Vùng núi cao nhiệt độ có nơi dưới 0 độ C
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, hôm nay (7-1), bộ phận không khí lạnh mạnh sẽ tăng cường và ảnh hưởng đến Bắc Bộ, sau đó đến Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở Bắc Bộ có mưa, mưa nhỏ; ở Trung Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to. Từ đêm 7-1, ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh trời chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ 8 đến 11 o C, vùng núi từ 4 đến 7 o C, vùng núi cao có nơi dưới 0 o C, khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.
Người dân xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) che chắn chuồng và bảo đảm thức ăn cho gia súc. Ảnh: TRẦN KHÁNH
Video đang HOT
Từ ngày 7 đến 8-1, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, Nam Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh, sóng biển cao từ 3 đến 5 m; khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 7, có nơi cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh; sóng biển cao từ 5 đến 7 m.
Ngày 6-1, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến kiểm tra việc khôi phục sản xuất và triển khai vụ đông xuân 2020 – 2021 tại tỉnh Quảng Bình. Đoàn công tác đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh và nhân dân trong việc khắc phục hậu quả mưa, lũ và tái thiết sản xuất. Đoàn công tác đề nghị tỉnh chỉ đạo các địa phương gieo trồng đúng lịch thời vụ; chú ý tránh các đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng.
Ngày 6-1, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị tổ chức bàn giao 210.000 con gà giống cho nhân dân chịu thiệt hại nặng do các đợt bão, lụt năm 2020 để tái đàn, khôi phục sản xuất.
Tại tỉnh Thái Nguyên bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò làm hơn 20 con bị bệnh ở huyện Võ Nhai và thị xã Phổ Yên. Ngày 6-1, cơ quan chức năng tổ chức tiêm phòng thí điểm vắc-xin phòng bệnh tại huyện Võ Nhai. Sau khi tiêm hai tuần, cơ quan chuyên môn sẽ lấy mẫu máu của gia súc để xét nghiệm và đánh giá hiệu quả trước khi tiêm trên diện rộng.
Dịch bệnh lở mồm long móng vừa xảy ra tại xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) với 28 con bò bị nhiễm bệnh. Cơ quan chức năng đã kịp thời khoanh vùng ổ dịch, phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, từ nay đến 10-1, ở thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ phổ biến ít mưa. Mực nước các trạm thượng lưu sông Mê Công ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 đến 1,2 m; mực nước các trạm trung, hạ lưu ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 đến 0,2 m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm; mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,65 m; tại Châu Đốc 1,75 m, cao hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm từ 0,14 đến 0,29 m.
Tuyến kênh bắc sông Chu – nam sông Mã, đoạn chảy qua huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bị đứt gãy đã được sửa chữa và khắc phục xong để cấp nước cho 31.000 ha đất nông nghiệp thuộc sáu huyện trên địa bàn. Cơ quan chức năng đã huy động người và phương tiện vận chuyển gần 20.000 m3 đất, đá để san lấp, khắc phục sự cố và đắp kênh nhằm thông dòng chảy.
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tái diễn, tỉnh Tiền Giang dự kiến khi nước trên sông Tiền tại TP Mỹ Tho có độ mặn vượt 2 gam/lít sẽ tổ chức đắp 12 đập thép dọc đường tỉnh 864 và bờ đông kênh 28 để ngăn mặn xâm nhập từ sông Tiền vào nội đồng bảo vệ sản xuất.
Lộc Hà gấp rút triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn lợn 12.355 con
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) "tấn công" đàn gia súc các huyện lân cận, những ngày này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút triển khai các biện pháp ngăn ngừa, quyết tâm không để dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn 12.355 con.
Ông Hồ Sỹ Liên - cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hồng Lộc cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 2.400 con lợn. Để phòng chống DTLCP, chúng tôi vừa tổ chức phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi tại các điểm chợ, khu chăn nuôi nông hộ (đang nuôi 600 con). Ngoài ra, chúng tôi cũng đã nhận, cấp 60 lít hóa chất, 2 tạ vôi bột cho khu chăn nuôi tập trung (đang nuôi 1.800 con) để họ tự phun, rắc. (Trong ảnh: Lực lượng chuyên môn phun hóa hóa khử trùng ở chợ Hồng Lộc).
Với tinh thần "không để xảy ra dịch rồi mới dập", các địa phương khác ở Lộc Hà cũng đã tập trung phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột tại các trục đường chính, các khu vực tiềm ân nguy cơ xây ra dịch bệnh cao; nhất là ở Hộ Độ, Thạch Mỹ, Hồng Lộc, Ích Hậu, Thịnh Lộc... (Trong ảnh: Phun hóa chất trong các chuồng trại nuôi lợn quy mô nông hộ ở Tân Lộc).
Hoạt động phun tiêu độc khử trùng môi trường chủ yếu được tập trung tại các khu vực có nguy cơ phát dịch cao như: các địa điểm trước đây đã từng xẩy ra dịch, vùng chăn nuôi tập trung, chợ buôn bán gia súc, các trục đường chính... (Trong ảnh: bà con nhân dân và lực lượng chuyên môn rắc vôi phòng dịch trên các trục đường vào khu chăn nuôi tập trung ở Thạch Mỹ).
Đến thời điểm này, ngoài khoảng 9 tấn vôi bột thì các địa phương ở Lộc Hà đã sử dụng 1.700 lít hóa chất được cấp phát (riêng trong 10 ngày gần đây sử dụng 600 lít) để ngăn dịch. Hóa chất được sử dụng hiệu quả, phun đúng quy trình, quy định, liều lượng (Trong ảnh: lực lượng chuyên môn phun hóa chất và rắc vôi ngăn dịch trên trục đường Vượng - An).
Ngoài ra, để bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh, UBND huyện Lộc Hà cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các phòng ngành, địa phương, Nhân dân vào cuộc; thường xuyên thông tin, tuyên truyền để nhân cao nhận thức, ý thức phòng chống dịch cho người dân; tăng cường kiểm soát giết mổ, tiêm phòng... (Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Lộc Hà kiểm tra hoạt động giết mổ ở Thạch Châu).
Hàng trăm sinh viên hiến máu tình nguyện, tặng hàng ngàn cuốn vở và bút cho học sinh vùng sạt lở do mưa lớn Hơn 600 sinh viên cùng giảng viên trường ĐH Đông Á tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện và đã thu về được hơn 410 đơn vị máu. Cùng với đó, hàng ngàn cuốn vở và bút đã được trao tặng cho các em học sinh vùng sạt lở do mưa lớn. Ngày 17/12, Đại học Đông Á phoi hop voi Ban...