Vùng heo hút, dân khá giả nhờ loài cây ra quả từng chùm dưới gốc
Là loại cây dược liệu, gia vị dễ trồng, giá trị kinh tế cao, những năm qua, thảo quả góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Giáp – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng số 173ha thảo quả, tập trung ở các xã biên giới như: Trung Chải, Nậm Ban, Hua Bum và một số bản của xã Nậm Hàng…”.
Người dân bản Nậm Sảo 2, xã Trung Chải kiểm tra chất lượng thảo quả.
Ông Giáp cho hay, là loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, vì vậy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với UBND các xã thường xuyên chỉ đạo người dân chăm sóc diện tích cây thảo quả đã trồng, đồng thời trồng bổ sung diện tích bị chết. Cùng với đó, tuyên tuyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, không tự ý mở rộng diện tích thảo quả, tuân thủ định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương”.
Trung Chải là một trong những xã có diện tích trồng thảo quả lớn của huyện Nậm Nhùn, hiện nay toàn xã có 33,7ha thảo quả. Những năm trở lại đây, thảo quả đang trở thành cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao, thay thế những loại cây trồng cho năng suất thấp của địa phương. Nhờ đó, những bản làng vùng biên kinh tế từng bước phát triển, thu nhập bình quân đầu người của xã Trung Chải đạt 16 triệu đồng/năm.
Thảo quả là cây dược liệu, gia vị dễ trồng, phù hợp trồng dưới tán rừng, ít sâu bệnh, dễ thu hái. Kỹ thuật trồng, công đoạn chăm sóc khá đơn giản, từ 3 – 4 năm có thể thu hoạch. Hàng năm, người dân chỉ phát cỏ 3 – 4 lần, tỉa lá già để kích thích ra quả, năm thứ ba cây bắt đầu ra hoa, kết quả.
Video đang HOT
Những năm trở lại đây, người dân bản Nậm Sảo 2 chuyển hướng làm kinh tế từ trồng cây thảo quả và mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác. Được biết, bản Nậm Sảo 2 có 42 hộ thì có 32 hộ trồng thảo quả với diện tích 10ha.
Theo chân trưởng bản Nậm Sảo 2 vượt qua những đoạn đường rừng hiểm trở, cheo leo, chúng tôi mới tới được nương thảo quả. Hiện ra trước mắt chúng tôi là những nương thảo quả xanh bạt ngàn, từng chùm quả to, màu đỏ trông thật đẹp mắt. Từ khi bén rễ trên vùng đất biên giới xa xôi này, thảo quả ngày một sinh trưởng, phát triển tốt, giúp người từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên phát triển kinh tế.
Là một trong số những hộ đầu tiên hưởng ứng trồng cây thảo quả, anh Giàng A Tủa – bản Nậm Sảo 2, xã Trung Chải cho biết : “Năm 2005, tôi mua giống thảo quả về trồng thử nghiệm trong rừng.
Nhận thấy cây thảo quả phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương, cho giá trị kinh tế cao, giá thành ổn định nên tôi quyết định mở rộng diện tích. Đến nay, gia đình tôi trồng hơn 1ha cây thảo quả dưới tán rừng, thu nhập từ bán thảo quả khô kinh tế gia đình đã ổn định hơn, có của ăn của để, lo cho con học hành “.
Thảo quả có nhiều công dụng: tốt cho tim mạch, bổ máu, phòng ngừa ung thư; chữa các loại bệnh như: trị tiêu chảy, chữa sốt rét, đau dạ dày; làm gia vị trong chế biến các món ăn, ngoài ra được dùng làm hương liệu thực phẩm, hương liệu cho ngành mỹ phẩm. Nhờ vậy, thảo quả được rất nhiều người ưa chuộng, mỗi năm bản Nậm Sảo 2 thu hoạch hàng tấn thảo quả được thương lái đến tận nhà thu mua với giá cao.
Cây thảo quả đang dần khẳng định hiệu quả, từng bước đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân và đang được ví như cây đẩy lùi đói nghèo cho bà con các xã biên giới của huyện Nậm Nhùn.
Theo Phương Thanh (Báo Lai Châu)
Các địa phương tập trung bảo vệ và phát triển rừng
Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hơn 461.523 ha đất có rừng; trong đó, rừng tự nhiên là 245.551 ha, rừng trồng là 215.980 ha. Hằng năm, các địa phương trong tỉnh trồng mới hơn 15 nghìn ha rừng, đưa độ che phủ rừng của tỉnh đạt 63%.
Người dân xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc cây vầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: NGUYỄN ĂNG
Trong năm 2019, nhờ công tác quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả cho nên tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang đạt 57,2%. Bên cạnh đó, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được diễn ra công khai, đúng quy định với số tiền gần 73 tỷ đồng...
Năm 2020, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh iện Biên dự kiến kế hoạch thu 241,866 tỷ đồng từ các đơn vị chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó: iều phối từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam 224,139 tỷ đồng và thu nội tỉnh 17,727 tỷ đồng; dự kiến kế hoạch chi trả cho các hộ trồng, chủ rừng là 241,866 tỷ đồng...
Thành phố Hà Nội có diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng gần 27.160 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng hơn 10.964 ha, rừng phòng hộ hơn 5.865 ha... Thành phố đã tổ chức giao khoán 6.400 ha rừng phòng hộ, đặc dụng cho các chủ rừng với mức khoán bình quân hơn 900 nghìn đồng/ha... Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thường xuyên tuần tra, kiểm tra những vùng trọng điểm hay xảy ra cháy rừng ở các vùng giáp ranh, đồng thời tuyên truyền cho người dân về nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, trồng rừng...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, năm 2020, các địa phương trong tỉnh sẽ trồng mới khoảng 6.000 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 45%. Ngoài trồng mới, tỉnh Phú Yên tiếp tục chăm sóc 16.600 ha rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 1.368 ha, khoán bảo vệ rừng 35.325 ha.
Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đang khuyến khích, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các hộ trồng rừng trồng thêm các loại cây dược liệu dưới tán rừng. Hiện, toàn tỉnh có 94.550 ha dược liệu dưới tán rừng được khai thác bền vững. Trồng dược liệu dưới tán rừng có chi phí và công chăm sóc ít, lợi nhuận bình quân đạt từ 120 đến 200 triệu đồng/ha/năm.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã lắp 1.000 bộ thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn (Bình ịnh). Bộ giám sát này đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của ngư dân, nhất là hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thủy sản ngay tại cảng cá. Theo kế hoạch, tỉnh Bình ịnh sẽ lắp đặt khoảng 3.300 máy giám sát hành trình cho tàu cá.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, trong vòng sáu năm qua, bình quân mỗi năm có hơn 2.100 hộ nông dân ở vùng nước ngọt và lợ trong tỉnh nuôi tôm càng xanh với diện tích hơn 2.000 ha, sản lượng tôm thương phẩm đạt hơn 1.600 tấn tôm. Ngành nông nghiệp tỉnh đã mở rộng sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực từ năm lên tám triệu con/năm để đáp ứng nhu cầu con giống.
Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, lúc 3 giờ ngày 5-1, tàu cá QNa 91717 TS có ba ngư dân, bị phá nước, hỏng máy, nguy cơ chìm cách phía đông bắc đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 40 hải lý. Văn phòng yêu cầu đơn vị chức năng triển khai các biện pháp hỗ trợ tàu bị sự cố. Cùng ngày, tàu cá N 92885 TS có bảy ngư dân đã được tàu N 92147 TS đến hỗ trợ lai kéo về cảng Ninh Cơ, Nam ịnh. Trước đó, tàu cá N 92885 TS bị mất chân vịt cách phía đông nam đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) khoảng 22 hải lý.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, trong tuần này, độ mặn trên các sông Nam Bộ sẽ tăng vào những ngày cuối tuần. Cụ thể, độ mặn lớn nhất dự báo sẽ xảy ra trên sông Gành Hào (Cà Mau): 24,8g/l; sông Hàm Luông (Bến Tre): 23,5 g/l; sông Hậu (Sóc Trăng): 14,2 g/l; sông Cái Lớn (Kiên Giang): 12,6 g/l; sông ồng iền (TP Hồ Chí Minh): 11,5 g/l... Mức độ rủi ro do xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ: Cấp 1 - 2.
Ngày 6-1, UBND thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) kể từ ngày 31-12-2019. Theo thống kê, từ ngày 21-5-2019 đến ngày 28-11-2019, DTLCP đã xảy ra tại 1.255 hộ chăn nuôi ở 131 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố làm tổng đàn lợn bị tiêu hủy 28.468 con với trọng lượng hơn 1,7 triệu tấn. ến nay, DTLCP đã được khống chế và qua 30 ngày không xảy ra dịch.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Tặng 1 tấn gạo cho học sinh dân tộc vùng khó Nậm Nhùn, Lai Châu Chiều ngày 30/12, Đoàn công tác của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lai Châu do Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Lai Châu Đinh Trung Tuấn làm Trưởng Đoàn thăm, động viên và tặng gạo cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn. Đoàn cán bộ Sở Giáo...