Vùng quê trong trẻo được ví phiên bản “Mắt biếc” ở Sơn La
Con đường vào bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến, huyện Mường, tỉnh Sơn La lúc nào cũng rực sắc hoa, xen lẫn những ngôi nhà sàn cổ mái lợp gỗ pơ mu của đồng bào dân tộc Thái, tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp, gần đây được ví như khung cảnh “Mắt biếc” phiên bản Sơn La với cây samu cổ thụ…
Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La gần 80 km, Ngọc Chiến được biết đến là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Mường La. Nơi đây không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ mà còn lôi cuốn du khách bởi những điểm thăm quan, trải nghiệm như tắm suối khoáng nóng, khám phá những ngôi nhà sàn cổ mái lợp pơ mu, ngắm cây samu cổ thụ nghìn năm tuổi hay dạo bước trên những con đường rực sắc hoa trải dài ở các bản.
Bản Nà Tâu nằm giữa thung lũng xã Ngọc Chiến (huyện Mường, tỉnh Sơn La), ở độ cao hơn 1.600 mét so với mực nước biển, quanh năm khí hậu trong lành, mát mẻ, được ví như Đà Lạt thứ hai ở vùng Tây Bắc.
Vừa qua, mô hình trồng hoa trồng hoa trên các tuyết đường giao thông nông thôn nội bản được Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên xã Ngọc Chiến tham gia mạnh mẽ, từ việc việc hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tiêu biểu như tham gia làm tuyết đường hoa kiểu mẫu tại bản Nà Tâu.
Nhờ cách làm linh hoạt, sáng tạo và nhận được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia nhiệt tình của bà con dân bản, đã góp phần làm nên tuyến đường hoa dài gần 5 km quanh bản.
Con đường không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho bản vùng cao Nà Tâu, hấp dẫn du khách, mà cò góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con dân bản về vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, góp phần làm cho diện mạo nông thôn mới của xã Ngọc Chiến ngày càng khởi sắc.
Đến bản Nà Tâu của xã Ngọc Chiến những ngày này, hẳn nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trên tuyến đường luôn rực rỡ sắc hoa, uốn lượn quanh bản.
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên, chị Lò Thị Vượng, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Ngọc Chiến, cho biết: Để triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình tuyến đường hoa trên địa bàn xã, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên xã đã vận động các hội viên, thanh niên và bà con dân bản góp công sức, cải tạo đường, làm cỏ, vun đất trồng hoa. Các loại hoa được trồng chủ yếu là hoa chuồn chuồn, hoa cúc bướm… Đây là loại hoa dễ trồng, dễ thích ứng với thời tiết ở vùng cao và phù hợp với cảnh quan ven đường.
Giờ đây, đường vào bản Nà Tâu lúc nào cũng rực rỡ sắc hoa, trở thành một trong địa điểm khám phá không thể bỏ lỡ của du khách khi đến với Ngọc Chiến, trước vẻ đẹp choáng ngợp của con đường hoa. Đù ai ngang qua cũng phải dừng lại để dạo bước chiêm ngưỡng, chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trên con đường này.
Ngoài ra, Ngọc Chiến cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như dân tộc Thái, Mông, La Ha… Cũng chính vì vậy mà Ngọc Chiến mang nhiều nét văn hóa hòa trộn của nhiều dân tộc. Du khách đến đây còn được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc.
Cây samu cổ thụ nghìn tuổi đứng phơi mình trong nắng gió, giữa bản Nà Tâu (Ngọc Chiến). Sau khi phim “Mắt biếc” với cây cô đơn xứ Huế nổi như cồn trên mạng xã hội, nhiều người đã ví cây samu giữa bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến là phiên bản cây cô đơn phiên bản “Mắt biếc” ở Sơn La.
Hoa cách bướm là hoa được trồng nhiều nhất.
Những con ong mải miết hút mận trên những bông hoa.
Theo Danviet
Vợ chồng thợ cắt tóc giàu lòng thiện nguyện
Chồng làm thợ cắt tóc. Vợ bán nước giải khát ở ven đường. Công việc mưu sinh vất vả nhưng ông Hồ Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Hồng (ở ấp 3, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch) vẫn dành thời gian sáng sớm mỗi ngày để tự tay nấu khoảng 100 phần cơm chay từ thiện giúp những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Phú Thạnh.
Bà Nguyễn Thị Hồng (đeo kiếng) chuẩn bị các phần cơm chay từ thiện cho người nghèo. Ảnh: Đ.Tùng
Suốt 3 năm nay, cứ 4 giờ 30 sáng (từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần), bà Hồng lại thức dậy sớm để nấu cơm và chế biến các món ăn chay cho kịp giờ giao những hộp cơm từ thiện nóng hổi đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.
* Tự nguyện làm việc thiện
Hầu hết các thực phẩm được bà Hồng sơ chế từ tối hôm trước, sáng ra, bà nấu lại cho nóng. Tuy là các món chay nhưng bà chế biến thành các món ăn phong phú, thực đơn thường xuyên thay đổi nên trông rất bắt mắt, hấp dẫn.
Đồng hành với bà Hồng suốt 3 năm nay trong công việc từ thiện này là chồng bà, ông Dũng, dù mưa hay nắng, cứ đúng 7 giờ, ông Dũng mang các phần cơm do bà Hồng chuẩn bị sẵn đi phát miễn phí cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong xã hoặc người nghèo đi khám bệnh, châm cứu tại điện thờ Phật Mẫu.
Nói về việc làm từ thiện của mình, bà Hồng tâm sự: "Các con của tôi đã lớn, đã tự lo cho bản thân được. Hiện giờ 2 vợ chồng tôi làm ăn, buôn bán chủ yếu tự lo cho bản thân nên tôi muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người bằng chính khả năng của mình".
Ông Dũng bộc bạch, trung bình mỗi ngày tiền cắt tóc của ông được 200 ngàn đồng. Ông dùng tiền đó mua thêm rau, củ để nấu cơm từ thiện. Còn thu nhập của bà Hồng từ tiền bán quán nước nhỏ ven đường thì phụ mua gia vị.
Việc làm của vợ chồng bà Hồng đã nhận được sự động viên tích cực từ Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Thạnh. Hội đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ thêm gạo, gia vị để nấu ăn hằng ngày.
Ngoài ra, thấy việc làm của vợ chồng bà Hồng ý nghĩa nên ngày càng có nhiều tiểu thương ở chợ Phú Thạnh ủng hộ nguồn thực phẩm tươi ngon để cùng chung sức với ông bà nấu những bữa ăn chay từ thiện. "Mấy chị bán rau, đậu ở chợ Phú Thạnh, hầu như ngày nào cũng có người đem cho vài bó rau, đậu hũ để chúng tôi nấu ăn. Bếp cơm từ thiện này tuy 2 vợ chồng tôi đứng nấu và phát miễn phí nhưng lại có sự chung tay của nhiều người lắm, do đó, số lượng suất cơm từ thiện tăng dần lên từ vài chục hộp nay đã được cả trăm hộp" - ông Dũng cho biết.
* Góp sức chia sẻ với người nghèo khó
Dù phải thức khuya (để sơ chế thực phẩm) hoặc dậy sớm (để nấu ăn) nhưng vợ chồng bà Hồng, ông Dũng vẫn luôn vui vẻ khi thấy những người nghèo, những bệnh nhân ăn những phần cơm nóng hổi do mình chuẩn bị. Chia sẻ phần nào khó khăn với người bệnh, đó là động lực giúp cho ông bà duy trì hoạt động của bếp ăn từ thiện suốt nhiều năm qua.
Ông Hồ Văn Dũng chở cơm phát miễn phí cho những người khó khăn trên địa bàn xã
Chính từ ý nghĩa và hiệu quả thiết thực của bếp ăn từ thiện mà số mạnh thường quân ủng hộ ngày càng tăng. Từ những tiểu thương trong chợ đến hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ xã và cả những người hàng xóm của gia đình bà Hồng, ông Dũng cũng nhiệt tình hưởng ứng.
Cụ thể như bà Trần Thị Giang là hàng xóm của vợ chồng ông Dũng, dù đã ở tuổi 81 nhưng 3 năm nay bà thường xuyên qua phụ bếp cơm từ thiện. Từ những khâu chế biến thức ăn đến xếp cơm vào giỏ, bà đều có mặt giúp đỡ.
"Tôi lớn tuổi rồi, thường hay ngủ dậy sớm nên ngày nào khỏe là qua phụ chị Hồng nấu cơm từ thiện. Gia đình tôi thuộc diện khó khăn và luôn được chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương quan tâm, giúp đỡ. Do đó, tôi muốn giúp chút công sức cho bếp ăn từ thiện xem như đang trả ơn lại cho đời" - bà Giang chia sẻ.
Để nấu những món ăn chay ngon, bà Hồng cùng những người phụ nữ trong xóm chuẩn bị sơ chế từ buổi tối hôm trước, hôm sau chế biến lại cho nóng. Ngoài ra, món ăn mỗi ngày đều đuợc thay đổi liên tục tùy theo nguyên liệu, giúp người nghèo có thể ăn ngon, ăn hết mỗi phần.
Ông Phan Văn Nhân (ngụ xã Phú Thạnh) cho hay, phần lớn những người đi khám bệnh, bốc thuốc Nam ở điện thờ Phật Mẫu đều bị bệnh mãn tính, có hoàn cảnh khó khăn nên khi nhận được phần cơm sáng của vợ chồng ông Dũng, bà Hồng rất kịp thời, giúp họ vừa ăn no vừa ấm lòng.
Bà Bùi Thị Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Thạnh cho rằng, bếp cơm từ thiện của vợ chồng ông Hồ Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Hồng nhiều năm qua đã thể hiện tấm lòng vì cộng đồng, sự nhiệt tình của gia đình ông bà với công tác từ thiện xã hội.
Từ đầu năm 2019 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Thạnh đã vận động được thêm 75kg gạo và các gia vị cho bếp từ thiện của vợ chồng ông Dũng. Để bếp ăn từ thiện này có thể duy trì và hoạt động ổn định lâu dài, trong thời gian tới, vợ chồng ông Dũng rất cần sự hỗ trợ từ những mạnh thường quân, những người giàu lòng nhân ái tiếp tục ủng hộ để cùng chung tay chia sẻ khó khăn với người nghèo tại địa phương.
Tháng 7-2019, tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của xã Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch), mô hình bếp cơm từ thiện của vợ chồng ông Hồ Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Hồng đã được tôn vinh là một trong những điểm sáng tiêu biểu của tinh thần "tương thân tương ái", hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
Đăng Tùng
Theo Đongnai
Xóa 28 điểm tập kết rác thải nhờ nhóm 'chat' của phụ nữ khu phố Nhiều địa phương đang sử dụng nhóm chat để tăng cường tương tác và tiếp nhận hình ảnh chưa đẹp về vệ sinh môi trường nhằm xóa các điểm tật kết rác trái phép. Có thể dễ dàng nhận thấy sự sạch sẽ ở đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn qua phường 4, quận 11 TP.HCM. Tại đây, rác được tập trung trong các...