phân công thông báo trúng thưởng cho chị ở ngân hàng”. Nhân viên đó tiếp lời rất nhanh: “Nếu chị muốn ở hữu thì đọc số chứng minh nhân dân và địa chỉ của chị, sáng mai 10h Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) sẽ về tận nhà ghi hình chị nhận giải thưởng”.
Cô này yêu cầu chị mua ba cái thẻ điện thoại, mỗi cái trị giá 300 nghìn đồng và đọc mã số thẻ. Trong lúc đi mua thẻ chị không được tắt máy và phải bí mật, không được tiết lộ cho ai biết. Chị Th. thắc mắc sao phải làm như vậy thì được nhân viên giải thích: “Trong lúc tắt máy hacker sẽ chặn thuê bao của chị. Và chị thông báo đến mọi người thì bọn côn đồ sẽ biết chị nhận được nhiều tiền, tính mạng chị sẽ bị nguy hiểm”.
Nhân viên đấy nói đến đây chị Th. đoán là trò lừa đảo nên cố tình giả vờ rằng: “Chị ở vùng sâu, vùng xa. Nếu chị đi mua thẻ điện thoại phải lên thị trấn khoảng 7h tối mới tới nơi”. Khi được nghe chị Th. nói 7h tối mới mua được nhân viên kia còn tiếp lời: “Chị mua nhanh em còn làm thủ tục kịp cho sáng mai công ty Viettel và Đài THVN đi máy bay về trao giải thưởng. Chị cố gắng tìm cửa hàng nhỏ mua thẻ cũng được!”.
Video đang HOT
Chị Th. lại nảy ý định thử nhân viên kia: “Vì chị đang đi làm đồng, giờ lên thị trấn mệt lắm em à. Nếu em giúp chị bỏ tiền làm thủ tục đó, chị biếu em 45 triệu đồng, được 200 triệu đồng chị cũng vui sướng lắm rồi”. Sự đối đáp của nhân viên kia cũng rất bài bản: “Chị ơi! Em chỉ là nhân viên làm theo chỉ đạo của công ty, em không được phép lấy quà của khách”. Chị Th. tiếp lời: “Vậy em chờ chị đi mua thẻ rồi chị gọi lại cho em”. Nhân viên này vẫn bảo chị trong lúc đi mua thẻ chị không nên tắt máy.
Khi biết không thể lừa được, cô gái tự nhận là nhân viên ngân hàng vội tắt điện thoại. Được biết, xã chị Th. đã có nhiều trường hợp bị lừa đảo theo hình thức kể trên.
Viettel không có chương trình quay số trúng thưởng Theo tin tức của tổng đài Viettel: “Hiện nay mạng Viettel không có chương trình quay số trúng thưởng cho các thuê bao di động mạng Viettel. Một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng uy tín của Viettel để lừa đảo. Nếu ai đã bị lừa và đã cung cấp cho chúng mã số thẻ cào điện thoại nên khai báo với cơ quan công an nơi mình ở”.
Muốn nhận giải, phải đóng 5 triệu đồng
Vài tiếng sau tôi lại được cô em họ tên H. ở xã Đồng Thành – Yên Thành – Nghệ An gọi điện báo: “Chị ơi! Em vừa được một người gọi điện đến xưng là nhân viên của Viettel. Họ bảo số thuê bao của em được trúng thưởng 300 triệu đồng và một năm uống sữa Vinamilk miễn phí. Để nhận giải thưởng này em phải làm thủ tục mất 5 triệu đồng. Họ hướng dẫn em phải mua thẻ điện thoại có giá trị cộng lại bằng năm triệu, cào và đọc mã thẻ cho họ. Ngày mai Đài THVN sẽ về quay và trao giải thưởng cho em. Họ nói rằng trong thời gian đi mua thẻ em không nên tắt máy và cũng không được nói cho ai biết, phải bí mật”.
H. bảo không có tiền, thì nhân viên kia bảo không có 5 triệu thì 1 triệu cũng được. H. tiếp tục bảo không có, nhân viên kia vẫn kì kèo rằng “100 nghìn cũng được”. Không được 100 nghìn, người kia giảm xuống, bảo “cào thẻ 20 nghìn cũng được”.
Theo tìm hiểu của PV, không chỉ nhiều xã, huyện ở Nghệ An mà người dân nhiều tỉnh khác như Nam Định, Thái Bình, Hà Nội đã bị lừa với chiêu trò trên.
Theo Nguoiduatin
Đòi cưới vợ không được, con tưới xăng đốt cha?
Con cái ngỗ ngược, sao nó không đốt cho tui chết luôn cho rồi", ông Bời buồn bã nói
Ngày 10/6, tại BVĐK Nguyễn Đình Chiểu, ông Võ Văn Bời (75 tuổi, ngụ xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) thều thào kể chuyện bị chính con ruột Võ Công Vứt (38 tuổi) tưới xăng đốt.
Ông Bời kể sự việc xảy ra vào trưa 8/6. Hôm đó gia đình con trai thứ 6 của ông làm tiệc. Đa số người trong gia đình đến dự. Vứt cũng đi và trở về khi trong người có rượu. Lúc đó ông Bời đang nằm trên võng. Bất ngờ Vứt dùng xăng hất vào người ông rồi quẹt que diêm quăng vào với ý định đốt cha ruột. Thấy vậy ông Bời liền bỏ chạy tuy nhiên vẫn bị lửa bén lên người.
Trong lúc gia đình dập lửa cho ông Bời thì Vứt uống thuốc sâu tự tử.
"Con cái ngỗ ngược, sao nó không đốt cho tui chết luôn cho rồi", ông Bời buồn bã nói.
Chị Võ Thị Nhứt, con gái thứ ba của ông Bời, cho biết hai cha con thường mâu thuẫn trong lời ăn, tiếng nói. Trước đó nhiều lần Vứt đòi cưới vợ nhưng ông Bời không đồng ý. Hiện tại Vứt vẫn chưa lấy được vợ và thường xuyên nhậu nhẹt. Ngoài ra, Vứt nhiều lần yêu cầu ông chia đất cho anh làm ăn và cũng không được ông Bời đồng ý.
Ông Võ Văn Bời điều trị bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu
Ba ngày trước khi sự việc xảy ra, Vứt mất chìa khóa xe máy. Nghĩ là do ông Bời giấu nên hai cha con tiếp tục có lời qua tiếng lại.
"Tui cũng có khuyên cha nên trả chìa khóa cho thằng Vứt. Tui biết cha giấu chìa khóa để nó khỏi đi chơi. Tui năn nỉ cha trả để êm nhà êm cửa vì không có chìa khóa Vứt vẫn chạy được xe. Tính đâu chuyện không có gì ai dè lại xảy ra bi kịch đến như vầy. Từ hôm bữa đến giờ thấy cha buồn lắm mà cả gia đình tui cũng não nề", chị Nhứt chia sẻ.
Theo giám định của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu ông Bời bị phỏng với tỉ lệ 50%. Trên người ông ngoài phần mặt bị bỏng khá nặng, tóc bị cháy sém, trên tay và chân cũng có những vết bỏng dài.
Hiện tại Vứt đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Giồng Trôm. Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.Còn nhớ, cách đây 1 năm, vào khoảng 20h ngày 18/6/2013 tại số nhà D4/20 đường Nguyễn Thị Tú, thuộc ấp 4 xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM cũng xảy ra trường hợp tương tự, đốt nhà vì không được bán nhà cưới vợ.
Được biết, vào thời điểm trên, Võ Văn Tình, 27 tuổi (ngụ tại căn nhà trên) đưa theo chị Võ Thị D.T. về nhà để giới thiệu với mẹ là bà Nguyễn Thị Thoa và mọi người trong gia đình.
Tuy nhiên do nghi ngờ T. là người nghiện ma túy nên các thành viên không đồng ý. Nổi giận trước sự góp ý của gia đình, Tình đã lấy xăng tưới khắp nhà và châm lửa đốt mặc cho mẹ già và mọi người ra sức can ngăn.
Hiện trường ngôi nhà hoang tàn sau vụ cháy
Thấy vậy anh Lê Văn Lang (là anh rể) đã dùng bình chữa cháy mini để dập lửa nhưng vẫn bị Tình rút dao đâm vào bàn tay trái khiến anh phải khâu 10 mũi.
Đám cháy chỉ được dập tắt gần 1h sau đó khi lực lượng PCCC quận Tân Bình điều 4 xe cứu hỏa cùng hàng chục lính xuống hiện trường, tuy nhiên toàn bộ căn nhà cùng nhiều đồ đạc bên trong đã bị thiêu rụi.
Bà Nguyễn Thị Thoa cho biết, từ lâu Tình đã lêu lổng, không chịu làm ăn, thậm chí còn nghiện ma túy đá. Tình vừa mới ra tù được ít ngày thì xảy ra sự việc trên.
Theo một số người trong gia đình, nguyên nhân dẫn đến hành động trên của Tình là do đối tượng muốn bán nhà để cưới T. nhưng không được gia đình đồng ý.
Theo Đất Việt
Bầu Kiên dặn vợ không được chạy án Trong những giây phút "dốc lòng" để nói những lời sau cùng, Nguyễn Đức Kiên dặn vợ không được chạy án. Bị cáo này cũng thương vợ vì phải vất vả đứng ra gánh những công việc của chồng... Ngày thứ 11 xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm (ngày 2/6), HĐXX đã dành gần trọn buổi sáng để nghe...