Vùng New Caledonia thuộc Pháp tiến hành trưng cầu ý dân về độc lập
Ngày 4/11, quần đảo New Caledonia thuộc Pháp ở Thái Bình Dương tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến cử tri về độc lập của vùng lãnh thổ này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) thăm hỏi người dân ở New Caledonia ngày 4/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng cộng 284 điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8 giờ sáng theo giờ địa phương (4 giờ sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam) và cuộc bỏ phiếu kết thúc vào 18 giờ. Kết quả trưng cầu sẽ được công bố vào tối cùng ngày.
Khoảng 175.000 người dân New Caledonia đủ tư cách tham gia cuộc bỏ phiếu lần này, trong khi các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy phần đông người dân ủng hộ vùng lãnh thổ này vẫn thuộc Pháp.
Quần đảo New Caledonia nằm cách lục địa Pháp khoảng 18.000 km. Vùng lãnh thổ này sở hữu 1/4 trữ lượng Nikel của thế giới và là một vị trí chiến lược đối với Pháp ở Thái Bình Dương.
Viện trợ tài chính của Pháp dành cho New Caledonia chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vùng lãnh thổ này, cũng như hỗ trợ cho hệ thống giáo dục và y tế chất lượng cao. Một số ý kiến cho rằng nền kinh tế của New Caledonia cần được đa dạng hóa và việc này sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không có sự hỗ trợ của Pháp.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn các kết quả thăm dò ý kiến cử tri cho thấy khoảng 63-75% cử tri New Caledonia sẽ lựa chọn không tách khỏi Pháp.
Theo một thỏa thuận ký năm 1998, trong trường hợp cử tri New Caledonia nói “không” với độc lập, vùng lãnh thổ này vẫn có thể tổ chức thêm 2 cuộc trưng cầu nữa trước năm 2022.
Theo Minh Châu (TTXVN)
Người dân New Caledonia trước đêm bỏ phiếu chọn độc lập khỏi Pháp
Người dân New Caledonia sẽ bỏ phiếu vào ngày mai, Chủ nhật 4.11 để chọn liệu họ muốn ở lại hay độc lập hoàn toàn khỏi Pháp, vốn đã cai trị quần đảo nhỏ ở Thái Bình Dương kể từ thế kỷ 19.
Tổng thống Pháp hứa tôn trọng ý nguyện người dân New Caledonia - Ảnh: Internet
Quần đảo New Caledonia nằm cách phía đông nước Úc khoảng 2.000 km, đang khao khát quyền tự chủ nhiều hơn trong bối cảnh ngày càng gia tăng các cuộc kêu gọi đòi độc lập của người Kanak bản địa từ những năm 1980. New Caledonia là một trong 17 vùng lãnh thổ không tự quản còn sót lại trên thế giới được Liên Hợp Quốc xác nhận, chưa thực hiện đầy đủ quyền tự quyết định của mình.
Ước tính có 174.000 cử tri đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu vào ngày mai và đây sẽ là cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về tình trạng chính trị của New Caledonia. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1987 với kết quả 98% phiếu bầu chọn ở lại Pháp do người Kanaks tẩy chay cuộc bầu cử.
Lúc này, khoảng 27% trong số 279.000 người của New Caledonia là người gốc châu Âu, chủ yếu là người gốc Pháp và 39% người bản xứ. Phần còn lại là những người di cư từ các đảo khác ở Thái Bình Dương và châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, người bản địa Kanak đã có quá trình dài đấu tranh đòi độc lập do cảm thấy không hài lòng trước việc đất của ông cha bị mất dần, việc Pháp khuyến khích di dân người bản địa về chính quốc, ngay cả khi người Kanaks vật lộn trong việc học hành và tìm việc làm. Để xoa dịu người dân bản địa và các làn sóng đòi giành độc lập, người Pháp đã đàm phán hai hiệp ước lớn.
Hiệp định Matignon 1988 được thiết kế để mang lại sự phát triển công bằng hơn cho xã hội New Caledonian. Còn Hiệp ước Noumea 1998 mở đường cho việc phát triển nền tự chủ dựa trên ý tưởng "chủ quyền được chia sẻ", công nhận quyền chính trị của người Kanak và thiết lập thời gian biểu cho cuộc trưng cầu dân ý năm nay.
Cờ New Caledonia bên cạnh cờ Pháp - Ảnh: Internet
Nhờ vậy, New Caledonia có một hội đồng địa phương đặt trụ sở tại thủ đô Nouméa, có quyền quản lý các vấn đề riêng của mình ở nhiều lãnh vực đối nội, còn Paris chỉ kiểm soát các vấn đề quốc phòng, đối ngoại và chính sách giáo dục đại học. Nhưng với những người đòi độc lập thì họ muốn hơn thế nữa.
"Về mặt phát triển kinh tế, đã có sự thay đổi", Bilo Railati, một thanh niên ủng hộ độc lập cho biết. "Nhưng chúng tôi chưa đạt được công bằng xã hội."
Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát được công bố bởi công ty nghiên cứu địa phương vào tháng 9 cho thấy 75% cử tri phản đối độc lập. Chỉ có người Kanaks thiểu số mới ủng hộ độc lập mạnh mẽ cho hòn đảo, nơi nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên và quan trọng hơn là nơi nắm giữ một phần tư nguồn cung niken được biết đến trên thế giới.
Theo giới chuyên gia, Pháp đã tận dụng khoảng thời gian trong vài thập niên gần đây để thực hiện chính sách khuyến khích mọi người từ Pháp di cư đến đảo, khiến người dân bản địa trở thành thiểu số. Do vậy, số người phản đối tách khỏi Pháp cao đến như vậy. Bên cạnh đó, những người không muốn độc lập còn lo ngại về tác động kinh tế có thể xảy ra khi tuyên bố độc lập, vì Pháp sẽ giảm việc rót tiền cho hòn đảo này.
Đối với Paris thì New Caledonia là một tài sản chiến lược, hỗ trợ vị thế của Pháp như một cường quốc toàn cầu trong hàng hải và quân sự. New Caledonia cũng là cơ sở để Pháp có thể mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua tư cách thành viên của các tổ chức khu vực, như Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương. Đáng lo hơn là hiệu ứng donmino nếu Pháp mất New Caledonia. Ảnh hưởng tiếp theo có thể là việc Polynesia, lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, cũng có thể bắt đầu toan tính việc đòi độc lập.
Mặc dù vậy, các chính trị gia Pháp đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nhà nước sẽ vô tư trong cuộc trưng cầu dân ý và sẽ tôn trọng kết quả. Tổng thống Pháp E. Macron hồi tháng 5 cũng từng khẳng định tương lai của New Caledonia nằm trong sự lựa chọn của các cử tri ở hòn đảo này chứ không phải là ý muốn của ông dù ông khẳng định không hề muốn New Caledonia rời xa nước Pháp.
Với quốc tế, có những lo ngại rằng Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế của một New Caledonia mới độc lập để tăng ảnh hưởng của họ ở Thái Bình Dương. Một số nhà quan sát e rằng New Caledonia mới độc lập dễ bị cuốn vào quỹ đạo của Bắc Kinh - như đã xảy ra ở quốc đảo Vanuatu lân cận.
Anh Tú
Theo Dantri
Châu Âu lên án Mỹ trừng phạt Iran Ngay sau khi chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tái áp đặt toàn bộ các lệnh trừng phạt Iran, vốn từng được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (Kế hoạch Hành động chung toàn diện - JCPOA), ngày 2-11, các nước Pháp, Đức, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố chung lên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?

Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán

"Giải mã" mục đích của ông Putin khi chọn phái đoàn đàm phán với Ukraine

Nga chỉ trích Pháp định mở rộng "ô hạt nhân" ở châu Âu

Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

JustaTee tháp tùng bà xã hotgirl cực tình tứ, "dỗi" nói 1 câu khiến Lương Thùy Linh cười sượng trân
Nhạc việt
10:24:55 15/05/2025
Mazda CX-8 sang trọng, mạnh mẽ có giá niêm yết từ 969 triệu đồng
Ôtô
10:24:32 15/05/2025
Xe tay ga đẹp long lanh, siêu tiết kiệm xăng, giá 26,5 triệu đồng tại Việt Nam
Xe máy
10:21:52 15/05/2025
Chồng sắp cưới của Hồ Quỳnh Hương là ai?
Sao việt
10:21:24 15/05/2025
Người đàn ông điều khiển xe máy bằng chân, "bốc đầu" bằng 1 tay ở Bình Dương
Netizen
10:21:22 15/05/2025
Sao nam lạ đời nhất Trung Quốc: Đi hát thì rõ đẹp trai, đóng phim lại xấu không chịu nổi
Hậu trường phim
10:19:34 15/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn Quốc được khen nức nở khắp thế giới, hay nhất mọi thời đại: Không xem tiếc cả đời!
Phim châu á
10:15:56 15/05/2025
Quần tất của Lisa tại Met Gala giá 13 triệu đồng vẫn "cháy hàng"
Phong cách sao
10:14:55 15/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 25: Nguyên khuyên Hậu vứt bỏ sĩ diện để gặp bố đẻ
Phim việt
10:10:36 15/05/2025
Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định
Du lịch
09:49:32 15/05/2025