“Vùng phòng không” của Trung Quốc chỉ là “đòn hỏa mù”?
Việc Trung Quốc thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” bao quanh cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản là một điều khá khó hiểu trong bối cảnh hiện nay. Tờ Japan Times của Nhật Bản đã có một bài phân tích về sự khó hiểu này của Bắc Kinh.
Mỹ đã cử hai máy bay ném bom B-52 không mang theo vũ khí đi vào “vùng phòng không” của Trung Quốc như là một lời tuyên bố sẽ không chấp nhận quyết định này.
Trung Quốc là một trong những nước có quân đội lớn nhất và có tầm ảnh hướng lớn nhất thế giới. Nhưng những gì Bắc Kinh tính toán và những quyết định quân sự của họ là một bí ẩn đối với thế giới bên ngoài. Trên thực tế, Quân đội Trung Quốc gắn liền với Đảng Cộng sản nước này hơn là đi cùng chính phủ, và các học giả thường mô tả nó như là một “hộp đen” bởi lớp mây mù bao phủ khi nhìn từ bên ngoài vào.
Quyết định tuần trước của Trung Quốc nhằm áp đặt một “vùng nhận dạng phòng không” đặc biệt trên vùng biển quốc tế là một trong những bí ẩn như vậy.
Trung Quốc tuyên bố rằng bất kỳ chuyến bay nước ngoài nào đi vào “vùng phòng không” sẽ phải báo cáo với Bắc Kinh và nộp lịch trình bay chính thức cho chính quyền nước này. Kết quả hoàn toàn có thể dự đoán trước: Mỹ ngay lập tức thể hiện thái độ không đồng tình bằng cách cử hai máy bay ném bom B-52 không có vũ khí đi vào khu vực mà không báo cáo lịch trình. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã thực hiện các chuyến bay tương tự Mỹ.
“Vùng phòng không” của Trung Quốc không chỉ thất bại mà nó còn phản tác dụng. Nó đã khiến Trung Quốc phải xấu hổ trong khi thúc đẩy Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cùng đồng lòng chống lại sự quyết đoán của quân đội Trung Quốc.
Video đang HOT
Vậy tại sao Trung Quốc lại làm điều đó? Tại sao Trung Quốc lại áp đặt một khu vực phòng không mà rõ ràng sẽ nhìn thấy khả năng thất bại trong việc thực thi tầm kiểm soát lớn hơn trên vùng biển quốc tế?
Theo tờ Japan Times, có hai cách khác nhau để giải thích cho quyết định kỳ lạ này. Đầu tiên là sự thiếu năng lực cơ bản, lãnh đạo Trung Quốc đã không lường trước rằng mọi thứ sẽ dẫn đến hiện thực như bây giờ khi tiến hành lập “vùng phòng không” của họ. Thứ hai, có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lường trước được phản ứng này nhưng vẫn tiến hành vì mục tiêu chính của họ không phải chỉ nhắm đến “vùng phòng không”.
“Vùng nhận dạng phòng không” trên biển Hoa Đông do Trung Quốc tạo ra.
Đối với các vấn đề đối ngoại hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quôc có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề trong nước. Chủ tịch Tập Cận Bình có những mối lo làm sao để đối phó những nguy cơ cao về thay đổi kinh tế mà ông đang tiến hành, nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy, suy thoái môi trường, an toàn thực phẩm nghiêm trọng… Vì vậy, đối với nhiều nhà quan sát Trung Quốc, chính sách đối ngoại của Trung Quốc chỉ là một vấn đề phụ so với các vấn đề trong nước và lợi ích từ chính sách đối ngoại không thể so với những gì mà trong nước đang phải đối mặt.
Robert E. Kelly, một học giả về quan hệ quốc tế Đông Á tại Đại học Quốc gia Pusan, cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hy vọng thúc đẩy tính hợp pháp nội bộ của mình bằng cách thách thức Nhật Bản .
“ĐCS TQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) có thể không muốn xung đột với Nhật Bản, nhưng họ nói với giới trẻ Trung Quốc trong 20 năm qua rằng Nhật Bản có trách nhiệm rất lớn cho &’100 năm sỉ nhục’”, Kelly đã viết trên blog các vấn đề an ninh châu Á của mình, “Vì vậy, giờ đây ĐCS TQ đang bị mắc kẹt, họ phải luôn tỏ ra khó khăn với Nhật Bản – ngay cả khi họ không muốn – vì người dân của họ đòi hỏi điều đó”.
Không ai biết chắc chắn những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang suy nghĩ hiện nay, nhưng Kelly nghi ngờ rằng lý do trên hợp lý hơn cả so với sự hiếu chiến, hành động chuẩn bị quân sự đối phó với Nhật Bản hay việc Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố gắng để tạo ra “sự giật gân” trên chính trường quốc tế.
“Người Trung Quốc luôn tạo ấn tượng với tôi rằng họ khá thận trọng, thậm chí là xảo quyệt trong việc quản lý sự đi lên của họ. Họ đang phát triển một cách tích cực kể từ năm 2009, nhưng tôi không cho rằng họ cần đột nhiên phải liều lĩnh”, ông Kelly viết, “Tôi luôn tin rằng Trung Quốc muốn dồn cho an ninh trong nước hơn là sự hiển thị về quan hệ đối ngoại như ĐCSTQ đã làm, và thực tế nó không an toàn”.
Cũng theo tờ Japan Times, thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một ý thức hệ về một kẻ thù ở bên ngoài, nếu không người dân Trung Quốc có thể sẽ tìm thấy kẻ thù thực sự. Sự tham nhũng, từ chối dân chủ và không muốn thừa nhận những sai lầm của quá khứ, đó mới đích thực là kẻ thù của người dân Trung Quốc.
Với nguyên do đó, nó hoàn toàn có thể giải thích cho một số thắc mắc về “vùng nhận dạng phòng không” mới của Trung Quốc. Cũng có thể Bắc Kinh thực sự muốn tạo ra sự kiểm soát tốt hơn đối với không phận rộng lớn nhưng nhạy cảm này. Và họ nghĩ rằng Nhật Bản và Mỹ sẽ đồng ý cùng thực hiện.
Có lẽ các nhà lãnh đạo Trung Quốc tha thiết muốn thể hiện với Nhật Bản rằng họ là quyền lực mới của Đông Á. Nhưng nếu giả định rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đủ thông minh để có thể dự đoán phản ứng của Mỹ, không khó để nhận ra bản chất thực tế của “vùng nhận dạng phòng không” mới của Bắc Kinh là nhắm đến việc tạo ra một tính chất hợp pháp cho các vấn đề nội bộ sâu xa của họ.
Theo Infonet
Chiến đấu cơ Nhật-Hàn bay vào vùng Trung Quốc nhận dạng phòng không
Một ngày sau khi hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc mới thiết lập trên Biển Hoa Đông, ngày 28-11, các máy bay quân sự của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bay vào vùng này mà không gặp phải phản ứng nào từ các máy bay của Trung Quốc.
Máy bay Nhật Bản giám sát tàu nghiên cứu biển Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
"Chúng tôi đang thực hiện các hoạt động cảnh báo và tuần tra bình thường tại Biển Hoa Đông bao gồm cả khu vực đó, ám chỉ vùng ADIZ của Trung Quốc. Chúng tôi không có ý định thay đổi điều này", Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói. Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc cho biết, một chiếc máy bay của nước này cũng bay vào khu vực trên và không gặp phải phản ứng gì từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, nước này đã giám sát 2 chiếc B-52 của Mỹ khi bay vào vùng ADIZ, đồng thời tái khẳng định khả năng của nước này trong việc kiểm soát không phận. Ngày 28-11, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cũng lên tiếng bác bỏ các thông tin trên báo chí Nhật Bản rằng Trung Quốc đã đơn phương thay đổi hiện trạng tại Biển Hoa Đông bằng cách thiết lập vùng ADIZ. Trong khi đó, trong bài xã luận ra ngày 28-11, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích phản ứng quá chậm của quân đội nước này sau khi hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay vào vùng ADIZ do Trung Quốc mới thiết lập.
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc điện đàm thảo luận về vùng ADIZ do Trung Quốc mới thiết lập. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận vì nó có thể dẫn đến sự cố không lường trước được và hủy hoại an ninh khu vực. Ông Onodera cho biết, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động do thám và giám sát tại khu vực trên và Nhật Bản sẽ phản ứng kiên quyết đối với bất kỳ hành động nào xâm phạm không phận nước này. Theo kế hoạch trong chuyến thăm Trung Quốc vào tuần tới, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ trực tiếp nêu quan ngại của Mỹ đối với vùng nhận dạng phòng không mới được Trung Quốc thiết lập trên Biển Hoa Đông. Chính phủ Mỹ cũng khuyến cáo tất cả các hãng hàng không nước này đưa ra các biện pháp cần thiết để giữ an toàn khi bay vào vùng ADIZ trên Biển Hoa Đông.
Theo ANTD
Phi cơ Trung Quốc xuất đầu lộ diện tại vùng phòng không Ngay 28.11, Trung Quôc cư chiên đâu cơ bay vao vung 'nhân dang phong không' nươc nay đơn phương đăt ra tai Biên Hoa Đông. Máy bay chiến đấu JH-7A của Không quân Trung Quốc. Tân Hoa xa dân lơi phát ngôn viên Không quân PLA Shen Jinke cho biêt một số máy bay tiêm kích và một máy bay cảnh báo sớm...