“Vùng kín” bị yếu đi sau sinh con?
Một vấn đề khác mà chị em phải đối mặt khi quyết định sinh con nhiều lần theo cách sinh thường là, âm đạo rộng hơn đồng nghĩa với việc “vùng kín” dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn.
Chào bác sĩ. Em năm nay 26 tuổi và đang mang bầu tháng thứ 8, sắp đến ngày “vỡ chum”. Em đang băn khoăn một điều là nên sinh thường hay sinh mổ. Theo em biết thì sinh thường nhiều lần sẽ làm cho “vùng kín” rộng hơn. Nhưng ngoài ra, “vùng kín” cũng yếu đoi, không có khả năng đề phòng bệnh tật nên chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa, bệnh “vùng kín”. Vì đây là lần sinh thứ 3 của em (hai lần trước đều là sinh thường) nên em sợ nếu lần này lại sinh thường tiếp thì sẽ không tốt.
Mong bác sĩ cho em một lời khuyên. Em xin cảm ơn! (Thanh Thủy)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Thủy thân mến,
Người phụ nữ có một thiên chức mà người đàn ông không có, đó là mang thai và sinh con. Tuy nhiên, cùng với “sứ mệnh cao cả” đó, người phụ nữ lại phải đối mặt với nhiều nguy hiểm về sức khỏe, nhất là trong và sau những lần sinh con.
Phụ nữ sinh con nhiều lần rất dễ mắc phải tình trạng âm đạo giãn rộng, cửa mình hở, gây kém “thoải mái” trong đời sống tình dục. Đây là điều mà chị em nào cũng lường trước được. Tuy nhiên, kích cỡ âm đạo bị nới rộng bao nhiêu còn phụ thuộc vào kích cỡ và trọng lượng của em bé khi sinh và số lần sinh thường.
Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi âm đạo của người phụ nữ có một khả năng kì diệu là có tính đàn hồi rất lớn. Nó được ví như là chiếc “đèn xếp” vì có khả năng giãn ra trong lúc sinh nở và co trở lại hình dáng, kích thước ban đầu sau khi sinh. Những khả năng âm đạo khó co lại như trước thường chỉ xảy ra khi sản phụ chuyển dạ lâu, thai quá to hoặc sổ thau chậm hoặc sinh thường nhiều lần… Trong các trường hợp này, do bị giãn quá mức nên sự đàn hồi bị giảm khiến các cơ âm đạo khó trở lại kích thước hoàn toàn như cũ, mà có thể rộng hơn một chút.
Âm đạo của người phụ nữ có một khả năng kì diệu là có tính đàn hồi rất lớn. Ảnh minh họa
Một vấn đề khác mà chị em phải đối mặt khi quyết định sinh thường nhiều lần là, âm đạo rộng hơn cũng đồng nghĩa với việc “vùng kín” dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn.
Khi âm đạo rộng, khả năng đàn hồi giảm đi thì người phụ nữ không còn khả năng tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn nữa. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi đã sinh con nhiều lần và sinh dày nhiều hơn. Sinh con nhiều lần theo đường âm đạo có thể làm rách, đứt các sợi cơ vòng ống âm đạo trong lúc rặn sinh, hoặc sai sót trong việc khâu vá tầng sinh môn, sa tử cung… làm cho ống âm đạo nở rộng. Vì thế, người phụ nữ mất dần cảm giác thích thú khi giao hợp, “vùng kín” cũng kém nhạy cảm hơn với các vật lạ hoặc các vi khuẩn xấu, không đủ sức để ngăn chặn chúng nên chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào trong và gây bệnh.
Video đang HOT
Trong trường hợp, “vùng kín” của bạn có kích thước quá lớn so với trước đó làm cản trở quá trình đạt được khoái cảm và có thể là “cửa ngõ” cho vi khuẩn xâm nhập thì bạn có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về việc có nên áp dụng tiểu phẫu thu hẹp âm đạo hay không.
Theo BS. Hoa Hồng (Tri thức trẻ)
Lời khuyên vàng giúp bảo vệ "vùng kín"
Chăm sóc vệ sinh phụ làm một trong điêu không thể thiếu được trong viêc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Những điều nên làm
Sử dụng thuốc rửa vệ sinh phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ"
Máu hành kinh là một môi trường rất thích hợp cho các loại vi khuẩn trong âm đạo phát triển sinh sôi nảy nở, do đó rất dễ có tình trạng viêm nhiễm. Do vậy cần thiết nên sử dụng các dung dịch thuốc rửa vệ sinh như: Gynofar, Lactacyd FH... bằng cách dùng 400ml nước đun sôi ấm pha với 10ml dung dịch thuốc rửa, mỗi ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Ăn uống bồi bổ trong những ngày "đèn đỏ"
Trong bữa ăn hàng ngày tăng cường chất đạm chủ yếu là đạm động vật như: thịt heo, thịt bò, tim gan cật heo, trứng, sữa và thức ăn có nhiều canxi giúp cho quá trình cầm máu, đông máu được tốt, cũng như các thức ăn khác cân bằng đạm, đường, chất béo, muối khoáng vitamin và chất xơ.
Ăn uống bồi bổ trong những ngày "đèn đỏ"
Dùng thêm thuốc vitamin và những loại cần thiết
Trong những ngày "đèn đỏ" cần bổ sung viên sắt, mỗi ngày uống 1 viên sau bữa ăn, tránh thiếu máu. Ngoài ra, canxi cũng cần thiết trong giai đoạn này, vì canxi giúp cho quá trình cầm máu và đông máu tốt, nhằm tránh mất máu nhiều. Liều uống mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên Calci-D.
Đối với các bé gái trong tuổi dậy và phụ nữ trong giai đoạn cho con bú, cần bổ sung vitamin A với liều 50.000 UI - 100.000 UI, mỗi tháng, nhằm cung cấp cho sự tăng trưởng của cơ thể, chú ý khi uống cần ăn thêm dầu ăn, vì vitamin A tan trong dầu và hấp thu vào cơ thể.
Các phụ nữ trong tuổi trung niên trở lên cần bổ sung canxi và các yếu tố Omega 3, 6, 9, giúp bảo vệ tim mạch, kích thích hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Dùng mỗi ngày 1 viên.
Cần vệ sinh và đi tiểu ngay sau khi quan hệ
Quá trình quan hệ vợ chồng, đó là lúc khả năng viêm nhiễm cao do niêm mạc thành âm đạo và vùng tiền đình âm hộ, lỗ niệu đạo ngoài bị va đập. Các vi trùng có cơ hội di chuyển từ ngoài vào sâu âm đạo và cổ tử cung, tạo cho viêm nhiễm xảy ra. Vệ sinh vùng âm hộ ngay sau mỗi lần quan hệ, đồng thời đi tiểu ngay sau khi quan hệ giúp cho vi trùng không có cơ hội phát triển gây viêm nhiễm.
Đặc biệt quan hệ vợ chồng mà mong muốn có em bé, cần đi vệ sinh sau 6 - 8 giờ.
Tự khám vú mỗi ngày
Khám vú là một bước quan trọng, nhằm phát hiện những bất thường về tuyến vú, như khối u, sự tiết dịch ở đầu vú, vết lở hay hiện tượng co rút vú. Tất cả các bất thường trên đều có thể phát hiện được khi ta tự khám.
Việc thực hiện khám vú, sau khi đã sạch kinh, vì ở thời điểm này mô vú mềm, không bị cương cứng nên dễ khám. Ngồi trước gương lớn, quan sát bằng mắt hai vú, các động tác như: giơ cao hai tay lên khỏi đầu, chống hai tay sau hông. Dùng tay day tròn nhẹ nhàng trên bầu vú, khi ở tư thế một tay giơ cao một tay còn lại sờ vào vú, theo chiều kim đồng hồ để tránh bỏ sót. Sau đó có thể nằm ngửa và kiểm tra vú.
Tầm soát ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung ở Việt Nam đứng hàng đầu trong tất cả các loại ung thư gặp ở nữ. Việc tầm soát ung thư hiện nay ở giai đoạn sớm mang lại khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là một bước ngoặt rất cao trong Y học. Do vậy, trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, việc tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung, nhằm phát hiện tế bào ác tính trong giai đoạn sớm rất có ý nghĩa. Chị em phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm tế bào mỗi 6 tháng một lần là điều rất có ích nhằm chăm sóc sức khỏe cho bàn thân mình.
Hiện nay, đã có thuốc vắc-xin phòng ngừa được ung thư cổ tử cung, dành cho đối tượng em gái từ 12 - 28 tuổi. Chúng ta nên đi tiêm ngừa, hiệu quả mang lại rất lớn cho bản thân người được tiêm.
Những điều không nên làm
Động tác rửa âm hộ dưới vòi hoa sen sau mỗi lần đi tiểu
Sau khi đi tiểu, giọt nước tiểu sau cùng đọng lại tại miệng lỗ tiểu, động tác dùng vòi hoa sen để rửa vô tình đẩy giọt nước tiểu đi vào bên trong niệu đạo, vì khi giọt nước tiểu đọng trên miệng lỗ tiểu đã bị nhiễm bởi các vi trùng có sẵn, đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu thường gặp ở phụ nữ. Biện pháp khắc phục: không nên rửa vòi hoa sen mà nên dùng khăn giấy thấm khô sau mỗi lần đi tiểu; không nên dùng đi dùng lại nhiều lần một khăn mà không giặt vì điều đó làm khả năng tái nhiễm tăng.
Rửa âm hộ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh
Quan điểm, nếu rửa vệ sinh thường xuyên với dung dịch vệ sinh phụ nữ sẽ giúp không bị viêm nhiễm âm hộ âm đạo. Điều này hoàn toàn không đúng, vì trong môi trường âm đạo có các hệ vi sinh và các vi khuẩn có lợi và các vi khuẩn không có lợi, nhưng nó được cân bằng và luôn giữ một môi trường nghiêng về acid, có độ pH: 4,5 - 5,5. Chính điều đó giúp không cho vi trùng gây hại có cơ hội gây bệnh. Nhưng khi rửa hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh sẽ làm mất cân bằng, hay chính dung dịch vệ sinh làm tổn thương niêm mạc vùng âm hộ, kết quả gây viêm âm hộ âm đạo do hóa chất. Việc sử dụng thuốc vệ sinh phụ nữ chỉ nên dùng trong những ngày "đèn đỏ" hay có sự chỉ định của bác sĩ phụ khoa.
Quan hệ trong những ngày "đèn đỏ"
Ngày "đèn đỏ" ở phụ nữ xảy ra trung bình từ 3 - 5 ngày, mất một lượng máu: 50 - 70ml. Thành phần của máu kinh gồm máu và các nội mạc được bong ra, các chất tiết từ các tuyến cổ tử cung và âm đạo. Đây là môi trường rất tốt cho các vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh. Đồng thời ở thời điểm này, cổ tử cung hé mở do vậy khả năng lây nhiễm tăng cao một khi có sự xâm nhập của vi trùng theo máu kinh vào ngược trở lại, mỗi khi có sự giao hợp ở giai đoạn đang hành kinh này. Tỉ lệ viêm nhiễm tăng gấp 16 lần so với không hành kinh. Chính điều đó không nên quan hệ trong những ngày hành kinh.
Phẫu thuật hay làm thủ thuật không phải cấp cứu trong những ngày "đèn đỏ"
Cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi như các tĩnh mạch vùng chậu hơi giãn nở, nên máu ứ đọng lại trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều. Niêm mạc âm đạo thường sung huyết, dễ chảy máu. Do đó, khi ta phẫu thuật hay làm thủ thuật mà không phải cấp cứu thì không nên làm mà sẽ dời ngày khác, ở thời điểm đang hành kinh mà chúng ta đi phẫu thuật hay làm thủ thuật như nhổ răng, thẩm mỹ... Điều đó làm cho mất máu nhiều hơn, dễ nhiễm trùng hơn, và máu khó cầm được.
Phụ nữ có đặt vòng tránh thai không nên chơi thể thao di chuyển nhiều và mạnh
Đặt vòng tránh thai là một trong các phương pháp ngừa thai phổ biến nhất hiện nay bên cạnh lợi ích tránh thai có tỉ lệ cao (98%), phù hợp với kinh tế và tiện lợi. Nhưng vòng tránh thai được đặt trong một khoang trống, nên có khả năng lệch vòng, tụt vòng khi người sử dụng luôn luôn di chuyển hay thực hiện các động tác gắng sức và mạnh. Chính điều đó hiệu quả của tránh thai thấp, người sử dụng có thể có thai nếu vòng tránh thai bị thay đổi vị trí. Do đó, những phụ nữ có đặt vòng tránh thai không nên làm việc nặng nhọc, phải di chuyển liên tục. Đặc biệt, không nên chơi các môn thể thao như chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền...
Các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú không nên dùng các chất kích thích hay sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Nguồn sữa mẹ sẽ được tốt hơn nếu không sử dụng các loại bia, rượu, cà phê, các chất gia vị cay như: ớt, tiêu và các loại đồ uống có gas. Vì tất cả các thứ trên phần nào đều ảnh hưởng lên sữa mẹ, bé bú sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ở giai đoạn cho con bú một số loại thuốc không tự ý dùng, như thuốc nội tiết, thuốc chống đông máu, các loại kháng sinh nhóm aminozid, nhóm tetracycline và nhóm quinolon... Vì chúng qua sữa làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu cần thiết phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Theo BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN (Sức khỏe & Đời sông)
Bị viêm âm đạo: Nguy cơ gây sinh non Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy không khó điều trị nhưng nếu không đi khám sớm, không được điều trị triệt để thì sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của thai phụ và có nhiều nguy cơ sinh non, sẩy...